Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 27 đến tiết 34

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 27 đến tiết 34

Mục tiêu:

* Kiến thức:

 - HS biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.

 - Biết theo dõi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được biểu đồ biểu diễn sự thay đổi này.

* Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết nhiệt kế, cách đo nhiệt độ cho cơ thể, và đọc được nhiệt độ sau khi đo.

 * Thái độ: Cẩn thận trung thực tỉ mỉ khi tiến hành làm thí nghiệm.

II. Chuẩn bị:

* Mỗi nhóm: .1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, 1 đồng hồ, bông y tếs

 

doc 12 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 27 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/03/2011
Ngày giảng:08/032011
Tiết 27: thực hành đo nhiệt độ
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - HS biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.
 - Biết theo dõi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được biểu đồ biểu diễn sự thay đổi này.
* Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết nhiệt kế, cách đo nhiệt độ cho cơ thể, và đọc được nhiệt độ sau khi đo.
 * Thái độ: Cẩn thận trung thực tỉ mỉ khi tiến hành làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
* Mỗi nhóm: .1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, 1 đồng hồ, bông y tếs
* Mỗi em 1 báo cáo thí nghiệm trả lời các câu hỏi trong bài thực hành.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: kiểm tra sự chuẩn bị mẫu báo cáo (2p)
?GV yêu cầu HS trả lời C1 đến C9 vào mẫu báo cáo? 
GV kiểm tra sự chuẩn bị báo cáo thực hành của các nhóm nhận xét ý thức chuẩn bị thực hành của các nhóm.
Hoạt động 2: Thực hành đo nhiệt độ cơ thể (38p) 
 ?Dùng dụng cụ nào để đo nhiệt độ cơ thể người? 
? Tiến hành đo nhiệ độ cơ thể người phải tuân theo những bước nào? 
GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm thí nghiệm như SGK.
? Khi đọc nhiệt độ cần chú ý điều gì? ( Không cầm vào bầu nhiệt kế)
GV yêu cầu mỗi HS đo nhiệt độ của mình và của 1 bạn ghi vào baó cáo.
? Quan sát h23.1 nêu dụng cụ thực hành? 
? Quan sát nhiệt kế điền số liệu vào mẫu báo cáo? 
? Cách tiến hành đo như thế nào? 
GV Cứ sau 1 phút ghi nhiệt độ vào bảng đến phút thứ 10 thì tắt đèn cồn.
GV yêu cầu các nhóm theo dõi thời gian theo dõi nhiệt độ ghi kết quả vào bảng.
GV hướng dẫn HS vẽ đồ thị , hoàn thành báo cáo thực hành.
I/ Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể: 
1/ Dụng cụ: Nhiệt kế y tế.
2/ Tiến hành: (4 bước SGK)
II/ Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước.
1/ Dụng cụ: ( SGK) 
2/ Cách tiến hành đo: 
B1: Lắp dụng cụ như h23.1
B2: ghi nhiệt độ nước chưa đun
B3: Đôt đèn đun nướcghi lại nhiệt độ theo thời gian từ phút 1 đến phút thứ 10 điền vào báo cáo.
B4: Vẽ đồ thị theo bảng nhiệt độ và thời gian.
Hoạt động 3: thu báo cáo- Hướng dẫn học ở nhà (4phút)
Thu báo cáo thực hành 
Nhận xét ý thức thái độ của mỗi nhóm
 Thu dọn dụng cụ thực hành.
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức phần nhiệt học đã học
 - chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
 Ngày soạn:12/03/2011
Ngày giảng: 15/032011
Tiết28: sự nóng chảy và sự đông đặc
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản cuả sự nóng chảy.
 - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
 - Biết khai thác kết quả thí nghiệm, vẽ đường biểu diễn rút ra kết luận.
* Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ đường biểu diễn sử lí số liệu.
 * Thái độ : Trung thực cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
 * HS : 1 tờ giáy kẻ ô vuông.
* GV : Dụng cụ thí nghiệm minh hoạ cho h24.1 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài mới (3p) 
GV Đặt vấn đề vào bài mới như SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nóng chảy(35p)
 ?Yêu cầu HS quan sát h24.1 nêu dụng cụ thí nghiệm? cho biết chức năng của từng dụng cụ? 
GV người ta không đun trực tíêp ống nghiệm đựng băng phiến mà nhúng ống nghiệm này trong bình nước ống nghiệm nóng lên theo nhiệt độ nước trong bình.
? GV treo bảng 24.1 yêu cầu HS lấy giấy kẻ ô vuông ra kẻ đường biểu diễn sự thay điổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian. 
? Nêu cách ve? 
GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn. 
? Khi đun nóng nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào?
? Đường biểu diiễn từ 0 đến 6 phút là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang? 
? Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy? lúc này băng phiến tồn tại ở những thể nào? 
? Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến cío thay đỏi không? 
? Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đoạn nằm nghiêng hay nằm ngang?
? Khi nóng chaỷ hết thìu nhiệt độ băng phiến thay đổi như thế nào? 
? Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang? 
? Qua cách phân tích thí nghiệm trên ta rút ra kết luận gì? 
I/ Sự nóng chảy: 
1/ Phân tích kết quả: 
*Cách vẽ: 
+ Trục nằm ngang là trục thời gian( biểu thị 1 phút bằng 1 ô vuông) 
+ Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ( biểu thị 
10C = 1 ô vuông) 
+ Gốc trục nhiệt độ ghi 600C, trục thời gian ghi 
0 phút.
80
0C
t
8
11
0
60
Nhận xét: 
+ Khi đun nóng nhiệt độ băng phiến tăng dần là đường nằm nghiêng.
+ Băng phiến nóng chảy ở 800 C tồn tại ở thể rắn, lỏng.
+ Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ băng phiến không thay đổi, là đoạn thẳng nằm ngang.
+ Khi nóng cháy hết thì nhiệt độ băng phiến tăng dần là đường thẳng nằm nghiêng.
Hoạt động 3: Kêt luận( 5p )
 ? GV yêu cầu HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm? 
GV yêu cầu 2 HS đọc lại kết luận
2/ Kết luận: 
(1) 800C
(2) Không thay đổi.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p)
Xem lại toàn bộ nội dung bại học, đọc trước phần II 
- Vẽ lại đường biểu diễn sự phụ thuộc giữa thời gian và nhiệt độ trong thí nghiêm.
 Ngày soạn:21/03/2011
Ngày giảng:22/03/2011
Tiết 29: sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp)
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc đỉêm của quá trình này.
 - Vận dụng kiến thức để giải một số bài tập đơn giản.
* Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng vẽ đường biểu diễn sử lí số liệu.
 * Thái độ : Trung thực cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
 * HS : 1 tờ giáy kẻ ô vuông.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Đvđ(2p)
? Trong thí nghiệm về sự nóng cháy của băng phiến băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu? khi nóng chảy hết nếu thôi không đun nữa để băng phiến nguội dần thì hiện tượng gì sẽ sảy ra ? 
GV Đặt vấn đề vào bài mới 
Hoạt động 2: Giới thiệu thí nghiệm về sự đông đặc 20p) 
 ? Gv yêu cầu HS đọc thông tin SGK quan sát bảng 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình băng phiến đông đặc? 
GV yêu cầu 1 HS lên bẳng vẽ cả lớp vẽ vào vở tương tự như bài trước.
? Quan sát vào đường biểu diễn cho biét tới nhiệt độ nào băng phiến bắt đầu đông đặc? 
? Từ 0 đến 4 phút dạng đường biểu diễn có đặc điểm gì? 4 đến 7 phút, 7 đến 15 phút đường biểu diễn có dạng gì? 
? Trong cá khoảng thời gian trên nhiệt độ băng phiến thay đổi như thế nào? 
? Qua kết quả phân tích thí nghiệm trên hãy rút ra kết luận?
II / Sự đông đặc: 
1/ dự đoán:
 2/ Phân tích kết quả: 
Cách vẽ: như bài trước
60
80
4
7
*Nhận xét: 
+ Băng phiến bắt đầu đông đặc ở 800C 
 + Từ 0 đến 4 phút đường biếu diễn nằm nghiêng
+ Từ 4 đến 7 phút đường biểu diễn nằm ngang.
+ Từ 7 đến 15 phút đường biểu diễn nằm nghiêng
3/ Kết luận: ( 1) 800C ; (2) Bằng
 (3) Không thay đổi
Nóng chảy
Rắn Lỏng
 đông đặc
Hoạt động 3: Vận dụng(6p) 
 ? GV yêu cầu HS quan sát bảng 25.2 nhiệt độ nóng chảy của một số chất làm C5? 
? Trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyể thể nào? 
? Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước dá dang tan để làm mốc đo nhiệt độ? 
*GDBVMT:-Do sự nóng lên của trái đất mà băng ở hai cực tan ra làm mực nước biển dâng cao (5cm/năm) có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng ven biển trong đó có đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cưủ long của việt nam.
- Để giảm tác hại này thì các nước trên thế giới cần có kế hoach cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.
-Vào mùa đông ở xứ lạnh nước ở trên mặt đóng băng KLR < KLR của lớp nước phía dướivì vậy lớp băng ở trên tạo ra lớp cách nhiệt nên các sinh vật vẫn có thể sống phía dưới băng.
- Khi băng tan thu nhiệt làm nhiệt dộ môi trường giảm xuống vì vậy cần giữ ấm cho cơ thể khi gặp hiện tượng này.
III/ Vận dụng: 
C5: vẽ đường biểu diễn của nước đá 
+ Từ 0 đến 1 phút nhiệt độ tăng từ -40C đến 00C .
+ từ 1 đến 4 phút nhiệt độ không thay đổi 00C .
+ từ 4 đến 7 phút nhiệt độ tăng từ 00C đến 60C.
C6: Đồng nóng chảy ( rắn chuyển sang lỏng).
 Đồng đông đặc( lỏng chuyển sang rắn)
C7: Trong quá trình nước đá đang tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi( nhiệt độ xác định) 
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
Xem lại các câu trả lời.Đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập 24-25.1 đến 24-25.8.
********************************* 
 Ngày soạn:04/04/2011
 Ngày giảng: 05/04/2011
Tiết 30: sự bay hơi và ngưng tụ
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nhận biết được hiện tương bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng, lấy được ví dụ thực tế.
 - Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố tác động cùng một lúc.
 - Vạch được kế hoạch và thực hiện thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi . GDBVMT
* Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm.
 * Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
 * Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp vạn năng, hai đĩa nhôm nhỏ, một cốc nước, một đèn cồn.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Đặt vấn đề vào bài mới (3p)
? Nước tồn tại ở những thể nào? đã học được các sự chuyển thể gì? 
GV Đặt vấn đề vào bài mới như SGK
 Hoạt động 2: Tìm hiểu sự bay hơi (10p)
 ? Lấy một vài ví dụ về sự bay hơi đã học ở lớp 4? 
? Sự bay hơi là gì? 
? Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
? Yêu càu HS trả lời C1? HS quan sát hg26.2a,b 
? Yêu cầu HS trả lời C2, C3? 
? Qua cấc thí nghiệm trên em hãy cho biết tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
? Yêu cầu HS làm C4? 
? Các nhận xét trên chỉ làdự đoán muốn kiểm tra xem các dự đoán trên đúng hay sai ta làm như thế nào? ( làm thí nghiệm
I/ Sự bay hơi: 
1/ Nhớ lại những điều đã học từ lớp 4 về sự bay hơi: 
 * Ví dụ: 
 * Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi gọi là sự bay hơi.
2/ Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
a/ Quan sát hiện tượng: 
C1: Phụ thuộc vào nhiệt độ
C2: Gió
C3: Mặt thoáng 
b/ Kết luận: 
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C4: (1) Cao ( thấp) (2) Lớn ( nhỏ) 
 (3) Mạnh ( yếu) (4) Lớn ( nhỏ) 
 (5 )Lớn ( nhỏ) (6) Lớn ( nhỏ) 
 Hoạt động 3: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán( 20p) 
 GV Có 3 yếu tố tác động lên sự bay hơi của chât lỏng ta không thể kiểm tra 3 yếu tố mà ta chỉ kiểm tra từng yếu tố một.
? Muốn kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta làm như thế nào? 
? Yéu tố nào thay đổi yếu tố nào giữ nguyên? 
HS : Thay đổi: nhiệt độ
 Giữ nguyên: diện tích mặt thoáng, gió.
? Mục đích làm thí nghiệm này để làm gì? có thể dùng dụng cụ gì để làm TN, cách tiến hành thí n ...  Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm.
 * Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
 * Mỗi nhóm: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước pha màu, nước đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5p)
? GV yêu cầu HS đem vở để kiểm tra kế hoạch làm thí nghiệm ở bài trước sau đó yêu cầu 1 Hs đưa ra kế hoạch để cả lớp tham khảo hận xét cho điểm? 
Hoạt động 2: Trình bày dự đoán về sự ngưng tụ (8p) 
 ? Sự ngưng tụ là gì? 
HS : Là hơi biến thành chất lỏng
? Để quan sát sự ngưng tụ thì ta phải làm tăng hay giảm nhịêt độ? 
? Lấy một vài ví dụ về hiện tương ngưng tụ? ( nấu rượu, sương.) 
? Làm thế nào để biết được ngưng tụ sảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ? 
II/ Sự ngưng tụ: 
1/ Tìm cáhc quan sát sự ngưg tụ.
 a/ Dự đoán: 
 Khi giảm nhiệt độ của hơi thì ngưng tụ sảy ra nhanh hơn.
Hoạt động 3: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán( 20p) 
? Nêu mục đích, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm? 
? Nhiệt độ ở 2 cốc có gì klhác nhau? 
? Có hiện tượng gì say ra ở mặt ngoài của cốc làm thí nghiệm? ở cốc đối chứng có hiện tượng này không? 
? Có phải nước ở trong cốc đã thám ra ngoài không tại sao? 
? Các giọt nước này từ đâu ra? ( do hơi nước trong không kgí ngưng tụ lai) 
? Vậy dự đoán của chúng ta đúng hay sai? 
? Qua các nhận xét trên ta rút ra kết luận gì?
b/ Thí nghiệm kiểm tra:
*Dụng cụ: 
* Tiến hành: (SGK) 
*Nhận xét: 
+ Nhiệt độ của cốc làm thí nghiệm thấp hơn ở cốc đối chứng.
+ ở mặt ngoài của cốc làm thí nghiệm có các giọt nước còn cốc đối chứng thì không có.
+ Có các giọt nước này là do hơi nước gặp lạnh ngưng tụ.
*Kết luận: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ
Hoạt động 4: Vận dụng( 10p) 
? Nêu vài ví dụ về sự ngưng tụ? 
? Giải thích tai sao lại tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? 
? Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ bị cạn dần? còn đậy nút thì không cạn? 
2/ Vận dụng: 
C6: Hơi nước ngưng tụ thành mưa
 Hà hơi vào gương làm cho gương mờ đi.
C7: Hơi nước trong không khí đén đêm nhiệt độ xuống thấp nên ngưng tụ thành sương đọng trên lá.
C8: Trong chai luôn sáy ra quá trình bay hơi và ngưng tụ 
Nếu chai đậy nút bay hơi gặp nút sẽ ngưng tu nên rượu không bị cạn, chai không đậy nút sự bay hơi lớn hơn sự ngưng tụ nên nước cạn dần.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
Xem lại toàn bộ nội dung bài học.
Đọc phần có thể em chưa biết.
Làm bài tập 26-27.1 đến 26-27.8.
- Đọc trước bài sự sôi.
 **********************************
 Ngày soạn:24/04/2011
Ngày giảng: 25/04/2011 
 Tiết 32: sự sôi
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 -Mô tả được hiện tương sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
 - Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác được các số liệu thu thập được trong thí nghiệm.
* Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm.
 * Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
 * Mỗi nhóm: 1 giá đỡ, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng và lưới kim loai, 1 cốc đốt, 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế đo được nhiệt độ tới 1100C, 1 đồng hồ có kim giây.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3p) 
? GV yêu cầu HS đọc phần mở bài SGK theo em bạn nào đúng vì sao? 
vào bài mới. 
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về sự sôi( 30p) 
 ? Yêu cầu HS quan sát h28.1 nêu mục đich, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiêm? 
GV yêu cầu các nhóm nhận dụg cụ làm thí nghiệm và điền kết quả vào bảng 28.1
GV Chú ý đổ 100cm3 nước, điều chỉnh nhiệt kế không chạm đáy cốc, khi đến 400 thì bắt đầu ghi thời gian, nhiệt độ, hiện tương sáy ra , khi nước sôi thì đun thêm 2 dến 3 phút nữa.
Gv hướng dẫn theo dõi HS làm thí nghiệm chú ý an toàn khi thí nghiệm.trong mỗi nhóm cần phân công người theo dõi thời gian, nhiệt độ, hiện tương sáy ra.
GV treo bảng 28.1 yêu cầu các nhóm điền đầy đủ các kết quả vào bảng.
I/ Thí nghiệm về sự sôi: 
1/ Tiến hành thí nghiệm: 
Hoạt động 3: Vẽ đường biểu diễn ( 10p) 
? Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu cách vẽ? 
GV hướng dẫn HS vẽ theo kết quả cụ thể của thí nghiệm.
2/ Vẽ đường biểu diễn:
 * Cách vẽ: Vẽ đường biểu diễn theo số liệu thí nghiệm.
 lại toàn bộ nội 
 Hoạt động 4: Hưóng dẫn về nhà (2 p)
 - Về nhà đọc lại dung bài học, trả lời C1 đến C4.
 - Đọc trước bài 29 sự sôi tiếp theo. Làm bài tập SBT trang 33
**********************************
Ngày soạn:02/05/2011
Ngày giảng:03/05/20
 Tiết33: sự sôi (tiếp) 	
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi.
 - Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượngđơn giản có liên quan đến cac đặc điểm của sự sôi.
* Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng giải thích hiện tượng. 
 * Thái độ : Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 * Mỗi nhóm: 1 giá đỡ, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng và lưới kim loai, 1 cốc đốt, 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế đo được nhiệt độ tới 1100C, 1 đồng hồ có kim giây.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV kiểm tra việc trả lời câu hỏi của học sinh qua thí nghiêm(15p) 
? GV yêu cầu HS các nhóm làm lại thí nghiệm trả lời các câu từ C1 đến C4 ? 
GV yêu cầu học sinh căn cứ vào quá trình theo dõi thí nghiệm để trả lời.
II/ Nhiệt độ sôi: 
1/ TRả lời câu hỏi: 
Hoạt động 2: Rút ra kết luận(10p) 
 ? GV Yêu cầu HS trả lời C5? 
? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm? 
? Nếu các chất khác nhau thì nhiệt độ sôi của các chất có giống nhau không? 
GV yêu cầu HS quan sát bảng 29.1 nhiệt độ sôi của một số chấtcho biết rượu thuỷ ngân sôi ở nhiệt độ nào? 
2/ Kết luận: 
a/ (1) 1000C 
 (2) Nhiệt độ sôi
 (3) Không thay đổi
 (4) bọt khí
 (5) mặt thoáng
Chú ý: Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau? 
Hoạt động 3: Vận dụng(18p) 
? Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm mốc chia nhiệt độ? 
? Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi người ta dùng nhiệt kế thuỷ ngân ? không dùng nhiệt kế rượu? 
? Yêu cầu HS đọc quan sát h29.1 mô tả sự thay đôi5r nhiệt độ của nước khi đun nóng, các đoạn AB, BC của đường biểu diễn ứng với các quá trình nào? 
GV yêu cầu HS làm bài 28-29.4
III/ Vận dụng: 
C7: Vì nhiệt độ này là xác định không thay đổi trong quá trình nước đang sôi.
C8: Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của rượu.
 tp
C9: Hình 29.1
AB: nhiệt độ tăng, nước nóng lên.
BC: nhiệt độ không đổi nước sôi.
Bài 28-29.4: 
AB nhiệt độ tăng, nước nóng lên.
BC nhiệt độ không đổi, nước sôi.
CD nhiệt độ giảm nước nguội dần.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 3p)
Học thuộc ghi nhớ SGK, đọc phần có thể em chưa biết. 
Làm bài tập 28-29.5 đén 28-29.8 SBT trang 33
- Trả lời các câu hỏi trong bài tổng kết chương
 **********************************
Ngày soạn:09/05/2011
Ngày giảng: 10/05/2011 
 Tiết 34: Tổng kết chương II: nhiêt học	
I/ Mục Tiêu: 
 - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương 2
 - Biết làm một số dạng bầi tập đơn giản, đổi nhiệt độ , đọc đồ thị, vẽ đồ thị.
II/ Nội dung ôn tập.
Hoạt động của GV- HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuýết 35p
? Chương nhiệt học nghiên cứu được những vấn đề cơ bản nào?
? Thể tích các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng và khi nhiệt độ giảm? 
? Khối lượng riêng của vật thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm? 
? Trong các chất rắn lỏng khí chất nào nở ra vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở ra vì nhiệt ít nhất? 
? Các chất khi bị co giãn vì nhiệt thì sảy ra hiện tượng gì? lấy vài ví dụ chứng tỏ hiện tượng trên. 
?Các chất rắn, lỏng và khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? 
? Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào ? kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thượng gặp trong đời sống? 
- Làm bài tập 1, 2 phần vận dụng.
 (1C, 2C)
? Điền vào chỗ chấm? 
I/ Thuyết Lí 
1/ Sự nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng , khí: 
- Thể tích các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
- Khi nhiệt độ tăng , thể tích tăng nên khối lượng riêng giảm và ngược lại.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
- Các chất khi bị co giãn vì nhiệt đều gây ra một lực rất lớn. 
Ví dụ: 
- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt.
+ NK Rượu đo nhiệt độ khí quyển.
+ NK thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
+NK y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
2/ Sự nóng chảy và đông đặc 
Thể rắn ( Nóng chảy) Bay hơi
	Thể lỏng	Thể khí
 Đông đặc Ngưng tụ
? Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ xác định không? nhiệt độ này gọi là gì? 
? Trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của chất rắn có thay đổi không? nếu ta vẫn tiếp tục đun? 
- Làm bài 4 vận dụng : 
a. sắt
b. rượu
c. vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng.
 - không vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc. (-39)
d. HS tự làm.
- Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy 
- Các chất khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy khac nhau.
- Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi, dù ta vẫn tiếp tục đun.
3/ Sự bay hơi và ngưng tụ
? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? 
- Làm bài 3 phần vận dụng
+ Để khi có hơi nóng chạy qua hơi nóng có thể nở dài để không bị ngăn cản.
? ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng khi tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? 
? Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
Làm bài 5 vận dụng( Bình đúng chỉ cần để ngọn lửa nhỏ nồi khoai vẫn tiếp tục sôi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng.
- Các chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào
4/ Sự sôi:
- ở nhiệt độ sôi thì dù ta có tiếp tục đun thì nhiệt độ vẫn không thay đổi. ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng . áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao . do đó nồi áp suất nhiệt độ sôi của nước cao hơn 100độ 
 Hoạt động 2: Ôn tập bài tập 8p
II/ Bài tập .Mô tả đồ thị 
Bài 6 phần vận dụng : ( Hình 30.3) 
Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy
 DE ứng với quá trình sôi
AB nước tôn tại ở thể rắn, CD nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà: 2p
 Xem lại toàn bộ nội dung ôn tập
 Xem lại toàn bộ các bài tập đã chữa
 Chuẩn bị kiểm tra học kì 2
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an li 6- hk2.doc