. Kiến thức:
- Hiểu được khối lượng riêng và trọng lượng riêng là gì?
- Xây dựng được công thức tính m = D.V và P = d.V
- Sử dụng bảng khối lượng riêng của một số chất để xác định: chất đó là chất gì khi biết khối lượng riêng của chất đó hoặc tính được KL hay TL khi biết KLR.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng phương pháp cân khối lượng.
- Sử dụng phương pháp đo thể tích.
Ngày soạn: 25/11/06 Ngày dạy: 28/11/06 Tiết 12 Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được khối lượng riêng và trọng lượng riêng là gì? - Xây dựng được công thức tính m = D.V và P = d.V - Sử dụng bảng khối lượng riêng của một số chất để xác định: chất đó là chất gì khi biết khối lượng riêng của chất đó hoặc tính được KL hay TL khi biết KLR. 2. Kỹ năng: - Sử dụng phương pháp cân khối lượng. - Sử dụng phương pháp đo thể tích. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận. II/ Chuẩn bị: - GV: Giáo án. - HS: Mỗi nhóm: + 1 lực kế. + 1 quả nặng bằng sắt hoặc đá. + 1 bình chia độ. III/ Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức lớp ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút) - Lực kế là dụng cụ dùng để đo đại lượng vật lí nào? Em hãy nêu cấu tạo của lực kế? - Giữa trọng lượng và khối lượng của vật có mối liên hệ nào? Tính P của vật biết m = 150g. 3. Bài mới: - ĐVĐ: ở ấn độ, thời cổ xưa, người ta đã đúc được một cái cột bằng sắt nguyên chất, có khối lượng đến gần mười tấn. Làm thế nào để " cân" được chiếc cột đó? Hoạt động của HS Trợ giúp của GV 1. Hoạt động 1 ( 15 phút) Tìm hiểu KLR, xây dựng công thức tính khối lượng theo KLR. - Thảo luận và chọn phương án đưa ra trong câu C1. + Cách nào làm dễ dàng hơn, thuận lợi hơn + Ghi chép lại số liệu đã cho: V = 0,9 m3, 1 dm3 sắt nguyên chất có khối lượng m = 7,8 kg. - Thảo luận chung cả lớp để đưa ra cách tính khối lượng của cột sắt. - Có thể có hai cách tính và đều được kq. m = 7,8 . 900 = 7020 kg hoặc m = 7800 . 0,9 = 7020 kg. - Phát biểu khái niệm KLR và đơn vị đo. - Quan sát, nghiên cứu bảng KLR và biết cách sử dụng bảng: Các chất khác nhau thì có KLR khác nhau. - Từng HS làm C2 và C3: + C2: m = 0,5 . 2600 = 1300 kg. + C3: m = D . V 2. Hoạt động 2 ( 15 phút) Tìm hiểu TLR và xác định TLR của một chất. - Trả lời câu hỏi TLR là gì? Đơn vị đo? - Từng HS hoàn thành C4: d = P/ V Chỉ rõ các đại lượng và đơn vị đo. - Chỉ ra mối liên hệ giữa D và d: d = 10.D - Từng nhóm HS thực hiện C5 theo hướng dẫn SGK: + Đo P bằng lực kế. + Đo V bằng bình chia độ. + Xác định d = P/ V - Các nhóm báo cáo kq trước lớp, thảo luận về kết quả giữa các nhóm. 3. Hoạt động 3 ( 7 phút) Vận dụng kiến thức. - Từng HS thực hiện C6, đổi 40 dm3 ra m3 C6: m = D.V = 7800. 0,04 = 312 kg. - Cá nhân HS thực hiện bài tập 11.2 SBT. - D = m/V = 0,397/ 0,00032 = 1240 kg/m3 - Yêu cầu HS đọc tài liệu và thảo luận để chọn phương án đưa ra trong câu C1. - Có tính được khối lượng của chiếc cột không? Tính như thế nào? - V= 1dm3 thì m = 7,8 kg. - V = 1m3 thì m = ? Biết 1m3 = 1000 dm3 - V = 0,9 m3 thì m = ? - Thông báo cho HS KL của 1m3 một chất gọi là KLR của chất đó. Đơn vị đo là kg/ m3. - Giới thiệu bảng KLR của một số chất và hướng dẫn cách sử dụng bảng. - Em có nhận xét gì về KLR của các chất khác nhau? - Yêu cầu cá nhân HS thực hiện C2 và C3. - Vậy m = D. V - Thông báo khái niệm TLR của một chất và đơn vị đo của TLR. - Yêu cầu HS thực hiện C4: Từ các công thức P = 10.m; m = D.V; P = d.V suy ra d = 10 .D - Yêu cầu HS tìm hiểu C5 và làm việc theo nhóm dưới sự HD của GV: - Nêu các bước làm TN và yêu cầu các nhóm làm cẩn thận, nghiêm túc. - Theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ nhóm HS. - Yêu cầu báo cáo kq và rút ra nhận xét kq giữa các nhóm. - Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để làm câu C6 và bài tập 11.2 trong SBT. 4. Củng cố bài học( 3 phút) - KLR của một chất là gì? Đơn vị đo? - TLR của một chất là gì? Đơn vị đo? - Mối quan hệ giữa d và D? - Tính m theo D và V như thế nào? - Tính P theo d và V như thế nào? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị TH, báo cáo TH được làm sẵn từ nhà.
Tài liệu đính kèm: