. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Hiểu chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
2. Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế
3. Thái độ
- Cẩn thận, tích cực, hợp tác trong các hoạt động
II. Đồ dùng dạy học (Chuẩn bị)
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
Ngày soạn:04/02/2012 Ngày giảng:07/02/2012 6A Tiết 22. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Hiểu chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 2. Kỹ năng - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế 3. Thái độ - Cẩn thận, tích cực, hợp tác trong các hoạt động II. Đồ dùng dạy học (Chuẩn bị) 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: + Mét b×nh thuû tinh ®¸y b»ng ; mét èng thuû tinh th¼ng + Mét nót cao su cã ®ôc lç ; mét cèc níc pha mµu ;mét miÕng giÊy tr¾ng (40cmx10cm) cã vÏ v¹ch chia ; kh¨n lau kh« mÒm 2. Học sinh: Đọc trước bài mới III. Phương pháp - Vấn đáp, gợi mở, thực hành, nêu và giải quyết vấn đề IV. Tổ chức giờ học (Tiến trình) Hoạt động 1: Khởi động/mở bài (3)' *Mục tiêu: Tái hiện lại kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn *Các bước tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Kiểm tra bài cũ: Em có kêt luận gì về sự nở vì nhiệt của chất rắn? *Tình huống: HS: Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. . Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất lỏng (15)' *Mục tiêu: Biết chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. *Đồ dùng dạy học: Bình thủy tinh, ống thủy tinh, nút cao su, khăn lau. *Các bước tiến hành: - Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm C1. Mực nước dâng lên vì nước nóng lên nở ra. C2. Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi co lại. C3. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 1. Thí nghiệm kiểm tra: ?: Y/C làm TN và quan sát hiện tượng trả lời C1. ? : Đọc câu hỏi C2, dự đoán câu trả lời và làm thí nghiệm để kiểm chứng để trả lời. Hãy chứng minh các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. Hoạt động 3: Tìm hiểu để đưa ra kết luận (15)' *Mục tiêu: Trả lời được câu hỏi C4 sgk *Đồ dùng dạy học: Bảng phụ *Các bước tiến hành: - GV yêu cầu HS trả lời Câu C4 sgk? - Gọi HS khác nhận xét? 2.Kết luận: C4: (1) tăng, (2) giảm, (3) không giống nhau. Nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố - Vận dụng (10)’ *Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức mới học vào giải thích hiện tượng thực tế. *Đồ dùng dạy học: Bảng phụ *Các bước tiến hành: - Chất lỏng nở ra khi nào? Và co lại khi nào? Gọi HS khác nhận xét? Và GV chốt lại câu trả lời. - Các chất lỏng khác nhau sự nở vì nhiệt như thế nào? Gọi HS khác nhận xét? Và GV chốt lại câu trả lời. II.Vận dụng - Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Nhận xét - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nhận xét. V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (2)' - Học thuộc bài và đọc phần có thể em chưa biết - Chuẩn bị bài sự nở vì nhiệt của chất khí. Ngày soạn:12/02/2012 Ngày giảng:15/02/2012 6A Tiết 23. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ I. Mục tiêu 1. Kiến thức * Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau. * Thông hiểu: - Hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí (thí nghiệm): một bình cầu thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút là một thanh thuỷ tinh hình chữ L (hình trụ, hở hai đầu). Giữa ống thuỷ tinh nằm ngang có một giọt nước màu. Ta thấy: - Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên. - Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi. - Thay không khí bằng các chất khí khác và làm tương tự thí nghiệm trên ta đều thấy hiện tượng nở vì nhiệt giống như của không khí. Điều đó chứng tỏ, chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.Hiểu chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 2. Kỹ năng - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. 3. Thái độ - Cẩn thận, tích cực, hợp tác trong các hoạt động II. Đồ dùng dạy học (Chuẩn bị) 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: Bình thuỷ tinh có nút gắn với ống thuỷ tinh Cốc nước màu( pha thuốc tím) Mảnh giấy trắng 4cm x 10cm Khăn lau khô và mềm 2. Học sinh: Đọc trước bài mới III. Phương pháp Vấn đáp, gợi mở, thực hành, nêu và giải quyết vấn đề IV. Tổ chức giờ học (Tiến trình) Hoạt động 1: Khởi động/mở bài (5)' *Mục tiêu: Tái hiện lại kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng *Các bước tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Kiểm tra bài cũ: Em có kêt luận gì về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? *Tình huống: GV: Làm TN với quả bóng bàn như phần mở bàn bẹp. Thông bào bài học hôm nay sẽ nghiên cứu vì sao quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. HS: Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. HS chú ý nghe giảng Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất khí (20)' *Mục tiêu: Biết chất khí nở ra khi nóng lên. *Đồ dùng dạy học: - Bình thuỷ tinh có nút gắn với ống thuỷ tinh - Cốc nước màu( pha thuốc tím) - Mảnh giấy trắng 4cm x 10cm - Khăn lau khô và mềm. *Các bước tiến hành: - GV Hướng dẫn h/s làm thí nghiệm như hình vẽ 20.1 và 20.2 SGK / 62. Quan sát thí nghiệm, lưu ý khi thấy giọt nước màu đi lên có thể bỏ tay áp vào bình cầu để tránh giọt nước đi ra khỏi ống thuỷ tinh. - Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi. + C1. Hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh khi bàn tay áp vào bình cầu ? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào ? + C2. Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu có hiện tượng gì xảy ra? + C3. Tại sao thể tích không khí trong bình trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình? (do không khí trong bình bị nóng lên ) + C4. ( Do không khí trong bình lạnh đi ) . ?Vậy chất khí nở ra khi nào? co lại khi nào? - Em có kết luận gì về sự nở vì nhiệt của chất khí? - Em hãy so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí? - Gv chuẩn lại kiến thức cơ bản. 1. Thí nghiệm: - Hình 20.2 SGK / 62. - HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV 2. Trả lời câu hỏi: C1: Giọt nước màu đi lên. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng: không khí nở ra C2: Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích trong bình giảm: không khí co lại C3: Do không khí trong bình bị nóng lên C4: Do không khí trong bình lạnh đi * Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. * Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. * Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Hoạt động 3: Củng cố - Vận dụng (15)’ *Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức mới học vào giải thích hiện tượng thực tế. *Đồ dùng dạy học: Bảng phụ *Các bước tiến hành: - Điều khiển h/s trả lời câu hỏi phần vận dụng. - Yêu cầu HS trả lời câu C7? - Gọi HS khác nhận xét và GV chốt lại kiến thức của câu. - Yêu cầu HS trả lời câu C8? - Gọi HS khác nhận xét và GV chốt lại kiến thức của câu. - Yêu cầu HS trả lời câu C9? - Gọi HS khác nhận xét và GV chốt lại kiến thức của câu. 3.Vận dụng - Trả lời: + C7. Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. - Nhận xét. + C8. Ta có d = 10 khi nhiệt độ tăng, m không đổi nhưng V tăng do đó d giảm. Vì vậy d của không khí nóng nhỏ hơn d của không khí lạnh: không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. - Nhận xét. + C9. Hình 20.3. Khi thời tiết nóng lên không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mức nước trong ống thủy tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh dâng lên . - Nhận xét V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (5)' Học bài. BT 20.3 ® 20.7 . GV hướng dẫn bài tập về nhà. Hoàn chỉnh vở BT. Đọc phần có thể em chưa biết / 64 SGK. Chuẩn bị bài: “ Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt” Ngày soạn:19/02/2012 Ngày giảng:22/02/2012 6A Tiết 24. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức * Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn. * Thông hiểu: - Thí nghiệm trên chứng tỏ, khi một vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn. 2. Kỹ năng - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. 3. Thái độ - Cẩn thận, tích cực, hợp tác trong các hoạt động II. Đồ dùng dạy học (Chuẩn bị) 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - Băng kép có giá đỡ và giá lắp ghép đèn cồn, khăn lau, 2. Học sinh: Đọc trước bài mới III. Phương pháp Vấn đáp, gợi mở, thực hành, nêu và giải quyết vấn đề IV. Tổ chức giờ học (Tiến trình) Hoạt động 1: Khởi động/mở bài (5)' *Mục tiêu: Tái hiện lại kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất. *Các bước tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Kiểm tra bài cũ: So sánh: về sự nở vì nhiệt của chất rắn-lỏng- khí ? *Tình huống: Treo hình 21.2 và yêu cầu h/s nhận xét về chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. - Chú ý lắng nghe. Hoạt động 2: Tìm hiểu lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt (20)' *Mục tiêu: Biết sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn. *Đồ dùng dạy học: Băng kép có giá đỡ và giá lắp ghép đèn cồn, khăn lau, *Các bước tiến hành: - Làm thí nghiệm với hình 20.1 - Hướng dẫn h/s quan sát và trả lời câu hỏi . + Có hiện tượng gì xảy ra khi đối với thanh thép khi nó nóng lên ? + Hiện tượng xảy ra với chốt ngang chứng tỏ điều gì ? + Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn . Từ kết quả thí nghiệm trên rút ra kết luận gì? ? Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật ngăn cản thì hiện tượng xảy ra như thế nào ? I. Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt. 1.Thí nghiệm 2.Trả lời câu hỏi. C1: Thanh thép nở ra C2: Khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn HS đưa ra kết luận 3.Kết luận (sgk-66) Hoạt động 3: Tìm hiểu về băng kép (15)’ *Mục tiêu: Biết băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều bị cong lại *Các bước tiến hành: - Giới thiệu cấu tạo của băng kép. - Yc cầu quan sát hình 21.4 và tiến hành TN? - Yc trả lời C7 ; C8 - Đọc và trả lời C9 II.Băng kép 1. Quan sát thí nghiệm 2.Trả lời câu hỏi C7: Khác nhau C8: Cong về phía thanh đồng. Đồng dãn nở vì nhiệt dài hơn nên ở phía ngoài vòng cung Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng (10)’ *Mục tiêu: Vận dụng được vào giải thích các hiện tượng *Các bước tiến hành: - Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật ngăn cản có thể gây ra hiện tượng gì? Đồng và thép có nở vì nhiệt như nhau không? Tại sao? Khi băng kép bị đốt nóng có hiện tượng gì xảy ra? - Yêu cầu HS trả lời C9? HS trả lời C9. Có và cong về phía thanh thép, đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép nên khi co lại đồng ngắn hơn. Thanh thép dài hơn nên nằm phía ngoài vòng cung. V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (2)' Học bài. BT 21.3 ® 21.6 – GV hướng dẫn BT. Đọc phần “ Cú thể em chưa biết ”. Chuẩn bị bài: “ Nhiệt kế – Nhiệt giai Ngày soạn:26/02/2012 Ngày giảng:29/02/2012 6A Tiết 25. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI I. Mục tiêu 1. Kiến thức *Nhận biết: - Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm thường dùng để đo nhiệt không khí, nhiệt độ nước. - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. - Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí. - Thang nhiệt độ gọi là nhiệt giai. Nhiệt giai Xenxiut có đơn vị là độ C (oC). Nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm. - Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC. Nhiệt độ nước sôi là 100oC. Nhiệt độ của cơ thể người bình thường là 37oC. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 20oC. Nhiệt độ của nước sôi tại những vùng núi cao nhỏ hơn 100oC *Thông hiểu: - Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng, cấu tạo gồm: bầu đựng chất lỏng, ống quản và thang chia độ. - Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đá đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 00C; nhúng bầu nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 1000C. Chia khoảng từ 00C đến 1000C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi phần ứng với 10C. 2. Kỹ năng - Dựa trên giá trị lớn nhất và giá trị giữa hai vạch liên tiếp ghi trên nhiệt kế để xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế hay trên tranh ảnh. 3. Thái độ - Cẩn thận, tích cực, hợp tác trong các hoạt động II. Đồ dùng dạy học (Chuẩn bị) 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - Băng kép có giá đỡ và giá lắp ghép đèn cồn, khăn lau, 2. Học sinh: Đọc trước bài mới III. Phương pháp Vấn đáp, gợi mở, thực hành, nêu và giải quyết vấn đề IV. Tổ chức giờ học (Tiến trình) Hoạt động 1: Khởi động/mở bài (5)' *Mục tiêu: Nêu được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. *Các bước tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt? *Tình huống: - GV hướng dẫn HS đọc mẩu đối thoại phần mở đầu SGK. *ĐVĐ: Phải dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác người đó có sốt hay không? Nhiệt kế có cấu tạo và hoạt động dựa vào hiện tượng vật lí nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. - Nêu một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất. -HS chú ý nghe giảng Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt kế (20)' *Mục tiêu: Biết được nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. *Đồ dùng dạy học: Các loại nhiệt kế *Các bước tiến hành: -GV hướng dẫn HS chuẩn bị và thực hiện TN ở hình 22.1 và 22.2. Hướng dẫn HS pha nước nóng cẩn thận, và làm lần lượt các bước theo hướng dẫn của SGK. -Yêu cầu HS trả câu hỏi C1 và C2? -Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp về kết luận rút ra từ TN. -GV: Qua TN ta thấy cảm giác của tay là không chính xác, vì vậy để biết người đó có sốt hay không ta phải dùng nhiệt kế. -Ôn lại mục đích và cách tiến hành TN vẽ ở hình 22.3, 22.4. -Yêu cầu HS quan sát hình 22.5 và trả lời câu hỏi C3, ghi vào vở theo bảng 22.1. -GV hướng dẫn HS trả lời câu C4. -Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế nhóm em? ( Thiết bị cấp còn có loại khác với hình trong SGK) 1.Nhiệt kế. C1: Cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng lạnh. C2: Xác định nhiệt độ 00C và 1000C, trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế C3: Loại nhiệt kế Giới hạn đo Độ chia nhỏ nhất Công dụng Nhiệt kế rượu Từ đến Đo nhiệt độ khí quyển Nhiệt kế thuỷ ngân Từ đến Đo nhiệt độ trong các TN Nhiệt kế y tế Từ đến Đo nhiệt độ cơ thể C4: Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra ngoài cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể. -HS trả lời Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệt giai (15)’ *Mục tiêu: Biết thang nhiệt độ gọi là nhiệt giai *Đồ dùng: Nhiệt kế *Các bước tiến hành: -GV yêu cầu HS đọc SGK. -Giới thiệu hai loại nhiệt giai Xenxiút và Farenhai. -Cho HS quan sát hình vẽ nhiệt kế rượu, quan sát nhiệt kế rượu, trên đó có các nhiệt độ được ghi cả hai nhiệt giai Xenxiút và Farenhai. →Tìm nhiệt độ tương ứng của hai loại nhiệt giai: Xenxiút Farenhai Nước đá đang tan Nước đang sôi -Từ đó rút ra khoảng chia tương ứng với khoảng chia . -Vận dụng: Gọi HS trả lời C5. -GV hướng dẫn HS cách chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiút sang nhiệt giai 2.Nhiệt giai HS đọc sgk Xenxiút Farenhai Nước đá đang tan Nước đang sôi Khoảng chia tương ứng với khoảng chia . C5: Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng (10)’ *Mục tiêu: Vận dụng được vào giải thích các hiện tượng *Các bước tiến hành: - Nhiệt kế dùng để làm gì? Nêu nguyên tắc hoạt động . - Yêu cầu HS làm BT 21.1 (sbt) - Yêu cầu HS làm BT 21.2 (sbt) HS trả lời Bài 21: C. Nhiệt kế thủy ngân Bài 22: B . Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C . V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (2)' +Làm bài tập 22.1 đến 22.7 SBT. +Mỗi gia đình nên có một nhiệt kế ytế. Nhà em nào chưa có nhiệt kế ytế, ra cửa hàng dược mua một nhiệt kế ytế-Giờ sau mang đến để thực hành +Nghiên cứu trước mẫu báo cáo TH tr 74 SGK.
Tài liệu đính kèm: