Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

. MỤC TIÊU:

 * Về kiến thức:

 - Biết được dùng mặt phẳng nghiêng ( MPN ) có tác dụng gì? Đặc điểm của mpn?

 - Nêu được 2 VD sử dụng Mpn trong cuộc sống và chỉ rỏ ít lợi của chúng.

 * Về kĩ năng:

 - Quan sát, àm TN, biết sử dụng Mpn hợp lý trong từng trường hợp.

 * Về thái độ:

 - Trung thực, tích cực hợp tác nhóm.

II.CHUẨN BỊ:

 - Mỗi nhóm:1 lực kế, 1 khối trụ kim loại, 1 mặt phẳng nghiêng, chân MPN.

 - Cả lớp: Tranh vẽ to H14.1 và H14.2, bảng 14.1 SGK.

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lí - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần dạy: 
PPCT:
Bài 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG
I. MỤC TIÊU:
 * Về kiến thức:
 - Biết được dùng mặt phẳng nghiêng ( MPN ) có tác dụng gì? Đặc điểm của mpn?
 - Nêu được 2 VD sử dụng Mpn trong cuộc sống và chỉ rỏ ít lợi của chúng.
 * Về kĩ năng:
 - Quan sát, àm TN, biết sử dụng Mpn hợp lý trong từng trường hợp.
 * Về thái độ:
 - Trung thực, tích cực hợp tác nhóm.
II.CHUẨN BỊ:
 - Mỗi nhóm:1 lực kế, 1 khối trụ kim loại, 1 mặt phẳng nghiêng, chân MPN.	
 - Cả lớp: Tranh vẽ to H14.1 và H14.2, bảng 14.1 SGK.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng? Cho VD sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.
 - Nếu lực kéo của mỗi người trong H 13.2 là 500N thì những người này có kéo được ống bêtông lên không? Vì sao?
 3. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
 ĐVĐ: Treo H 13.2 và H 14.1
- Những người ở H14.1 đã dùng cách nào để kéo ống bêtông lên. Cách kéo này như thế nào so với cách kéo H13.2 ?(số người kéo → Fkéo 14.1 như thế nào Fkéo 13.2, tư thế đứng)
c Vậy dùng MPN có lợi gì?
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm.
ô Yêu cầu HS đọc phần 1 đặt vấn đề.
- Dùng tấm ván làm MPN có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không?
- Muốn làm giảm lực kéo vật thì phải tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván?
c Để trả lời các câu hỏi ở phần đặt vấn đề chúng ta cùng làm thí nghiệm phần 2?
ô GV giới thiệu dụng cụ, lắp ráp TN như h. 14.2.
ôGV cho HS biết : MPN là 1 mặt phẳng có độ nghiêng so với mặt đất.
ô Cho HS đọc câu C1 và hướng dẫn HS làm TN:
- Đo trọng lượng của vật P= F1 và ghi kết quả vào bảng 14.1
- GV thông báo: đặt mpn ở độ cao khác nhau → độ nghiêng khác nhau.
- GV: Bố trí TN như h.14.2 dùng tấm ván làm MPN lần lượt đặt vào 3 độ cao khác nhau:
+ h = 20 cm → F2 = ?(độ nghiêng lớn).
+ h = 15 cm → F2 = ?( độ nghiêng vừa).
+ h = 10 cm → F2 = ?( độ nghiêng nhỏ).
Ghi vào bảng 14.1.
- GV: dựa vào bảng 14.1 cho biết độ nghiêng càng nhỏ thì lực kéo vật lên càng như thế nào?
- GV: yêu cầu HS so sánh F2 và P?
- GV: Cùng một độ cao, thay MPN trên bằng mpn dài hơn thì độ nghiêng của MPN đó như thế nào?
- GV: vậy có mấy cách làm giảm độ nghiêng của MPN? ( C2 )
- HS đọc bài.
ô HS nghe GV hướng dẫn cách làm TN.
ô HS đọc câu C1 và làm TN theo hướng dẫn.
- Các nhóm: đo P và ghi kết quả vào bảng 14.1
- HS: nghe GV thong báo.
- Các nhóm đo F2 ở 3 độ cao khác nhau và ghi kết quả vào bảng 14.1.
- HS: độ nghiêng càng nhỏ thì lực kéo vật lên càng nhỏ.
- HS: F2 < P
- HS: độ nghiêng nhỏ.
- HS: có các cách sau.: giảm độ cao h hoặc tăng chiều dài l hoặc vừa giảm chiều cao và tăng chiều dài của MPN.
1. Đặt vấn đề.
(SGK)
2. Thí nghiệm.
 ( SGK)
* Các cách làm giảm độ nghiêng của MPN:
- Giảm chiều cao vật kê MPN.
- Tăng chiều dài MPN.
- Vừa giảm chiều cao vật kê và tăng chiều dài MPN.
Hoạt động 3: Rút ra kết luận từ thí nghiệm.
-GV: Yêu cầu HS từ bảng kết quả TN hãy trả lời vấn đề đặt ra ở phần 1.
- HS trả lời: 
+ Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên.
+ Muốn làm giảm lực kéo vật thì phải giảm độ nghiêng của tấm ván.
3. Rút ra kết luận.
- Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên.
- Muốn làm giảm lực kéo vật thì phải giảm độ nghiêng của tấm ván. Độ nghiêng càng ít, thì lực cần để kéo vật trên MPN đó càng nhỏ.
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Dặn dò.
ô Yêu cầu HS làm C3.
ô Yêu cầu HS làm C4.
- Dốc thoai thoải thì độ nghiêng đó ít hay nhiều?
- Độ nghiêng ít thì lực cần để đi lên lớn hay nhỏ?
ô GV cho HS đọc đề bài sau đó hướng dẫn HS làm C5:
- Khi tăng chiều dài của tấm ván thì độ nghiêng của MPN tăng hay giảm?
- Giảm độ nghiêng cần lực như thế nào so với F = 500N mà chú Bình đã sử dụng?
ôCủng cố:
- Dùng MPN có thể kéo vật làm giảm lực kéo vật lên được không?
- Muốn làm giảm lực kéo vật thì phải tăng hay giảm độ nghiêng của MPN? Các cách để làm giảm độ nghiêng?
* Dặn HS về nhà học ghi nhớ. Đọc “Có thể em chưa biết” và làm các bài tập trong SBT.
ô HS làm câu C3.
ô HS làm câu C4:
- Dốc thoai thoải thì độ nghiêng đó ít.
- Độ nghiêng ít thì lực cần để đi lên nhỏ.
ô HS làm câu C5:
- Độ nghiêng của MPN giảm.
- Cần lực nhỏ hơn F = 500N mà chú Bình đã sử dụng.
4. Vận dụng.
C3: Tuỳ từng HS
C4: Vì dốc càng thoai thoải thì độ nghiêng càng ít nên càng giảm lực .
C5: 
C: F < 500N
IV. Rút kinh nghiệm:
 Tổ trưởng
 Ký duyệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 14 vat ly 6.doc