Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

– Kiến thức.

 Học sinh nhận biết được hiện tượng bay hơi: Là hiện tượng chất lỏng hóa thành hơi.

 Nêu được dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào và đề xuất được phương án thí nghiệm kiểm tra.

 Rút ra được kết luận: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

2 – Kỹ năng.

 Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng bay hơi và sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ; gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

 Hình thành phương pháp tìm hiểu sự tác động của một yếu toosleen một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động lên hiện tượng một lúc.

 

doc 9 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ
I) Mục tiêu.
1 – Kiến thức.
Học sinh nhận biết được hiện tượng bay hơi: Là hiện tượng chất lỏng hóa thành hơi.
Nêu được dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào và đề xuất được phương án thí nghiệm kiểm tra.
Rút ra được kết luận: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
2 – Kỹ năng.
Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng bay hơi và sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ; gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Hình thành phương pháp tìm hiểu sự tác động của một yếu toosleen một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động lên hiện tượng một lúc.
Học sinh vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm tra tác động của nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng đến tốc độ bay hơi.
Rèn luyện cho Học sinh kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.
3 – Thái độ.
Trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II) Chuẩn bị.
+) Một cốc nước.
+) Một đèn cồn, diêm.
+) Hai đĩa nhôm giống nhau.
1 – Giáo viên.
+) Một giá đỡ thí nghiệm.
+) Một kẹp vạn năng.
+) Một bình chia độ.
2 – Học sinh.
Học bài cũ và nghiên cứu trước bài mới.
III) Tiến trình lên lớp.
1 - Ổn định lớp.
2 – Kiểm tra bài cũ.
GV: Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc là gì? Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc?
HS: Trả lời.
GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần); ghi điểm cho Hs.
3 –Tiến trình bài mới.
* Đặt vấn đề.
Dùng khăn ướt lau bảng, ít phút sau bảng khô, vậy nước trên bảng đã biến đi đâu mất? Câu trả lời cũng là nguyên nhân vì sao nước mưa trên mặt đường nhựa đã biến mất khi Mặt Trời xuất hiện lại sau cơn mưa.(hình 26.1 SGK). Để tìm được câu trả lời chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Bài 26 – tiết 30: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tiết 1).
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
Hiện tượng nước biến thành hơi (nước bay hơi) các em đã được học từ lớp 4, mỗi em hãy tìm 1 ví dụ về sự bay hơi của nước và ghi vào vở.
Gọi Hs đọc ví dụ của mình.
Hãy lấy ví dụ về sự bay hơi của một chất lỏng không phải là nước?
Như vật chúng ta thấy không chỉ có nước mới bay hơi mà mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
Trên đây chúng ta đã nghiên cứu sơ lược về sự bay hơi, trong đời sống có rất nhiều hiện tượng giúp ta nhận biết được sự bay hơi của một chất. Vậy liệu sự bay hơi nhanh hay chậm (tốc độ bay hơi) phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chúng ta cùng nghiên cứu phần tiếp theo.
Hướng dẫn HS quan sát, so sánh hình 26.2a (A1 và A2), yêu cầu HS mô tả cách phơi quần áo ở 2 hình trên..
Với sự khác nhau như vậy, quần áo ở hình A2 sẽ khô nhanh hơn quần áo ở hình A1.
Như vậy các em hãy cho biết tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Đó cũng là nội dung câu C1 các em hãy ghi vào vở.
Tương tự GV gọi HS so sánh, mô tả cách phơi quần áo trong hình B1 với B2, suy nghĩ và hoàn thành câu C2.
Yêu cầu HS so sánh, mô tả cách phơi quần áo trong hình C1 với C2, suy nghĩ và hoàn thành câu C3.
Qua việc so sánh và phân tích các hiện tượng được mô tả trong hình vẽ các em có nhận xét gì về tốc độ bay hơi của một chất, nói cách khác tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Vận dụng kiến thức đã học các em hãy trả lời câu C4?
Nhận xét trên đây chỉ mang tính chất là một dự đoán, để khẳng định dự đoán đó là đúng hay sai chúng ta cần phải làm thí nghiệm kiểm tra.
Ta thấy: Có 3 yếu tố là: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng đồng thời tác động lên tốc độ bay hơi. Tuy nhiên ta không thể đồng thời kiểm tra tác động của 3 yếu tố này mà chỉ có thể kiểm tra tác động của từng yếu tố một, trước hết là kiểm tra tác động của nhiệt độ đến tốc độ bay hơi.
Yêu cầu HS nghiên cứu thí dụ trong SGK.
Các em hãy cho biết trong thí dụ trên muốn kiểm tra tác động của nhiệt độ đến tốc độ bay hơi của nước người ta làm như thế nào?
Để thực hiện thí nghiệm cần có những dụng cụ gì? Cách tiến hành thí nghiệm ra sao?
Tại sao trong thí nghiệm trên phải dùng 2 đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau?
Câu hỏi trên đây cũng là nội dung câu C5, các em hãy ghi lại câu trả lời vào vở.
Yêu cầu HS đọc và hoàn thành câu C6.
Yêu cầu HS đọc và hoàn thành câu C7.
Yêu cầu HS đọc và hoàn thành câu C8.
Biểu diễn thí nghiệm theo cách tiến hành đã nêu, yêu cầu Hs chú ý quan sát hiện tượng.
Nêu hiện tượng các em quan sát được? Nước ở đĩa nào bay hơi nhanh hơn?
Qua hiện tượng nêu trên các em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và nhiệt độ?
Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không?
Trong thí dụ nêu trên chúng ta thấy rằng để kiểm tra tác động của nhiệt độ đến tốc độ bay hơi của nước người ta đã giữ nguyên 2 yếu tố còn lại đó là gió và diện tích mặt thoáng sau đó thay đổi nhiệt độ. Qua đó em có nhận xét gì về phương pháp tìm hiểu sự tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi hiện tượng đó chịu tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc?
Tương tự như thí dụ trên các em hãy tự vạch kế hoạch để kiểm tra tác động của gió và diện tích mặt thoáng đến tốc độ bay hơi?
Định hướng cho Hs vạch kế hoạch theo các bước sau:
+ Mục đích thí nghiệm:
+ Dụng cụ: 
+ Cách tiến hành: 
Chỉ ra kế hoạch đúng, yêu cầu Hs thực hện thí nghiệm ở nhà, ghi lại kết quả.
Vận dụng kiến thức đã học các em hãy giải thích một số hiện tượng trong phần vận dụng.
Yêu cầu HS đọc và hoàn thành câu C9.
Yêu cầu HS đọc và hoàn thành câu C10.
Lấy ví dụ về sự bay hơi của nước và ghi vào vở (phơi quần áo, nước mưa trên đường khô đi).
Đọc ví dụ đã lấy được.
Ví dụ: sự bay hơi của rượu, dầu hỏa.
Quan sát, so sánh và mô tả được: 
+) Quần áo giống nhau; cách phơi như nhau.
+) Khác nhau: 
A1: trời râm.
A2: trời nắng.
Hs trả lời.
So sánh, mô tả cách phơi quần áo trong các hình B1 với B2, suy nghĩ và hoàn thành câu câu C2.
So sánh, mô tả cách phơi quần áo trong các hình C1 với C2, suy nghĩ và hoàn thành câu câu C3.
Rút ra nhận xét.
Nghiên cứu để trả lời câu C4.
Nghiên cứu thí dụ trong SGK.
Người ta làm cho nhiệt độ thay đổi còn giữ nguyên diện tich mặt thoáng và không cho gió tác động.
Dụng cụ: 2 đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau, đèn cồn, diêm, bình chia độ.
Cách tiến hành: 
+ 2 đĩa nhôm như nhau đựt trong phòng không có gió.
+ Hơ nóng một đĩa.
+ Đổ vào mỗi đĩa từ 2 – 5 cm3 nước.
Quan sát xem nước ở đĩa nào bay hơi nhanh hơn.
HS trả lời.
Đọc và hoàn thành câu C6.
Đọc và hoàn thành câu C7.
Đọc và hoàn thành câu C8.
Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV.
Hiện tượng: Nước ở đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng.
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
Dự đoán đúng.
Rút ra được nhận xét: Để tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi hiện tượng đó chịu tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc ta thay đổi yếu tố cần nghiên cứu và giữ nguyên tác động của các yếu tố còn lại.
Tự vạch kế hoạch để kiểm tra tác động của gió và diện tích mặt thoáng đến tốc độ bay hơi, xin ý kiến của GV về kế hoạch của mình.
Thực hiện thí nghiệm kiểm tra ở nhà, ghi lại kết quả vào vở.
Đọc và hoàn thành câu C9.
Đọc và hoàn thành câu C10.
Bài 26 –tiết 30: 
SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (t1)
I) Sự bay hơi.
1) Nhớ lại những điếu đã học từ lớp 4 về sự bay hơi.
Mọi chất lỏng đều bay hơi: nước, rượu 
2) Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a) Quan sát hiện tượng.
C1: Nhiệt độ.
C2: Gió.
C3: Diện tích mặt thoáng.
b) Rút ra nhận xét.
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C4: 
+) (1): cao (thấp).
+) (2): lớn (nhỏ).
+) (3): mạnh (yếu).
+) (4): lớn (nhỏ).
+) (5): lớn (nhỏ).
+) (6): lớn (nhỏ).
c) Thí nghiệm kiểm tra.
Thí dụ: 
Mục đích: Kiểm tra tác động của nhiệt độ.
Dụng cụ: 
Cách tiến hành: 
C5: Để diện tích mặt thoáng của nước ở 2 đĩa như nhau (cùng diện tích mặt thoáng).
C6: Để loại trừ tác động của gió.
C7: Để kiểm tra tác động của nhiệt độ.
C8: nếu nước ở đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng thì khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ là đúng.
Hiện tượng: Nước ở đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng.
=> Dự đoán đúng.
* Nhận xét: Để tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi hiện tượng đó chịu tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc ta thay đổi yếu tố cần nghiên cứu và giữ nguyên tác động của các yếu tố còn lại.
d) Vận dụng.
C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây mía ít bị mất nước hơn.
C10: Nắng nóng và có gió. Vì thời tiết như vậy làm cho nước trong nước biển bay hơi nhanh do đó nhanh thu được muối hơn.
4 - Củng cố - giao bài tập về nhà.
GV: Gọi 3 HS đọc phần rút ra nhận xét.
HS: Đọc bài.
Làm thí nghiệm kiểm tra sự tác động của gió, diện tích mặt thoáng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng, ghi lại kết quả vào vở.
Làm các bài tập: 26 – 27.1; 26 – 27.2; 26 – 27.6; 26 – 27.7.
Nghiên cứu trước bài 27.
GV: + BTVN: 
§ Nhận xét của GVHD:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 26.doc