Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 49 - Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 49 - Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử

MỤC TIÊU: Qua bài này HS cần nắm được:

1. Kiến thức:

- Các khái niệm: Sự khử, sự oxi. hóa, chất khử, chất oxi hóa, tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được sự khử, sự oxi hóa, chất khử chất oxi hóa trong những phản ứng oxi hóa khử cụ thể.

- Kĩ năng phân biệt phân biệt phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác.

3. Thái độ:

- Hình thành lòng say mê nghiên cứu khoa học nói chung và hứng thú học tập môn hóa học nói riêng

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 49 - Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49
Bài 32: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I. MỤC TIÊU: Qua bài này HS cần nắm được: 
1. Kiến thức:
- Các khái niệm: Sự khử, sự oxi. hóa, chất khử, chất oxi hóa, tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được sự khử, sự oxi hóa, chất khử chất oxi hóa trong những phản ứng oxi hóa khử cụ thể.
- Kĩ năng phân biệt phân biệt phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác.
3. Thái độ:
- Hình thành lòng say mê nghiên cứu khoa học nói chung và hứng thú học tập môn hóa học nói riêng
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Ôn lại bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp.
2. Học sinh: - Học và làm bài tập ở nhà. Chuẩn bị trước bài 32.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ (15’)
- Sĩ số:
- Vắng:
- Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy nêu tính chất hóa học của H2 và viết phương trình minh họa?
2. Làm bài tập 1 SGK/109?
t0
- HS trả lời lí thuyết.
2H2 + O2 à 2H2O
t0
CuO + H2à Cu + H2O
t0
Bài tập 1:
t0
a.Fe2O3+3H2à2Fe+3H2O
b.HgO + H2 à Hg + H2O
t0
c.PbO + H2 àPb + H2O
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khử và sự oxi hóa (10’)
- GV phân tích PTHH:
CuO + H2 àCu + H2O
- Trong PTHH trên quá trình CuO à Cu có đặc điểm gì?
- Hay nói cách khác quá trình tách oxi ra khỏi hợp chất CuO gọi là sự khử. Vậy thế nào là sự khử?
- Cũng trong PTHH trên em hãy nhận xét quá trình H2 à H2O ?
- Trong PTHH trên H2 đã tác dụng với oxi trong hợp chất CuO gọi là sự oxi hóa. Vậy thế nào là sự oxi hóa?
Sự oxi hóa H2
Sự khử O2
t0
- Ta có thể biểu diễn sự khử và sự oxi hóa theo sơ đồ:
CuO + H2 à Cu + H2O 
- Yêu cầu HS xác định sự khử và sự oxi hóa trong phản ứng hóa học ở bài tập 1 b) SGK/109.
b.HgO + H2 à Hg + H2O
- Quan sát PTHH trên:
t0
CuO + H2 àCu + H2O
-Ta thấy CuO bị mất oxi.
- Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử.
- Trong PTHH trên, ta thây H2 đã tác dụng với oxi để tạo thành H2O.
Hay H2 đã chiếm oxi của CuO.
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Bài tập 1(SGK)
Sự oxi hóa H2
t0
b.HgO + H2 à Hg + H2O
Sự khử O2
1. Sự khử. Sự oxi hóa
a. Sự khử:
- Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử.
b. Sự oxi hóa:
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự khử và sự oxi hóa (10’)
- Trong PTHH:
CuO + H2 àCu + H2O
Hãy quan sát 2 chất tham gia phản ứng (CuO, H2), đối chiếu với 2 sản phẩm (Cu, H2O). Theo em chất nào chiếm oxi, chất nào nhường oxi?
- H2 chiếm oxi, giữ vai trò là chất khử. Vậy thế nào là chất khử?
- CuO nhường oxi, giữ vai trò là chất oxi hóa. Vậy thế nào là chất oxi hóa?
- Yêu cầu HS xác định chất khử và chất oxi hóa trong phản ứng a) ở bài tập 1 SGK/109.
(Chất oxi hóa) 
t0
a.Fe2O3+3H2à2Fe+3H2O
(Chất khử) 
t0
- Trong PTHH:
CuO + H2 àCu + H2O
+ CuO nhường oxi cho H2 à Cu.
+ H2 chiếm oxi của CuO à H2O.
Vậy: 
 (Chất khử)
 CuO + H2 à Cu +H2O
(Chất oxi hóa) 
- Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
- Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
Bài tập 1 SGK/109:
- Chất khử là: H2
- Chất oxi hóa là: Fe2O3
2. Chất khử và chất oxi hóa
- Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
- Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
- Trong phản ứng của oxi với cacbon bản thân oxi cũng là chất oxi hóa.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về phản ứng oxi hóa khử (5’)
- Quan sát PTHH trên:
t0
CuO + H2 àCu + H2O
- Em có nhận xét gì về sự khử và sự oxi hóa?
- Những phản ứng cùng tồn tại sự oxi hóa và sự khử gọi là phản ứng oxi hóa khử. Vậy thế nào là phản ứng oxi hóa khử?
t0
- Phản ứng sau có phải là phản ứng oxi hóa - khử không? Vì sao?
2H2 + O2 à 2H2O
- Theo em dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác?
- Phản ứng oxi hóa – khử có tầm quan trọng như thế nào?
- Quan sát PTHH trên:
t0
CuO + H2 àCu + H2O
- Sự khử và sự oxi hóa là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một phương trình phản ứng hóa học.
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Sự oxi hóa H2
Sự khử O2
t0
- Là phản ứng oxi hóa khử. Vì: 
 2H2 + O2 à 2H2O
- Dựa vào dấu hiệu có sự nhường và chiếm oxi giữa các chất để phân biệt phản ứng oxi hóa – khử với các phản ứng hóa học khác.
3. Phản ứng oxi hóa khử
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử(3’)
- Yêu cầu HS đọc SGK/111. 
- Phản ứng oxi hóa – khử có tầm quan trọng như thế nào?
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học làm cơ sở sản xuất luyên kim và trong công nghiệp hóa học.
- Dùng phản ứng oxi hóa - khử hợp lí => Tăng hiệu xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhiều phản ứng diễn ra trong quá trình kim loại bị phá hủy trong tự nhiên. 
4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử
SGK/111
Hoạt động 6: Vận dụng củng cố và giao bài tập về nhà (2’)
- Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/113 (bảng phụ)
- HS làm bài tập trên bảng phụ.
- Học bài và làm bài tập 1, 5 SGK/113.
- Đọc phần đọc thêm SGK/112.
IV. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 32 Phan ung oxi hoa khu.doc