Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Chương II: Nhiệt học

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Chương II: Nhiệt học

1.Mô tả hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn , lỏng , khí

 2.Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

 3.Nêu đượcví dụ về các chất khí nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thì ngây ra lực lớn.

 4.Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và nguyên tắc chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng

 5 Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng thí nghiệm , nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế .

 6. Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo nhiệt giai Xenxiut

 7. Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đong đặt, sự bay hơi và ngưng

 tụ ,sự sôi .Nêu được đặt điểm về nhiệt độ của mổi quá trình này.

 8.Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Chương II: Nhiệt học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II 
 NHIỆT HỌC 
b & a
	Về kiến thức:
	1.Mô tả hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn , lỏng , khí 
	2.Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	3.Nêu đượcví dụ về các chất khí nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thì ngây ra lực lớn.
	4.Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và nguyên tắc chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng
	5 Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng thí nghiệm , nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế .
	6. Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo nhiệt giai Xenxiut 
	7. Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đong đặt, sự bay hơi và ngưng 
	tụ ,sự sôi .Nêu được đặt điểm về nhiệt độ của mổi quá trình này.
	8.Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.
	Về kĩ năng:
	1.Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt đễ giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực 
	tế.
	2.Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mổi loại nhiệt kế klhi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp ,hình vẽ.
	3.Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường đễ đo nhiệt độ theo đúng quy cách.
	4.Lặp được bảng theo dỏi sự thay đổi nhiệt độ củûa một vật theo thời gian .
	5.Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diển sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi.
	6.Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương 
	án thí nghiệm đơn giản đễ kiễm chứng tác dụng của từng yếu tố.
	7.Vận dụng được kiến thứa về các quá trình chuyễn thểã đễ giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
Tuần: 22	 Ngày soạn:  /  / 09
Tiết: 21	 Ngày dạy:  /  / 09. 	 Bài 18: 	 
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 -Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn
 -Nhận biết các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
 2. Kỹ năng:
- Hs giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn..
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và so sánh. 
 3. Thái độ:
- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lý thông qua các hiện tượng tự nhiên.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập và bảo vệ những suy nghĩ và việc làm đúng đắn. 
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 II. CHUẨN BỊ :
 1. ĐDDH :
 a) GV : Chuẩn bị cho cả lớp : 
 + 1 quả cầu kim loại và 1 vòng kim loại.
 + 1 đèn cồn, 1 cán dao, cán liềm bằng gỗ.
 + 1 khai nước, 1 khăn lau.
 + Hình tháp épphen.
 + Bảng con.
 b) HS : Xem trước bài 18.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 III. HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH :
 TG
HĐ CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
 5’
17’
 8’
13’
HĐ1 : Nhận biết vấn đề cần nghiên cứu :
- HS quan sát tranh và lắng nghe. 
- Nhận biết vấn đề cần nghiên cứu.
HĐ2 : Quan sát TN của gv về sự nở vì nhiệt của chất rắn :
- Tiếp thu TN hình 18.1 sgk và nêu dự đoán.
- Qs TN của gv và nhận xét kq TN
- Thảo luận nhóm nhỏ và trả lời các câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân nêu thí dụ.
HĐ3 : Rút ra kết luận :
- Cá nhân điền từ vào C3.
- Cá nhân trả lời câu hỏi và ghi nhận.
- Cả lớp qs bảng sự nở vì nhiệt.
- Cá nhân trả lời C4.
- HS khác nxét, bổ sung.
- Tiếp thu ¨ ghi nhận.
HĐ4 : Vận dụng : 
- HS qs cán dao, liềm và trả lời C5
HSđọc và trả lời.C6,C7
- Cá nhân nêu p/án.
- Qs TN của gv ¨ tiếp thu.
- Cá nhân giải thích câu hỏi tình huống ở đầu bài.
 -Hs suy nghỉ trả lời
- Cá nhân đọc và hoàn thành bài tập.
Đvđ như sgk yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- Treo tranh phóng to hình vẽ tháp Epphen. Tại sao lại có sự kỳ lạ đó? Có phải thực sự là tháp đã lớn thêm không?
- Gv giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành TN ¨ y/c hs nêu dự đoán. 
- Gv tiến hành lần lượt các bước như sgk yêu cầu hs quan sát TN nhận xét kết quả.
- Y/c hs thảo luận trả lời CH: 
 + Tại sao sau khi hơ nóng quả cầu không lọt qua vòng kim loại ?
 + Tại sao khi được nhúng vào nước lạnh quả cầu lại lọt qua vòng kim loại ?
- Y/c hs nêu TD trong thực tế c/m chất rắn gặp nóng nở ra?
- Gọi hs trả lời C3 (điền từ).
- Gọi hs trả lời câu hỏi sau và yêu cầu ghi nhận : Các chất rắn nở ra và co lại khi nào ?
- Giới thiệu bảng sự nở vì nhiệt của 1 số chất rắn chất. 
- Y/c hs qs, kết hợp thông tin trả lời C4. 
- Thống nhất ¨ kết luận.
- Cho hs qs cán dao, liềm đã chuẩn bị và hướng dẫn hs trả lời C5.
 -Yêu cầu HS trả lờiC6,C7
- Y/chs nêu phương án.làmTN 
Gv làm TN kiểm chứng.
- Y/c hs giải thích câu hỏi tình huống đăït ra ở đầu bài.
-GV hỏi HS:Tại sao khi làm cầu bêtông người ta phải làm các khớp nối giữa cầu ?
-GV nhấn mạnh:tạo các khớp nối để tránh gãy cầu khi bêtông dãn nở vì nhiệt
- Y/c hs đọc bài tập:
 Htượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng 1 vật rắn?
 a. Khối lượng của vật tăng.
 b. Khối lượng của vật giảm.
 c. Khối lượng riêng của vật tăng.
 d. Khối lượng riêng của vật giảm.
(có thể yêu cầu hs giải thích).
 Bài 18 : 
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA
CHẤT RẮN
1. Làm thí nghiệm :
 Hình 18.1 sgk.
 2. Trả lời câu hỏi :
C1 : Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2 : Vì quả cầu co lại khi lạnh đi.
3. Rút ra kết luận :
C3 : (1) tăng (2) lạnh đi.
 - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C4 : Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
 - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
4. Vận dụng :
C5 : Phải nung nóng khâu doa khâu liềm trước khi tra vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu dao co lại xiết chặt vào cán giữ lưỡi dao chặt hơn.
C6 : Nung nóng vòng kloại.
C7 : Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra nên tháp dài ra.
 IV. PHỤ CHÚ : ( 2’)
 - Học bài.
 - Làm các bài tập trong sbt.
 - Chuẩn bị bài 19 : “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng”. Mỗi nhóm chuẩn bị nước đá.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
 ............................................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
 ................................................................................................................................................
 ................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docB18 - SU NO VI NHIET CUA CHAT RAN.doc