I/ Mục tiêu:
- HS hiểu và vận dụng được qui tắc dấu ngoặc(bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc)
- HS biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số
II/ Chuẩn bị:
- GV:
- HS: Xem trước bài ở nhà
TUẦN :18 Tiết 52 Ngày soạn: §8. QUI TẮC DẤU NGOẶC I/ Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng được qui tắc dấu ngoặc(bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc) HS biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số II/ Chuẩn bị: GV: HS: Xem trước bài ở nhà III/ Tiến trình tiết Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Qui tắc dấu ngoặc (?1) a, số đối của 2; (-5); 2 + (-5) lần lượt là: -2; 5; -[2 +(-5)] B, -[2 +(-5)] = (-2) + 5 NX: Số đối của một tổng bằng tổng các số đối (?2) a, 7 + (5-13) = 7 + (-8) = -1 7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = -1 Vậy: 7 + (5-13) = 7 + 5 + (-13) b, 12- (4-6) = 12- (-2) = 12 + 2 = 14 12 – 4 + 6 = 8 + 6 = 14 Vậy: 12- (4-6) = 12 – 4 + 6 Qui tắc: (SGK) VD: Tính nhanh a, 20 + [100 – (20 + 100)] = 20 + [ 100 – 20 – 100] = [20 + (-20)] + [100 + (-100)] = 0 + 0 = 0 b, (-38) – [(-38 + 120) – 20] = (-38) – (-38 + 120) + 20 = (-38) + 38 –120 + 20 = 0 -120 + 20 = -100 2. Tổng đại số Một dãy các phép tính cộng trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số(hay còn gọi là tổng) Khi viết một tổng đại số ta thường viết dưới dạng đơn giản VD: 2 + (-3)- (-5) – (+9)= 2 + (-3) + (+5)+ (-9) = 2 – 3 + 5 - 9 * Trong một tổng đại số ta có thể: a, Thay đổi tuỳ ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng VD: a- b – c = -b + a – c = -c + a –b b, Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tuỳ ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “-” thì phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc VD: a – b – c = (a - b) – c = a – (b +c) Luyện tập tại lớp Bài 60(SGK): Bỏ dấu ngoặc rồi tính â, (27 + 65) + (346 – 27 - 65) = 27 + 65 + 346 – 27 – 65 = (27 - 27) + (65 - 65) + 346 = 0 + 0 + 346 = 346 b, (42 – 69 + 17) – (42 + 17) = 42 – 69 + 17 –42 – 17 = (42 - 42) + (17 - 17) – 69 = 0 + 0 - 69 = - 69 Bài 59(SGK) a, (2736 - 75) – 2736 = 2736 – 75 – 2736 = (2736 - 2736) –75 = - 75 b, (-2002)- (57 – 2002) = - 2002 – 57 + 2002 = (-2002 + 2002) – 57 = 0 - 57 = -57 GV: Yêu cầu HS làm ?1 H: Có nhận xét gì về số đối của tổng 2 + (-5) và tổng các số đối của 2 và (-5)? GV(gợi ý) Ta có: [2 + (-5)] + [(-2) + 5] = (-3) + 3 = 0 Vì số đối của 2 + (-5) là: -[2 +(-5)] Mà: [2 + (-5)] + [(-2) + 5] = 0 Nên: -[2 +(-5)] = (-2) + 5 HS rút ra nhận xét: Số đối của một tổng bằng tổng các số đối GV: giới thiệu – (a +b) = (-a) + (-b) GV: Yêu cầu HS làm ? GV: Ở ?2 a, biểu thức trong dấu ngoặc có bao nhiêu số hạng, những số hạng đó mang dấu gì? HS: Có hai số hạng là: 5(mang dấu +) và –13 (mang dấu -) GV: Để ý trước dấu ngoặc của biểu thức ?2 a là dấu “+”. Khi bỏ dấu ngoặc dấu của các số hạng trong ngoặc có thay đổi không? HS: Dấu của các số hạng không thay đổi H: Ở ?2 b trước dấu ngoặc là dấu “-” . Khi bỏ dấu ngoặc dấu của các số hạng trong ngoặc có thay đổi không? HS: Dấu của các số hạng trong ngoặc thay đổi H: Khi bỏ dấu ngoặc mà đằng trước dấu ngoặc là dấu “-” ta thực hiện như thế nào? Đằng trước dấu ngoặc là dấu “+” ta thực hiện như thế nào? HS: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu cộng đúng trước ta giữ nguyên các số hạng trong ngoặc Khi bỏ dấu ngoặc đàng trước có dấu “-” ta phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc GV: Giới thiệu qui tắc bỏ dấu ngoặc như trong SGK GV: Hướng dẫn HS thực hiẹn VD HS: Làm ?3 GV: Khi viết một tổng đại số để cho đơn giản sau khi chuyển các phép trừ thành phép cộng (với số đối) ta có thể bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc GV: Giới thiệu nhận xét như trong SGK và cho VD minh hoạ GV(gợi ý): Bỏ dấu ngoặc và nhóm các số đối nhau HS: Lên bảng thực hiện HS dưới lớp làm vào vở và nhận xét bài của trên bảng GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm và đại diện từng nhóm lên bảng trình bày 4/ Củng cố: Qui tắc chuỷen vế Số đối của một tổng bằng tổng các số đối Tổng đại số và các tính chất của tổng đại số 5/ Dặn dò: Học bài, làm bài 57; 58(SGK); 89 92(SBT)
Tài liệu đính kèm: