Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tuần 14 đến tuần 34

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tuần 14 đến tuần 34

. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, có tinh thần ham học hỏi.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: - Một giá đỡ TN.

- Một kiềng và lưới kim loại.

- Một đèn cồn.

- Một nhiệt kế thuỷ ngân.

- Một đồng hồ.

- Một bình cầu có đáy bằng, có nút cao su để cắm nhiệt kế.

 

doc 71 trang Người đăng levilevi Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tuần 14 đến tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	Ngày soạn: 21/ 11/ 2010
Tiết: 12	Ngày dạy: 26/ 11/ 2010
BÀI 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG.TRỌNG LƯỢNG RIÊNG.
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức:
- Hiểu được khối lượng riêng (KLR) và trọng lượng riêng (TLR) là gì?
- Xây dựng được công thức tính m=D.V.
- Sử dụng bảng KLR của 1 số chất để xác định: Chất đó là chất gì khi biết KLR của chất đó hoặc tính được khối lượng hoặc trọng lượng của 1 số chất khi biết KLR.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng phương pháp cân khối lượng, sử dụng phương pháp đo thể tích để đo trọng lượng của vật.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần say mê học tập. 
II. Chuẩn bị. 
1. Giáo viên: - 2 lực kế có GHĐ từ 2 đến 2,5N, 1 quả nặng bằng sắt hoặc đá, 1 bình chia độ có ĐCNN đến cm3.
2. Học sinh: chuẩn bị bài.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp. ( 1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ ( 1 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
+ Lực kế là gì?Cho biết cấu tạo của lực kế.
+ Cho biết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật?
+ Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực.
Cấu tạo của lực kế: 
Lực kế có một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.
+ Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng của cùng một vật là: P=10m
Trong đó P (N) là trọng lượng của vật và m (kg) là khối lượng của vật.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống. ( 18 phút)
Hoạt động 2: Tìm hiểu trọng lượng riêng.(5 phút)
GV yêu cầu HS tìm hiểu trọng lượng riêng là gì?
GV khắc sâu lại khái niệm đó.
+ Đơn vị trọng lượng là gì?
+ Dựa vào định nghĩa ta có đơn vị trọng lượng riêng là gì?
GV yêu cầu HS làm C4.
+ Nêu công thức tính trọng lượng?
+ Nêu công thức tính trọng lượng riêng?
? Thay P = m.10 vào ta có điều gì?
+ Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
+ Đơn vị trọng lượng là N.
+ Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối (N/m3).
C4: 1: trọng lượng riêng (N/m3).
 2: Trọng lượng (N).
 3: Thể tích (m3)
+ P = m.10
+ 
+ 
1.Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
2.Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối (N/m3).
Công thức:
3. Xây dựng mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
Hoạt động 3: Xác định trọng lượng riêng của một chất
(10 phút)
GV yêu cầu HS làm C5.
? Đề xác định trọng lượng riêng của quả cân ta phải tìm các đại lượng nào?
? ta cần dùng dụng cụ gì để xác định các đại lượng đó? 
HS làm C5.
+ Tìm trọng lượng và thể tích của quả cân.
+ Quả cân và bình chia độ.
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố (10 phút)
+ Nêu công thức tính khối lượng riêng?
+ Nêu công thức tính trọng lượng riêng?
GV yêu cầu HS làm C6.
+ 
+ 
C6: 
40dm3 = 0,04 m3
m= D.V= 7800.0,04= 312kg
P = 10m = 10.312 = 3120N
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. ( 1 phút)
- Trả lời C1 đến C6, thực hiện C7.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Bài tập 11.1 đến 11.5 (SBT)
- Nghiên cứu trả lời báo cáo thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.
Tuần: 17	Ngày soạn: 30/ 11/ 2011
Tiết: 14	Ngày dạy: 06/ 12/ 2011
BÀI 12: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI.
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức:
- Biết cách xác định khối lượng riêng của vật rắn.
- Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng thực hành, sử dụng dụng cụ thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần say mê học tập. 
II. Chuẩn bị. 
1. Giáo viên: Mỗi nhóm
+ 1 cân Rôbécvan. 
+ 1 bình chia độ có GHĐ 100 cm3, ĐCNN là 1 cm3.
+ 1 cốc nước.
2. Học sinh: 
+ Báo cáo thực hành.
+ 15 viên sỏi to bằng đốt ngón tay, rửa sạch, lau khô.
+ Giấy lau hoặc khăn lau.
III. Phương pháp : thực hành, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 7 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
+ Khối lượng riêng là gì? Nêu công thức tính khối lượng riêng? Đơn vị khối lượng riêng là gì?
+ Nêu công thức tính trọng lượng riêng? Đơn vị trọng lượng riêng là gì?
+Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Công thức tính khối lượng riêng: 
Đơn vị khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3)
+ 
Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối (N/m3).
5
5
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Thực hành (27 phút)
GV yêu cầu HS đọc tài liệu phần 2 và 3 trong 10 phút.
GV yêu cầu HS điền các thông tin về lý thuyết vào báo cáo thực hành.
? Tóm tắt nội dung và các bước tiến hành bài thực hành? 
Cách thức tiến hành:
- Sau khi chia sỏi xong, dùng cân xác định khối lượng của các phần sỏi.
- Sau đó mới tiến hành đo thể tích.
- Tính khối lượng riêng theo công thức 
- Tính giá trị trung bình.
+ Để giúp cho học sinh đổi cho đúng đơn vị, GV có thể cung cấp cho học sinh: 1kg = 1000g; 1m3=1000000cm3.
GV theo dõi hoạt động của các nhóm để đánh giá hoạt động nhóm.
GV hướng dẫn HS đo đến đâu ghi số liệu vào báo cáo thực hành ngay.
HS đọc tài liệu trong 10 phút phần 2, 3.
+ Điền các thông tin ở mục 1 đến mục 5 trong mẫu báo cáo thực hành.
+ Tiến hành đo khối lượng và trọng lượng của từng phần, ghi kết quả và tính khối lượng riêng theo công thức đã học.
Hoạt động nhóm: Tiến hành theo các bước như hướng dẫn của SGK.
THỰC HÀNH
Dụng cụ :
Tiến hành đo :
Tính khối lượng riêng của sỏi :
Công thức tính khối lượng riêng: 
Trong đó :
D : là khối lượng riêng của sỏi (kg/m3)
m : là khối lượng của mỗi phần sỏi (kg)
V : thể tích của phần sỏi đó
Hoạt động 2: Tổng kết, đánh giá buổi thực hành ( 10 phút)
GV đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành, thái độ, tác phong trong giờ thực hành của các nhóm.
a. Kỹ năng thực hành:	4 điểm.
- Thành thạo trong công việc đo khối lượng:	2 điểm.
- Còn lúng túng:	1 điểm.
- Thành thạo trong việc đo thể tích:	2 điểm.
- Còn lúng túng:	1 điểm.
b. Đánh giá kết quả thức hành:	4 điểm.
- Báo cáo đầy đủ, trả lời chính xác:	2 điểm.
- Báo cáo không đầy đủ, trả lời còn thiếu chính xác:	1 điểm.
- Kết quả phù hợp, có đổi đơn vị:	2 điểm.
- Còn thiếu sót:	1 điểm.
c. Đánh giá thái độ, tác phong:	2 điểm.
- Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực:	2 điểm.
- Thái độ tác phong chưa được tốt:	1 điểm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.
Tuần: 18	Ngày soạn: 30/ 11/ 2011
Tiết: 15	Ngày dạy: 13/ 12/ 2011
BÀI 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN.
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức:
- Biết kể tên một số máy đơn giản thường dùng.
2. Kĩ năng:
- Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị. 
1. Giáo viên: - Hai lực kế có GHD 2N – 5N.
 - Một quả nặng 2N (túi cát có trọng lượng tương đương).
2. Học sinh: chuẩn bị bài.
III. Phương pháp : vấn đáp, giảng giải, liên hệ thực tế.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp. ( 1 phút)
2. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống. (4 phút)
GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 trang 41 SGK.
GV: Một ống bê tông nặng bị lăn xuống mương. Có thể đưa ống lên bằng những cách nào và dụng cụ nào?
HS quan sát hình 13.1 trang 41 SGK.
Hoạt động 2: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng ( 20 phút)
Phương pháp : giảng giải, liên hệ thực tế.
GV: Một phương án thông thường là kéo vật lên theo phương thẳng đứng như hình 13.2. Liệu rằng có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được hay không ?
GV yêu cầu HS dự đoán câu trả lời.
GV: Để biết được điều đó chúng ta hãy tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra.
GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
? Để làm thí nghiệm cần những dụng cụ gì ? 
GV nhắc nhở HS điều chỉnh lực kế về vạch số 0, cách cầm lực kế để đo lực chính xác.
? Qua thí nghiệm, hãy so sánh lực kéo vật lên với trọng lượng của vật.
GV yêu cầu HS làm C2.
? Nêu các khó khăn khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
HS dự đoán câu trả lời.
HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
+ Hai lực kế, khối trụ kim loại có móc.
+ Lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng lượng vật.
C2: (1) ít nhất bằng.
+ Những khó khăn: dễ bị ngã, không lợi dụng được trọng lượng cơ thể, cần nhiều người...
I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
1. Đặt vấn đề: (SGK)
2. Thí nghiệm:
 a. Chuẩn bị: (SGK)
 b. Tiến hành đo: (SGK)
Kết quả:
Lực
Cường độ
Trọng lượng của vật
... N
Tổng 2 lực dùng để kéo vật
... N
Nhận xét: Lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng lượng của vật.
3. Kết luận.
C2: (1) ít nhất bằng.
C3.
Những khó khăn: Trọng lượng vật lớn hơn lực kéo nên tư thế đứng kéo dễ bị ngã, không lợi dụng được trọng lượng cơ thể, cần nhiều người...
Hoạt động 3: Tổ chức học sinh bước đầu tìm hiểu về máy cơ đơn giản . (15phút)
Phương pháp : vấn đáp, giảng giải, liên hệ thực tế.
GV yêu cầu HS đọc phần II trang 42 SGK.
? Trong thực tế người ta thường làm thế nào để khắc phục những khó khăn vừa nêu?
GV: Những dụng cụ này được gọi là các máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc...
GV yêu cầu HS làm C4:
Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống.
GV yêu cầu HS làm C5.
GV yêu cầu HS làm C6.
HS đọc phần II trang 42 SGK.
+ Trong thực tế, người ta sử dụng các dụng cụ như tấm ván đặt nghiêng, xà beng, ròng rọc để di chuyển hoặc nâng các vật lên cao một cách dễ dàng. 
HS làm C4.
a/ dễ dàng
b/ máy cơ đơn giản
HS làm C5: 
Không. Vì tổng lực kéo của cả 4 người bằng 1600N nhỏ hơn trọng lượng của ống bê tông là 2000N.
HS làm C6:
Ròng rọc ở cột cờ sân trường.
II. Các máy cơ đơn giản:
Các dụng cụ như tấm ván đặt nghiêng, xà beng, ròng rọc được gọi là các máy cơ đơn giản.
Có ba loại máy cơ đơn giản thường dùng: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Hoạt động 3: Củng cố (4 phút)
Phương pháp : vấn đáp, giảng giải
? Khi kéo một lực theo phương thẳng đứng thì phải dùng lực như thế nào ?
? Kể tên các loại máy cơ đơn giản .
+ Khi kéo một vật theo phương thẳng đứng cần dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
+ Các máy cơ bản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. ( 1 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Học sinh xem trước bài: mặt phẳng nghiêng.
- Bài tập về nhà: 13.1 và 13.2.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.
Tuần: 17	Ngày soạn: 4/ 12/ 2010
Tiết: 16	Ngày dạy: 17/ 12/ 2010
BÀI 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG.
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức:
- Nêu được hai thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng.
- Biết được dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng vật và mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực kéo càng n ...  lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
? Vậy sự ngưng tụ có đặc điểm gì? Tốc độ ngưng tụ phụ thuộc vào các yếu tố nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về vấn đề này.
HS quan sát
HS quan sát và đưa ra nhận xét: Trên mặt đĩa có các giọt nước
Hoạt động 2: Quan sát sự ngưng tụ và làm thí nghiệm kiểm tra.( 20 phút)
GV: Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi
? Thế nào là sự ngưng tụ?
GV: Ở bài trước ta đã biết để quan sát được sự bay hơi của chất bằng cách tăng nhiệt độ của nó. Vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta tăng hay giảm nhiệt độ?
GV: Để khẳng định được có phải giảm nhiệt độ của hơi , sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn và dễ quan sát hơn hiện tượng hơi ngưng tụ không ta tiến hành thí nghiệm 
GV: Để dễ quan sát hiện tượng bay hơi, ta có thể cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ chất lỏng.
? Vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta làm tăng hay giảm nhiệt độ?
Chuyển ý: Để khẳng định được có phải khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn và dễ quan sát hơn hiện tượng hơi ngưng tụ không ta tiến hành TN.
GV giới thiệu dụng cụ TN.
GV hướng dẫn HS cách bố trí và tiến hành TN.
GV hướng dẫn và theo dõi HS trả lời và thảo luận về các câu trả lời các câu C1, C2, C3, C4.
GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
+ Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ 
+ Muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta có thể giảm nhiệt độ của chất lỏng
+ Ta làm giảm nhiệt độ chất lỏng.
C1: Nhiệt độ ở cốc TN thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
C2: Có nước đọng ở mặt ngoài cốc TN. Không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.
C3: Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài của cốc TN không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được.
C4: Do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ lại.
C5: Đúng.
+ Kết luận: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ dễ dàng quan sát được hiện tượng hơi ngưng tụ.
II.Sự ngưng tụ.
1. Sự ngưng tụ là gì?
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
2. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ.
a/ Dự đoán
b/ Thí nghiệm kiểm tra.
c/ Rút ra kết luận 
- Khi giảm nhiệt độ của hơi nước, sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn và dễ dàng quan sát được hiện tượng ngưng tụ
Hoạt động 3: Vận dụng. ( 5 phút)
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
GV yêu cầu HS làm C6.
GV yêu cầu HS làm C7.
GV yêu cầu HS làm C8.
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
C6: Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa. Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương.
C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.
C8: Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Vì chai được đậy kín, nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Với chai để hở miệng (không đậy nút), quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ, nên rượu cạn dần.
C6:
C7:
C8:
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. ( 1 phút)
- Làm các bài tập 26-27.3, 26-27.4.
- Chuẩn bị bài 28.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.
Tuần: 33	Ngày soạn: 03/ 04/ 2011
Tiết: 32	Ngày dạy: 15/ 04/ 2011
BÀI 28: SỰ SÔI
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức:
- Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tiến hành TN, theo dõi TN và khai thác các số liệu thu thập được từ TN về sự sôi.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, có tinh thần ham học hỏi.
II. Chuẩn bị. 
1. Giáo viên: - Một giá đỡ TN.
- Một kiềng và lưới kim loại.
- Một đèn cồn.
- Một nhiệt kế thuỷ ngân.
- Một đồng hồ.
- Một bình cầu có đáy bằng, có nút cao su để cắm nhiệt kế.
2. Học sinh: 
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
+ Thế nào gọi là sự bay hơi? Thế nào gọi là sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc yếu tố nào?
Lấy ví dụ về sự ngưng tụ.
+ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
+ Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
+ Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, và diện tích mặt thoáng
+ Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa. Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương.
2đ
2đ
3đ
3đ
3.Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 3 phút)
GV: Ở các bài học trước ta đã tìm hiểu về một số hiện tượng vật lí đơn giản thường gặp trong thực tế. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một hiện tượng nữa đó là sự sôi
GV yêu cầu HS đọc mẫu đối thoại ở đầu bài.
GV yêu cầu HS đưa ra dự đoán.
GV: Để biết ai đúng ai sai ta đi tìm hiểu ở bài học này, 
HS đọc mẫu đối thoại ở đầu bài.
HS đưa ra dự đoán.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về sự sôi. ( 15 phút)
GV: Để biết chính xác ai đúng ai sai ta phải làm thí nghiệm là cách chính xác nhất.
GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm như hình 28.1 trang SGK:
+ Đổ vào bình cầu khoảng 100cm3
+ Điều chỉnh nhiệt kế không chạm vào đáy cốc
GV kiểm tra việc lắp đặt thí nghiệm của HS trước khi cho học sinh đun.
GV lưu ý HS: Mục đích của thí nghiệm là theo dõi hiện tượng xảy ra nhằm trả lời câu hỏi trong mục II.
GV: Khi nước đạt tới 400C mới bắt đầu ghi các giá trị thời gian và nhiệt độ tương ứng của nước
GV quan sát và nhắc nhở HS đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm.
GV hướng dẫn học sinh mô tả hiện tượng xảy ra
HS bố trí thí nghiệm như hình 28.1 trang SGK.
HS đọc mục II để nắm mục đích của thí nghiệm 
HS quan sát và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ
HS mô tả lại hiện tượng và ghi lại kết quả vào bảng 28.1 ở phiếu học tập
Đại diện các nhóm đọc kết quả và mô tả lại hiện tượng quan sát.
I.Thí nghiệm về sự sôi.
1. Thí nghiệm 
Hoạt động 3: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước.
( 5 phút)
GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn trên giấy.
GV lưu ý HS: trục nằm ngang là trục thời gian, trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, gốc của trục nhiệt độ là 400C, gốc của trục thời gian là 0 phút.
GV yêu cầu HS nêu nhận xét về đường biểu diễn: 
+ Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ. Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
+ Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không. Đường biểu diễn trên hình vẽ có đặc điểm gì?
GV yêu cầu HS nêu nhận xét và thảo luận trên lớp.
HS nêu nhận xét về đường biểu diễn.
 2.Vẽ đường biểu diễn 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. ( 1 phút)
- Vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Nhận xét về đường biểu diễn.
- Làm các bài tập 28-29.4, 28-29.6.
- Chuẩn bị bài 29.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.
Tuần: 34	Ngày soạn: 10/ 04/ 2011
Tiết: 33	Ngày dạy: 22/ 04/ 2011
BÀI 29: SỰ SÔI ( tiếp theo)
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức:
- Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, có tinh thần ham học hỏi.
II. Chuẩn bị. 
1. Giáo viên: - Một giá đỡ TN.
- Một kiềng và lưới kim loại.
- Một đèn cồn.
- Một nhiệt kế thuỷ ngân.
- Một đồng hồ.
- Một bình cầu có đáy bằng, có nút cao su để cắm nhiệt kế.
2. Học sinh: 
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
+ Mô tả thí nghiệm về sự sôi?
+ HS mô tả thí nghiệm về sự sôi.
10đ
3.Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 3 phút)
GV: Ở tiết trước ta đã làm thí nghiệm về sự sôi và về được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm của sự sôi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của sự sôi (20 phút)
GV yêu cầu đại diện của một nhóm HS dựa vào bộ dụng cụ TN được bố trí trên bàn GV để mô tả lại TN về sự sôi được tiến hành ở nhóm mình:
- Cách bố trí thí nghiệm.
- Phân công theo dõi.
- Ghi kết quả thí nghiệm.
GV yêu cầu các nhóm khác có thể cho nhận xét, bổ sung về cách tổ chức trên.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm dựa vào kết quả thí nghiệm và bảng 28.1 ở bài trước trả lời câu hỏi C1, C2, C3, C4
GV yêu cầu HS dựa vào các câu trả lời rút ra kết luận.
GV giới thiệu nhiệt độ sôi của một số chất.
Bảng nhiệt độ sôi của một số chất.
Chất
Nhiệt độ sôi (0C)
Ête
35
Rượu
80
Nước
100
Thuỷ ngân
357
Đồng
2580
Sắt
3050
? Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi như thế nào?
GV yêu cầu HS đọc phần chú ý trang 87 SGK.
GV yêu cầu HS làm C5.
GV yêu cầu HS làm C6.
GV thông báo: Làm thí nghiệm tương tự với các các chất lỏng khác người ta cũng rút ra kết luận tương tự.
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
C1, C2, C3: Câu trả lời tuỳ thuộc vào từng thí nghiệm của HS đặc biệt là vào nhiệt kế dùng trong thí nghiệm của mỗi nhóm.
C4: Trong khi nước đang sôi nhiệt độ của nước không tăng.
+ Các chất khác nhau sôi ở một nhiệt độ khác nhau.
C5: Bình đúng.
C6:
(1) 1000C.
(2) nhiệt độ sôi.
(3) không thay đổi.
(4) bọt khí.
(5) mặt thoáng.
II. Nhiệt độ sôi
1. Trà lời câu hỏi
C1:
C2:
C3:
C4:
2. Rút ra kết luận.
C5:
C6:
Hoạt động 3: Vận dụng.( 15 phút)
GV yêu cầu HS làm C7.
GV yêu cầu HS làm C8.
GV yêu cầu HS làm C9.
rút ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 28-29.3. Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào?
? Sự sôi và sự bay hơi xảy ra khi nào và xảy ra ở đâu?
GV hướng dẫn HS đọc và trả lời phần “Có thể em chưa biết” tr.88.
? Giải thích vì sao ninh thức ăn bằng nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn nồi thường?
? Dựa vào hình 29.2 tìm nhiệt độ sôi của nước ở đỉnh núi Phăng Xi Păng.
GV yêu cầu HS nêu một số ứng dụng trong thực tế.
C7: Vì nhiệt đọ này xác định và không thay đổi trong suốt quá trình nước đang sôi.
C8: vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước
C9: 
Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.
HS rút ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi.
HS làm bài tập 28-29.3.
+ Do trong nồi áp suất nhiệt độ sôi của nước cao hơn 1000C.
+ Nhiệt độ sôi của nước ở đỉnh núi Phăng Xi Păng gần 900C.
C7:
C8:
C9:
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. ( 1 phút)
- Làm các bài tập 28-29.1, 28-29.2, 28-29.6, 28-29.7, 28-29.8.
- Ôn tập tốt các kiến thức đã để chuẩn bị học cho tiết thi học kì II.
- Tiết sau ôn tập học kì II.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ly 6(4).doc