. Kiến thức:
- Nhận biết được vật đàn hồi ( qua sự đàn hồi của lò xo )
- Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi.
- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi.
2. Kỹ năng:
- Lắp TN qua kênh hình.
- Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm tòi quy luật Vật lí qua các hiện tượng tự nhiên.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bảng phụ kẻ sẵn bảng kết quả.
- HS: Mỗi nhóm:
Ngày soạn: 05/11/06 Ngày dạy: 08/11/06 Tiết 10 Lực đàn hồi I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận biết được vật đàn hồi ( qua sự đàn hồi của lò xo ) - Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi. - Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi. 2. Kỹ năng: - Lắp TN qua kênh hình. - Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm tòi quy luật Vật lí qua các hiện tượng tự nhiên. II/ Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ kẻ sẵn bảng kết quả. - HS: Mỗi nhóm: + một giá treo. + một lò xo. + một cái thước có chia độ đến mm. + bốn quả nặng giống nhau. III/ Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức lớp ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ) - Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực ? - Yêu cầu HS chữa bài tập 8.1 và 8.2 ? 3. Bài mới: - ĐVĐ: Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau ? Hoạt động của HS Trợ giúp của GV 1. Hoạt động 1 ( 15 phút ) Nghiên cứu biến dạng đàn hồi . Độ biến dạng của lò xo. - Cá nhân HS nghiên cứu tài liệu. - Nhóm HS lắp TN như hình 9.1 - Đo chiều dài tự nhiên l0 của lò xo, ghi kết quả vào cột 3 trong bảng 9.1 - Đo chiều dài khi mắc 1 quả nặng, rồi 2 quả nặng, 3 quả nặng, ghi kết quả vào bảng - So sánh chiều dài của lò xo khi mắc các quả nặng với l0 . - Tính trọng lượng của các quả nặng và ghi. - Thảo luận nhóm để trả lời C1. - Trả lời câu hỏi của GV về độ biến dạng của lò xo và tính độ biến dạng này. - Ghi kết quả vào bảng 9.1. 2. Hoạt động 2 ( 10 phút ) Tìm hiểu lực đàn hồi và đặc điểm của nó. - Đọc tài liệu và nghiên cứu kết quả TN để trả lời C3. - Tham gia thảo luận chung C3 - Ghi vở câu C3. - Qua kết quả TN trả lời C4. 3. Hoạt động 3 ( 10 phút) Vận dụng kiến thức. - Từng HS trả lời các câu hỏi vận dụng. - Tham gia trao đổi cả lớp để đi đến câu trả lời đúng nhất. - Nếu còn thời gian thì cho HS làm các bài tập trong SBT. - Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và làm việc theo nhóm. - Theo dõi các bước tiến hành của các nhóm, chấn chỉnh HS làm theo từng bước. - Kiểm tra HS làm từng bước và yêu cầu trả lời C1. - Biến dạng của lò xo có đặc điểm gì? - Lò xo có tính chất gì? - Độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào? - Yêu cầu HS trả lơì C2. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - Lực đàn hồi là gì? - Có nhận xét gì về độ biến dạng và độ lớn của lực đàn hồi qua bảng 9.1. - Mối quan hệ này như thế nào? - Vậy đặc điểm của lực đàn hồi là gì? - Yêu cầu HS trả lời C5 và C6. - Có thể cho HS làm thêm các bài tập 9.1 và 9.2 4. Củng cố bài học ( 4 phút ) - Thế nào là vật có tính chất đàn hồi ? - Độ biến dạng đàn hồi được tính như thế nào? - Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? - Đặc điểm của lực đàn hồi ? 5. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) - Học thuộc phần ghi nhớ. - Đọc mục " Có thể em chưa biết " - Làm các còn lại trong SBT. - Đọc trước bài 10.
Tài liệu đính kèm: