Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 8: Phép chia hết và phép chia có dư

Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 8: Phép chia hết và phép chia có dư

MỤC TIÊU:

 Cũng cố phép chia hết và phép chia có dư, mở rộng về kiến thức phép chia.

 Rèn luyện kỹ năng thực hành phép chia và nhận biết một số có chia hết cho 2; 3, 5; 9; 4; 25.

 Bước đầu tập cho HS ý thức vàlòng yêu thích học tập môn toán.

II. CHUẨN BỊ:

 GV: Soạn bài lên lớp, tài liệu tham khảo.

 HS: On tập bài về phép chia.

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Toán - Tuần 8: Phép chia hết và phép chia có dư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8	 Số tiết: 2
Ngày soạn: 13/10/2008
Ngày dạy: 15/10/2008
PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
aµb 
I. MỤC TIÊU:
	F Cũng cố phép chia hết và phép chia có dư, mở rộng về kiến thức phép chia.
	F Rèn luyện kỹ năng thực hành phép chia và nhận biết một số có chia hết cho 2; 3, 5; 9; 4; 25.
	F Bước đầu tập cho HS ý thức vàlòng yêu thích học tập môn toán.
II. CHUẨN BỊ:
	Ÿ GV: Soạn bài lên lớp, tài liệu tham khảo.
	Ÿ HS: Oân tập bài về phép chia.
	Ÿ Phương pháp: Đặt vấn đề + Hợp tác nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: (5 phút) Oån định và kiểm tra.
§ GV: Kiểm tra sĩ số và tác phong HS. 
- Nêu câu hỏi kiểm tra:
(1) Cho hai số tự nhiên a và b, b ¹ 0. Khi nào thì a b? Lúc đó số dư r bằng bao nhiêu?
(2) Hãy so sánh a và b, nếu ab và b a. 
(3) Hãy phát biểu các dấu jiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9.
§ HS: Lớp trưởng báo cáo.
_HS1: Số a chia hết cho số b khi và chỉ khi tồn tại số q sao cho a = b.q. Số dư r = 0.
+ Nếu ab và ba thì a = b.
- HS2: Phát biểu.
§ GV: Kết luận (Nhắc lại các khái niệm và dấu hiệu chia hết)
Nhoại ra ta còn có một số dấu hiệu chia hết cho 4; 11 và 25.
- HS khác : Nhận xét 
2. Hoạt động 2: (15 phút) Giới thiệu kiến thức mới..
I. Lý thuyết :
1. Dấu hiệu chia hết cho 4 :
	Một số có hai chữ số tận cùng chia hết cho 4 (hoặc 25) thì chia hết chia hết cho 4 (hoặc 25) và chỉ những số đó mới chia hết cho 4 (hoặc 25)
2. Dấu hiệu chia hết cho 11 
 	Điều kiện để một số chia hết cho 11 là tổng các chữ số ở hàng lẻ trừ tổng các chữ số ờ hàng chẵn chia hết cho 11.
§ GV: Giới thiệu các dấu hiệu chia hết cho 4; 25 và 11.
- Nêu VD: Số 232; 154200 . . . chia hết cho 4 (hoặc 25).
+ Các số: 121; 297; 22088 . . . chia hết cho 11.
§ HS: Lắng nghe và ghi chép.
3. Biểu diễn một số tự nhiên trong hệ thập phân: 
§ GV: Hãy biểu diễn các số tự nhiên có 2; 3; 4; . . . dưới dạng tổng 
§ HS: Ba HS lên bảng
HS1 : = 10a + b
các lũy thừa của 10.
HS2 : = 102a + 10b + c
HS3 : = 103a + 102b + 10c +d
3. Hoạt động 3: (30 phút) Bài tập vận dụng về phép chia.
Bài 1: a) Trong phép chia một số tự nhiên cho 6, số dư có thể là bao nhiêu ?
 b) Viết dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho 4, chia cho 4 dư 1.
§ GV: Nêu đề bài và yêu cầu HS trả lời.
- Kết luận và trả lời thắc mắc của HS.
§ HS: Suy nghĩ trả lời
- Một số tự nhiên chia cho 6 số dư có thể là: 0 ( trong trường hợp chia hết) 1; 2; 3; 4; hoặc 5.
- Dạng tổng quát:
	+ 4k
	+ 4k + 1.
- Nhận xét và nêu thắc mắc.
Bài 2: Tìm số tự nhiên x, biết:
2436 : x = 12
6 . x – 5 = 613
12 . (x – 1) = 0
0 : x = 0
§ GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm một bài. 
- Nêu tiếp bài tập 3 trên bảng phụ.
§ HS: Hoạt động nhóm
N1 : 	2436 : x = 12
	x = 2436 : 12
	x = 203.
N2 : 	6 . x – 5 = 613
	6x = 613 + 5
	x = 618 : 6
	x = 103.
N3 : 	12 . (x – 1) = 0
	x – 1 = 0
	x = 1.
N4:	0 : x = 0
 Với mọi gái trị x ¹ 0.
§ GV: HS làm bài tập miệng
Bài 3: a) Cho 1538 + 3425 = S. Không làm phép tính, hãy tìm giá trị của: S – 1538; S – 3425.
	b) Cho 9142 – 2451 = D. Không làm phép tính, hãy tìm giá trị của: D + 2451; 9142 – D.
a) S – 1538 = 3425
 S – 3425 = 1538.
b) D + 2451 = 9142 
 9142 – D = 2451
Bài 4: Hãy đặt số 1; 2; 3; 4; 5 vào các vòng tròn để tổng ba số theo hàng dọc hoặc theo hàng ngang đều bằng 9:
§ GV: Tổ chứa trò chơi “Thi diền số”. Thời gian: 1 phút 30”.
- Cử hai nhóm, mổi nhóm 5 HS, mỗi HS điền vào một vòng tròn đúng theo yêu cầu cuẩ đề bài.
- Theo dõi và điều chỉnh những hành vi phạm luật chơi.
§ HS: Tham gia trò chơi.
1
3
5
4
2
4. Hoạt động 4:(15 phút) Bài tập mở rộng và nâng cao.
Bài 5: Tính nhanh
a) (1200 + 60) : 12
b) (2100 – 42) : 21
§ GV: Yêu cầu HS làm bài tập miệng (Nêu kết quả và giải thích)
§ HS: Trả lời 
a) 105. Lấy 1200 : 12 = 100; 60 : 12 = 5. Cộng 100 với 5 được 105.
b) 98. . . .
Bài 6: Tìm thương 
a) 
b) 
c) 
§ GV: Hoạt động nhóm, Đại diện nhóm trình bày ở bảng
 a) = 111
b) = 101
c) = 1001.
5. Hoạt động 5: (12 phút) Cũng cố và liên hệ thực tế.
Bài 7: Năm nhuận có 366 ngày. Hỏi năm nhuận gồm bao nhiêu tuần và còn dư mấy ngày.
Bài 8: Ngày 10-10-2000 rơi vào ngày thứ ba. Hỏi ngày 10-10-2010 rơi vào ngày thứ mấy?
§ GV: Hướng dẫn
- Từ thứ ba tuần này đến thứ ba tuần sau là bao nhiêu ngày?
- Từ 10-10-2000 đến 10-10-2010 được bao nhiêu ngày, bao nhiêu tuần? Có năm nhuận hay không?
- Ta tìm bằng cách nào?
§ HS: Suy nghĩ, thảo luận trong nhóm nhỏ (cùng bàn). Trả lời:
Từ 10-10-2000 đến 10-10-2010 có 10 năm, trong đó có hai năm nhuận: 2004 và 2008. Ta thấy:
365 . 10 + = 3652; 
3652 : 7 = 521 (dư 5)
Từ 10-10-2000 đến 10-10-2010 có 521 tuần và còn dư 5 ngày. Vậy ngày 10-10-2010 rơi vào nhày chủ nhật.
6. Hoạt động 6: (3 phút) Hướng dẫn ở nhà.
Bài tập: Giải thích vì sao tích: (n -1).n.n.(n + 1) chia hết cho 12.
- Xem lại các bài đã giải
- Oân tập lại các dấu hiệu chia hết; lũy thừa với số mũ tự nhiên; thứ tự thực hiện các phép tính.
- Làm bài tập ở nhà.
- Lắng nghe, ghi nhận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu_chon_6_1.doc