Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 1 đến tiết thứ 32

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 1 đến tiết thứ 32

Mục đích yêu cầu :

 -Học sinh biết cách đổi đơn vị đo độ dài, biết ước lượng độ dài và chọn được thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp để đo các độ dài cho trước.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên:

 +Cả lớp: tranh vẽ to thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm, bảng ghi kết quả1.1

 +Mỗi nhóm :1 thước dây, 1 thước kẻ, 1 thước cuộn

-Học sinh: SGK và vở ghi chép

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra:

 

doc 101 trang Người đăng levilevi Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Tiết 1 đến tiết thứ 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 01 Bài dạy : ĐO ĐỘ DÀI
Ngày soạn :20/08/2010
Ngày dạy :23/08/2010
I. Mục đích yêu cầu :
 -Học sinh biết cách đổi đơn vị đo độ dài, biết ước lượng độ dài và chọn được thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp để đo các độ dài cho trước.
II. Chuẩn bị:	
-Giáo viên:
 +Cả lớp: tranh vẽ to thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm, bảng ghi kết quả1.1
 +Mỗi nhóm :1 thước dây, 1 thước kẻ, 1 thước cuộn
-Học sinh: SGK và vở ghi chép
III. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra:
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
ĐVĐ:
-Cho học sinh quan sát tranh vẽ trả lời câu hỏi đầu bài
-Nhận xét và chốt lại “sở dĩ có sự sai lệch đó là vì thước đo không giống nhau, cách đo không chính xác, hoặc cách đọc kết quả chưa đúngVậy để khỏi tranh cãi, hai chị em cần phải thống nhất điều gì?”.Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này 
-Quan sát 
-Trả lời câu hỏi 
+ Gang tay của 2 chị em không giống nhau.
+ Độ dài gang tay trong mỗi lần đo không giống nhau
+ Đếm số gang tay không chính xác
-Lắng nghe
-Ghi bài
CHƯƠNG I: 
 CƠ HỌC
Tiết 1: ĐO ĐỘ DÀI
Hoạt động 1: Ôn lại đơn vị đo độ dài và ước lượng độ dài cần đo
-CH: Ở lớp dưới các em đã học những đơn vị đo độ dài nào?
-CH: Trong các đơn vị đo độ dài trên, đơn vị nào là đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta?
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh điền C1 
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1 
-Nhận xét 
-Giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài như: 
 +1inch = 2,54cm
 +1ft = 30,48cm
 +1năm ánh sáng gần bằng 1016m (10 triệu tỉ mét) dùng để đo khoảng cách vũ trụ 
 +1hải lí = 1,852 km dùng để đo khoảng cách trên biển
-Hướng dẫn học sinh ước lượng độ dài 
-Yêu cầu học sinh đọc và làm C2
-Gọi học sinh thực hiện C2
-Gọi 1 học sinh khác dùng thước kiểm tra lại và nhận xét 
-Yêu cầu học sinh đọc và làm C3
- Nhận xét 
-CH: Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không? 
-Nhận xét 
-CH: Tại sao trước khi đo độ dài ta cần phải ước lượng độ dài cần đo? 
-TL : Mét (m), đêximet(dm), centimet(cm),
-TL: Mét (m)
-Ghi bài
-Điền C1
-Trả lời C1
-Ghi bài
-Lắng nghe
-Chú ý
-Đọc và làm C2
-1 học sinh thực hiện C2, các học sinh khác theo dõi
-1 học sinh dùng thước kiểm tra và nhận xét 
-Đọc và làm C3 
-TL: không giống nhau
-TL: để chọn thước đo phù hợp và chính xác
I/ Đơn vị đo độ dài
1. Ôn lại đơn vị đo độ dài
-Đơn vị thường dùng là : mét (m)
C1:1m =10dm
 =100cm 
 1cm =10 mm
 1km = 1000m
2. Ước lượng độ dài
Hoạt động 2: Tìm hiểu đo độ dài
-Thông báo: người ta đo độ dài bằng thước.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1/sgk , đọc và thực hiện C4 
-Gọi học sinh trả lời C4 
-Nhận xét
-Khi sử dụng 1 dụng cụ đo nào ta cần phải biết GHĐ và ĐCNN của nó
-CH:GHĐ của thước là gì?
-Nhận xét
-CH: ĐCNN của thước là gì?
-Nhận xét
-Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc và thực hịên câu hỏi C5,C6,C7
-Gọi học sinh trả lời C5, C6, C7 
-Nhận xét
-Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm đọc sgk và tiến hành thực hành theo các trình tự yêu cầu của sgk
-CH: Em hãy cho biết ta phải dùng thước nào để đo chiều dài của cái bàn ?
-CH : Tại sao chúng ta phải dùng thước đo đó ?
- Nhận xét
-CH: Theo em chúng ta đo nhiều lần rồi tính giá trị trung bình để làm gì?
-Nhận xét 
-Gọi đại diện mỗi nhóm đọc kết quả đo
-Lắng nghe
-Quan sát hình 1.1/sgk ,đọc và thực hiện C4 
-Trả lời C4 :
 +thợ mộc dùng thước dây
 +học sinh dùng thước kẻ
 +người bán vải dùng thước mét (thẳng )
-Lắng nghe
-TL: GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước
-TL: ĐCNN của thước là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
- Ghi bài
-Hoạt động cá nhân, đọc và làm C5,C6,C7 
-Trả lời C5,C6,C7 
-Ghi bài
-Đọc sgk và hoạt động theo nhóm, tiến hành đo rồi ghi kết quả vào bảng 1.1/sgk
-TL: dùng thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
-TL: vì thước đó sẽ cho kết quả đo chính xác 
-TL:Làm như thế thì giảm được sai số
-Đại diện nhóm đọc kết quả đo 
II.Đo đọ dài 
1.Tìm hiểu dụng cụ đo
-GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
-ĐCNN của thước là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
-C5 : GHĐ :20cm
 ĐCNN :1mm
2. Đo độ dài
3 . Củng cố 
-Có những loại thước đo nào?
-Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì?
-Hướng dẫn học sinh xác định GHĐ và ĐCNN của thước
4. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, làm các bài tập 1-2.1 à 1-2.5 /sbt
- Chuẩn bị bài tiết sau.
5. Rút kinh nghiệm: 
Tiết : 02 Bài dạy: ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo)
Ngày soạn :25/08/2010
Ngày dạy :30/08/2010
I. Mục đích yêu cầu
- Học sinh biết cách đo độ dài 
- Vận dụng được cách đo ấy để đo được độ dài của một vật cho trước
II. Chuẩn bị :
-Giáo viên : Cả lớp : hình vẽ 2.1 ,2.2, 2.3 /sgk
-Học sinh : sgk và vở ghi chép
III. Tiến trình lên lớp :
 1.Kiểm tra:
C1:Đơn vị đo đọ dài hợp pháp của nước ta là gì?
C2: Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước?
-TL:Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là :m
-TL:GHĐcủa thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
 ĐCNN của thước là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp
2.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
ĐVĐ :
 -Ở tiết trước ta đã biết dụng cụ dùng để đo độ dài là thước. Cách đo độ dài phải thực hiện như thế nào? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này 
-Lắng nghe
-Suy nghĩ , tìm phương án trả lời
-Ghi bài
Tiết 2 : ĐO ĐỘ DÀI
 (Tiếp theo)
Hoạt động1: Tìm hiểu cách đo độ dài 
-Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả ở bảng 1.1/sgk và thực hiện các câu hỏi C1 ,C2 ,C3 ,C4 ,C5 
-Gọi học sinh lần lượt trả lời các 
câu C1 ® C5 
-Gọi học sinh rút ra kết luận về
cách đo độ dài bằng cách điền
từ thích hợp vào C6
-Nhận xét 
-Hoạt động cá nhân, thực hiện các câu hỏi C1 ,C2 ,C3 ,C4 ,C5 
-Trả lời các câu hỏi :	
 +C1: ( khác ) hơn kém nhau 0.5cm
 +C2: chọn thước kẻ để đo bề dày sgk 
 +C3: đặt thước dọc theo chiều dài 
 +C4: đặt mắt vuông góc cạnh thước
 +C5: đọc theo vạch chia gần nhất
-Rút ra kết luận về cách đo độ dài
-Ghi bài 
I.Đo độ dài:
-Cách đo độ dài:
 (sgk)
Hoạt động2 : Vận dụng
-Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện các câu hỏi C7, C8, C9
-Gọi học sinh lần lượt trả lời các câu C7, C8, C9
-Hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài tập ở Sbt
-Đọc và thực hiện các câu hỏi C7, C8, C9
-Trả lời 
-Ghi bài 
-Chú ý theo dõi
II. Vận dụng
-C7: vị trí đặt thước đúng là :
 +C
-C8: vị trí đặt mắt đúng là :
 +C
-C9: (a) :l = 7cm
 (b) :l = 7cm
 (C) : l= 7cm
3. Củng cố :
-Nêu cách đo độ dài 
-Hướng dẫn học sinh cách xác định GHĐ và ĐCNN của thước
4. Hướng dẫn về nhà :
-Học bài , làm các bài tập 1-2.6 ® 1-2.10 /sbt
	 1-2.14 ® 1-2.22 /sbt
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết : 03 Bài dạy : ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
Ngày soạn :01-09-2010
Ngày dạy :06-09-2010
I. Mục đích yêu cầu : 
 - Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng 
 - Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ thích hợp 
 - Sử dụng được dụng cụ đo để đo thể tích chất lỏng 
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : 
 + Cả lớp: một số bình chứa, ca đong, chai lọ có sẵn dung tích , một số bình chia độ
 + Mỗi nhóm: 2 bình chứa nước có dung tích khác nhau, bình chia độ có GHĐ 200 cm3
 - Học sinh : sgk và vở ghi chép
III. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra: 
-C1: Nêu cách đo độ dài. Tại sao trước khi đo độ dài ta cần phải ước lượng độ dài cần đo?
-Gọi học sinh chữa bài tập 1-2.7, 1-2.8, 1-2.9/sbt
-TL: Cách đo độ dài là:ước lượng độ dài cần đo, chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp, đặt thước dọc theo chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0, đặt mắt vuông góc với cạnh kia của thước, đọc theo vạch chia gần nhất .
 Khi đo độ dài cần ước lượng độ dài cần đo vì để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp
- 1 học sinh lên chữa bài tập ,các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét 
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
ĐVĐ: 
 -Để đo độ dài ta dùng thước . Vậy để đo thể tích chất lỏng ta sử dụng dụng cụ đo nào? Và cách đo được thực hiện như thế nào?
 Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
-Lắng nghe và suy nghĩ tìm phương án trả lời
-Ghi bài
Tiết3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
Hoạt động1: Đơn vị đo thể tích
-Thông báo: “một vật dù to hay nhỏ đều chiếm một thể tích trong không gian”
-Ở lớp dưới các em đã học một số đơn vị đo thể tích. Vậy em nào có thể nhắc lại giúp cô: “đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?”
- Nhận xét 
-CH: Ngoài ra ta còn có những đơn vị đo thể tích nào ?
-Yêu cầu học sinh thực hiện C1 
-Gọi học sinh lên bảng làm C1 
-Lắng nghe 
-TL:Đơn vị đo thể tích thường dùng là: m3,lít(l)
-Ghi bài 
-TL: cm3, dm3, ml
- Làm C1 vào vở
- Một học sinh lên bảng làm C1, các học sinh còn lại chú ý theo dõi và nhận xét 
 I.Đơn vị đo thể tích
-Đơn vị thường dùng là 
 + Mét khối (m3)
 + lít ( l )
- C1: 
 1m3= 1000dm3
 = 1000000cm3
 1m3= 1000lít
 = 1000000ml
 = 1000000cc 
Hoạt động 2:Tìm hiểu dụng cụ đo và cách đo thể tích chất lỏng
-Cho học sinh quan sát bình chia độ và hình vẽ 3.2/sgk 
-CH:Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ trong hình vẽ.
-Nhận xét
-Yêu cầu học sinh đọc và làm C2
-Gọi học sinh thực hiện C2
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh đọc và làm C3 
-Gọi học sinh trả lời C3 
-Nhận xét 
-Quan sát
-Xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ 
-Đọc và làm C2 vào vở 
-1học sinh lên bảng làm ,các học sinh khác chú ý theo dõi nhận xét
-Đọc và làm C3 vào vở 
-1học sinh lên bảng làm, các học sinh khác theo dõi nhận xét
II. Đo thể tích chất lỏng.
 1. Tìm hiểu về dụng cụ đo thể tích
- C2:
+ca to: GHĐ : 1l
 ĐCNN: 0.5 l
+ca nhỏ: GHĐ : 0.5 l
 ĐCNN: 0.5 l
+can : GHĐ : 5 l
 ĐCNN : 1 l
-C3: ở nhà thường dùng chai lọ có ghi sẵn dung tích, bơm tiêm  để đo thể tích chất lỏng
-Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ sgk và thực hiện câu C4 
-Gọi học sinh lên bảng làm C4 
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh điền C5
-Nhận xét
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm thực hiện C6, C7,C8
-Nhận xét 
-Yêu cầu nghiên cứu câu C9 và trả lời 
-Nhận xét và gọi học sinh nhắc lại 
-Quan sát hình vẽ sgk, làm C4 
-1hs lên bảng làm, các học sinh còn lại theo dõi nhận xét
-Điền câu C5 
-Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C6, C7, C8,
-Trả lời câu hỏi C9
-Nhắc lại 
-Ghi bài 
 2.Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng 
-Cách đo thể tích chất lỏng :
 ( C9 / sgk )
Hoạt động3 : Thực hành đo thể tích chất lỏng 
-Phân chia dụng cụ thí nghiệm cho từng nhóm học sinh 
-Yêu cầu học sinh đọc sgk và nêu phương án đo thể tích chất lỏng đựng trong hai bình 
-Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm rồi ghi kết quả vào bảng
-Nhận dụng cụ thí nghiệm 
-Đọc sgk ,đưa ra phương án thí nghiệm 
-Tiến hành thí nghiệm , ghi kết quả vào bảng 3.1/sgk
 3. Thực hàn ... : SỰ SÔI 
Ngày soạn:20/04/2010
Ngày dạy :26/04/2010
I.Mục đích yêu cầu :
-Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi
-Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi
II.Chuẩn bị 
-Giáo viên :
 +Mỗi nhóm:1 giá đỡ, 1 kiềng lưới kim loại,1 kẹp vạn năng, 1bình cầu đáy bằng có nút cao su để gắn nhiệt kế, 1 đèn cồn, 1nhiệt kế thuỷ ngân, 1 đồng hồ 
 +Cả lớp : bảng 28.1/ SGK, phiếu học tập
-Học sinh : Sgk và vở ghi chép
III.Tiến trình lên lớp:
 1.Kiểm tra:
-CH: Yêu cầu học sinh điền quá trình xảy ra vào sơ đồ 
Lỏng
 Hơi
 Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?Cho ví dụ
Lỏng 	
Hơi
-TL: Sự bay hơi 
 Sự ngưng tụ 
-Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, và diện tích mặt thoáng
-Ví dụ: 
 +Khi sấy tóc thì tóc sẽ nhanh khô
 +Khi có gió quần áo phơi sẽ nhanh khô hơn khi không có gió
 +Quần áo phơi trải rộng ra thì nhanh khô hơn khi ta để dồn đống
 2.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
ĐVĐ:
-Ở các bài học trước ta đã tìm hiểu về một số hiện tượng vật lí đơn giản thường gặp trong thực tế. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một hiện tượng nữa đó là sự sôi
-Cho học sinh đọc mẫu đối thoại ở đầu bài
-Để biết ai đúng ai sai ta đi tìm hiểu ở bài học này, 
-Lắng nghe 
-Đọc mẫu đối thoại ở đầu bài
-Đưa ra dự doán
-Ghi bài 
Tiết 33: SỰ SÔI
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm về sự sôi 
-Để biết chính xác ai đúng ai sai ta phải làm thí nghiệm là cách chính xác nhất
-Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm như hình 28.1/Sgk : đổ vào bình cầu khoảng 100cm3, điều chỉnh nhiệt kế không chạm vào đáy cốc
-Kiểm tra việc lắp đặt thí nghiệm của học sinh trước khi cho học sinh đun
-Lưu ý học sinh: mục đích của thí nghiệm là theo dõi hiện tượng xảy ra nhằm trả lời câu hỏi trong mục II
-Khi nước đạt tới 400C mới bắt đầu ghi các giá trị thời gian và nhiệt độ tương ứng của nước
-Quan sát và nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm 
-Hướng dẫn học sinh mô tả hiện tượng xảy ra
-Lắng nghe 
-Tiến hành lắp thí nghiệm hình 28.1/Sgk
-Đọc mục II để nắm mục đích của thí nghiệm 
-Quan sát và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ
-Mô tả lại hiện tượng và ghi lại kết quả vào bảng 28.1 ở phiếu học tập
-Đại diện các nhóm đọc kết quả và mô tả lại hiện tượng quan sát 
I.Thí nghiệm về sự sôi 
 1. Thí nghiệm 
Hoạt động 2 : Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước 
-Hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn trên giấy
-Lưu ý học sinh : trục nằm ngang là trục thời gian, trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, gốc của trục nhiệt độ là 400C, gốc của trục thời gian là 0 phút
-Yêu cầu học sinh ghi nhận xét về đường biểu diễn: 
 +Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ. Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
 +Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không. Đường biểu diễn trên hình vẽ có đặc điểm gì?
-Gọi học sinh nêu nhận xét và thảo luận trên lớp
-Chú ý theo dõi 
-Lắng nghe 
-Đưa ra nhận xét về đường biểu diễn
-Trả lời và thảo luận về đặc điểm của đường biểu diễn 
 2.Vẽ đường biểu diễn 
3.Củng cố :
-Gọi học sinh nêu lại nhận xét về đặc điểm của đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước.
4.Hướng dẫn về nhà: 
-Vẽ lại đường biểu diễn .Học bài và làm các bài tập 28-29.4, 28-29.6/sbt
-Chuẩn bị bài tiết sau
5.Rút kinh nghiệm: 
Tiết : 34 Bài dạy : SỰ SÔI 
Ngày soạn:02/05/2010 (Tiếp theo) 
Ngày dạy :08/05/2010 
I.Mục đích yêu cầu :
-Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi
-Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên :
 +Cả lớp: 1 bộ thí nghiệm về sự sôi đã làm ở bài trước
-Học sinh: Bảng 28.1 đã hoàn thành ở vở, đường biểu diễn đã vẽ trên giấy ở bài trước
III.Tiến trình lên lớp:
 1.Kiểm tra: 
-CH: Yêu cầu học sinh mô tả lại thí nghiệm về sự sôi
-Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi
 2.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
ĐVĐ
-Ở tiết trước ta đã làm thí nghiệm về sự sôi và về được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm của sự sôi
-Lắng nghe 
-Ghi bài
Tiết34: SỰ SÔI
 (tiếp theo)
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của sự sôi 
-Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm và bảng28.1 ở bài trước trả lời câu hỏi C1, C2, C3, C4 
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi và hướng dẫn thảo luận ở trên lớp 
-Yêu cầu học sinh dựa vào đó rút ra kết luận 
-Gọi học sinh hoàn thành C6
-Nhận xét 
-Thông báo: làm thí nghiệm tương tự với các các chất lỏng khác người ta cũng rút ra kết luận tương tự 
-Giới thiệu bảng 29.1/Sgk về nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện chuẩn
-Thảo luận nhóm về câu trả lời 
-Trả lời câu hỏi :
+C4: không tăng 
-Dựa vào kết quả và rút ra kết luận hoàn thành C6
-Ghi bài 
-Lắng nghe 
-Chú ý theo dõi để nhận xét được mỗi chất sôi ở một nhiệt độ xác định 
II.Nhiệt độ sôi: 
 1.Trả lời câu hỏi 
 2.Kết luận :
 (C6 / sgk)
Hoạt động 2 : Vận dụng 
-Hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi C5, C7, C8, C9
-Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C5, C7, C8, C9
-Tham gia thảo luận trên lớp
III.Vận dụng: 
-C5: Bình đúng
-C7: Vì nhiệt đọ này xác định và không thay đổi trong suốt quá trình nước đang sôi.
-C8: vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước
-C9: 
 +Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước
 +Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước
3.Củng cố :
-Nêu kết luận chung về sự sôi.
-Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào?
4.Hướng dẫn về nhà :
-Học bài và làm các bài tập 28-29.1, 28-29.2, 28-29.6, 28-29.7, 28-29.8/SBT
-Ôn tập chương 2 chuẩn bị cho tiết ôn tập 
5.Rút kinh nghiệm: 
Tiết : 32 Bài dạy : KIỂM TRA HỌC KÌ II
Ngày soạn:23/5/2010
Ngày thi:03/05/2010
I.Mục đích yêu cầu :
-Nắm vững các kiến thức của chương “nhiệt học”
-Vận dụng được các kiến thức đó để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản có liên quan
II.Đề kiểm tra :
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: VẬT LÝ LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:......................................................
Lớp:...............SBD:...............Phòng:............
Giám thị:
Chữ ký:
Điểm
Giám khảo:
Chữ ký: 
Bằng số:
Bằng chữ:
 ĐỀ 1
I) PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 đ). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn: 
Khối lượng của vật tăng.
Khối lượng của vật giảm.
Khối lượng riêng của vật tăng.
Khối lượng riêng của vật giảm.
Câu 2: Để đo nhiệt độ,người ta dùng dụng cụ nào trong các dụng cụ sau đây?
Lực kế.
Thước.
Nhiệt kế.
Cân.
Câu 3: Khi nhiệt độ thay đổi,các trụ bêtông cốt thép không bị nứt vì:
Bêtông và thép không bị nở vì nhiệt.
Bêtông nở vì nhiệt nhiều hơn thép.
Bêtông nở vì nhiệt ít hơn thép.
Bêtông và thép nở vì nhiệt như nhau.
Câu 4:Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây,cách sắp xếp nào là đúng?
Khí, lỏng, rắn. B.Rắn, khí, lỏng.
Rắn, lỏng, khí. D.Khí, rắn, lỏng.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?
Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước..
Đốt một ngọn nến..
Đốt một ngọn đèn dầu.
Đúc một cái chuông đồng..
Câu 6: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
Nước trong cốc càng nhiều.
Nước trong cốc càng ít.
Nước trong cốc càng nóng.
Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 7: Băng phiến nóng chảy ở: 
70oC
80oC
90oC
100oC.
Câu 8: 00c ứng với bao nhiêu ( độ Farenhai) 0F ? 
A. 200F 	
B. 32 0F	
C. 500F	
D. 680 F 
Câu 9: Khi đúc tượng đồng, các quá trình xảy ra như sau:
Rắn® lỏng
Lỏng® rắn
Rắn® lỏng® rắn.
Rắn ® lỏng ® rắn®lỏng.
Câu 10: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
Nhiệt kế rượu.
Nhiệt kế y tế.
Nhiệt kế thuỷ ngân.
Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 11:Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?
A.Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C.Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi..
D.Khối lượng rêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.
Câu 12:Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây câu nào đúng?
A.Nhiệt độ nỏng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B.Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C.Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn,cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc..
D.Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
II) PHẦN TỰ LUẬN (7 Đ) 
Câu1. a/Đổi nhiệt độ sau từ nhiệt giai Xenciut sang nhiệt giai Farenhai ?(1.5đ)
 60oC, 40oC, 35oC, 
 b/Đổi nhiệt độ sau từ nhiệt giai Farenhai sang nhiệt giai Xenciut? (0.5đ) 
 120oF=
Câu 2. Sự bay hơi là gì? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?(2đ)
Câu 3. Hình 1 vẽ hình biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá đựng trong một cốc thuỷ tinh được đun nóng liên tục.(2đ) 
a) Mô tả sự thay đổi nhiệt độ xảy trong các khoảng thời gian: 
 - Từ phút 0 đến phút thứ 2
 - Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6
 - Từ phút thứ 6 đến phút thứ 8. 
b)Trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 6, nước trong cốc tồn tại ở thể nào? 
Câu 4: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá?(1đ)
ĐÁP ÁN VẬT LÝ 6 (ĐỀ 1)
 I) Phần trắc nghiệm(3 đ). Mỗi câu đúng (0.25 đ)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐÁP ÁN
D
C
D
A
C
C
B
C
C
C
B
D
II) Phần tự luận (7 đ)
Câu 1. 
Tính đúng mỗi ý (0.5 đ)
60oC = 140oF; 40oC =104oF; 35oC = 95oF; 1200F=48,90C
Câu 2.
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (1đ)
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố (1đ):1
Gió
Nhiệt độ
Diện tích mặt thoáng của chất lỏng 
Câu 3.
a) (1.5đ)
Từ phút 0’-2’ nhiệt độ tăng lên 
Từ 2’- 6’: nhiệt độ không thay đổi
Từ 6’- 8’ nhiệt độ tăng lên
b) (0.5đ)
Thể rắn và thể lỏng
Câu4: Giải thích đúng(1đ)
MA TRẬN
Nội dung kiến thức
Cấp độ nhận thức
Tổng(ý/ điểm)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
1(0,25đ)
1(0,25đ)
2(0,5đ)
Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
1(0,25đ)
1(0,25đ)
Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
1(0,25đ)
1(0,25đ)
Nhiệt kế - Nhiệt giai
2(0,25đ)
1(2đ)
3(2,25đ)
Sự nóng chảy và sự đông đặc
2(0,5đ)
2(0,5đ)
2(2,25đ)
6(3,25đ)
Sự bay hơi và sự ngưng tụ
2(2,25đ)
1(0,25đ)
1(1đ) 
4(3,5đ)
Tổng
4(2,75đ)
8(1,75đ)
4(5,5đ)
16(10đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LY 6(10).doc