Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

. MỤC TIÊU:

 * Về kiến thức:

 - Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.

 - Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng các dụng cụ đo thích hợp.

 * Về kĩ năng:

 - Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.

 * Về thái độ:

 - Tích cực học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.

II. CHUẨN BỊ:

 - 1 chậu nước

 - 1 bình đựng đầy nước chưa biết dung tích

 - 1 bình đựng ít nước

 - 1 bình chia độ

 - 1 vài loại ca đong

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2812Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
 Ngày dạy:	
Tuần:	
Tiết PPCT:	
Bài 3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU:
 * Về kiến thức: 
 - Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
 - Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng các dụng cụ đo thích hợp. 
 * Về kĩ năng:
 - Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
 * Về thái độ:
 - Tích cực học tập, cẩn thận, tỉ mỉ.
II. CHUẨN BỊ:
 - 1 chậu nước
 - 1 bình đựng đầy nước chưa biết dung tích
 - 1 bình đựng ít nước 
 - 1 bình chia độ
 - 1 vài loại ca đong
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 1 HS lên bảng: 
 Nêu rõ cách đo độ dài và làm bài 4 SBT(1-B, 2-C, 3-A)
 - Gọi từng HS đứng tại chỗ làm các bài tập 1-2.7, 1-2.8, 1-2.9 trong SBT( 1-2.7: B, 1-2.8: C, 1-2.9: a} 0,1cm, 1cm, 0,1cm hoặc 0,5cm)
 3. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
* ĐVĐ: Ở lớp dưới các em đã học cách tính thể tích của các hình hộp chữ nhật, hình lập phương .. Vậy thầy có cái ấm hoặc cái bình này các em có tính được thể tích của nó không? Nếu thầy đổ nước vào trong bình. Làm thế nào các em biết chính xác nó chứa bao nhiêu nước. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời điều đó.
Hoạt động 2: Ôn lại đơn vị đo thể tích.
* Mọi vật dù to hay nhỏ đều chiếm một thể tích trong không gian.
- GV: Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì? 
- GV: Ta có: 1 lít = 1dm3; 1ml = 1cm3 (1cc)
- GV: gọi 2 HS lên bảng làm câu C1. 
- GV: Nhận xét và cho HS ghi bài.
* Cho HS xem chai 1 lít và bơm tiêm để HS biết 1cc bằng bao nhiêu?
* Vậy người ta dùng dụng cụ gì để đo thể tích chất lỏng.
- HS: Đơn vị thường dùng là m3 và lít (l)
- HS lên bảng làm câu C1.
- HS: Ghi bài.
I. Đơn vị đo thể tích
Đơn vị thường dùng để đo thể tích là m3 và lít (l)
1l = 1 dm3. 1ml = 1cm3 (1cc)
1m3 = 1000 dm3 
 = 1000.000 cm3
 = 1000.000 ( cc)
1m3 = 1000lít 
 =1000 000 ml
 = 1000 000 cc
Hoạt động 3: Tìm hiểu các dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
- Cho HS quan sát H3.1và làm câu C2: cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó?
- GV: Cho HS làm câu C3.
+ Người bán xăng lẻ thường dùng dụng cụ nào để đong xăng cho khách?
 + Nhân viên y tế dùng dụng cụ nào? 
+ Thùng, xô, đựng nước nhà em chứa bao nhiêu nước?
- Ca, cốc, lon bia, chứa bao nhiêu?
- GV: Trong phòng TN người ta dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng. Cho HS quan sát hình 3.2 SGK và xem vật thật để trả lời câu C4:
+ Số lớn nhất (GHĐ) ghi trên mỗi dụng cụ?
+ Xác định độ dài giữa 2 vạch liên tiếp (ĐCNN) trên mỗi dụng cụ ?
- GV cho HS biết cách tìm GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích giống với cách tìm GHĐ và ĐCNN của thước đo đọ dài.
- Gọi từng HS trả lời 
- GV:nhận xét 
- GV: yêu cầu từng học sinh làm C5.
- HS: 
+ Ca đong lớn: GHĐ: 1l ; ĐCNN: 0,5l
+ Ca đong nhỏ: GHĐ: ½ l; ĐCNN: ½ l 
+Bình nhựa: GHĐ: 5l; ĐCNN: 1l. 
- HS trả lời:
+ Dùng chai 1l, 2l 
+ Dùng bơm tiêm.
- HS quan sát trả lời:
GHĐ
ĐCNN
a
100ml
2ml
b
250ml
50ml
c
300ml
50ml
- HS trả lời: Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: chai lọ, ca đong, có ghi sẵn dung tích; bình chia độ, bơm tiêm
I. Đo thể tích chất lỏng.
Dụng cụ đo thể tích: ca đong, bình chia độ,chai lọ ( có ghi dung tích)
Cách đo thể tích:
- Ước lượng thể tích cần đo.
- Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Đặt bình chia độ thẳng đúng.
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
* Cách đo thể tích của chất lỏng như thế nào cho chính xác?
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 3.3 và cho biết cách đặt bình chia độ nào cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác? c Câu C6.
- GV: Y/cầu HS quan sát hình 3.4 và hãy cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo? c Câu C7.
- GV:Yêu cầu HS quan sát hình 3.5 và cho biết mực nước trong bình chia độ gần vạch nào nhất? Đọc kết quả hình a, b, c? c Câu C8.
ô Rút ra kết luận.
- GV: Dựa vào các phần trên các em hãy rút ra cách đo thể tích chất lỏng? Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống? 
c làm câu C9
- GV thống nhất câu trả lời và cho HS ghi vào vở.
- HS quan sát trả lời:
C6: H.b-Đặt thẳng đứng.
C7: Cách b - Ngang 
C8:
a. 70cm3
b. 50 cm3
c. 40 cm3
- HS rút ra kết luận:
C9: a. thể tích 
b. GHĐ; ĐCNN
c. thẳng đứng 
d. ngang
 e. gần nhất
Hoạt động 5: Thực hành đo thể tích chất lỏng trong bình.
ô Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- GV: Phát dụng cụ cho HS: 2 bình chia độ, ca đong, nước.
- GV: Dùng bảng 3.1 hướng dẫn HS thực hành và ghi kết quả:
+ Ước lượng thể tích cần đo.
+ Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Đo thể tích nước chứa trong 2 bình?
ô Hướng dẫn HS đo theo 2 cách:
- Đổ nước vào bình trước rồi đổ nước ra ca đong hoặc bình chia độ.
- Lấy ca hoặc bình chia độ đong nước rồi đổ vào bình chứa cho đến khi đầy.
- Cho HS tiến hành đo.
* GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ HS nếu cần.
- Hướng dẫn HS cách ghi cho chính xác.
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm theo nhóm.
- HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên và ghi kết quả vào bảng 3.1. 
Hoạt động : Củng cố – Dặn dò.
* Củng cố:
- Dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?
- Đơn vị của thể tích là gì?
- Hãy nêu cách đo thể tích chất lỏng?
ô Hướng dẫn HS làm bài tập (SBT) 
- Bài 3.1: 
+ Chai nước chứa lượng nước là bao nhiêu?
+ Phương án nào phù hợp nhất và đo chính xác nhất?
- Bài 3.2: Xem hình vẽ và cho biết câu nào là câu trả lời chính xác?
- Bài 3.3: 
+ Độ dài lớn nhất được ghi trên BCĐ là bao nhiêu?
+ Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp ghi trên BCĐ là bao nhiêu?
* Dặn HS về nhà học bài và làm các bài tập trong SBT. Xem bài mới. Mỗi nhóm học sinh mang theo: vài hòn sỏi, đinh ốc, dây buộc
II. Vận dụng:
3.1: Câu B
3.2: Câu C
3.3: 
a. 100cm3; 10cm3
b. 250cm3; 25cm3
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 3 vat ly 6.doc