. MỤC TIÊU
- Kiến thức: + Củng cố các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên.
+ HS biết vận dụng một cách hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
+ Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.
- Kĩ năng: HS vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
- Thái độ: Trung thực, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh vẽ máy tính phóng to, tranh nhà bác học Gauxơ, máy tính.
- Học sinh: Máy tính bỏ túi.
III. PHƯƠNG PHÁP
Ngày giảng: 28/ 8/ 2011 Ngày giảng: 30/8/2011 Tiết 7: LUYệN TậP I. Mục tiêu - Kiến thức: + Củng cố các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. + HS biết vận dụng một cách hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. + Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi. - Kĩ năng: HS vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. - Thái độ: Trung thực, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh vẽ máy tính phóng to, tranh nhà bác học Gauxơ, máy tính. - Học sinh: Máy tính bỏ túi. III. phương pháp - PP luyện tập và thực hành IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, gây hứng thú học tập - Thời gian: 7 phút - Đồ dùng: Bảng phụ tính chất của phép cộng và phép nhân - Cách tiến hành: HS1: Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng? Làm bài tập 28 HS2: Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp của phép cộng? Làm bài tập 43 (a, b) SBT. - Gv gợi ý cách làm khác của bài 28: nhóm hạng tử đầu và hạng tử cuối - GV treo bảng phụ t/c của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên 2. Hoạt động 1: Luyện tập - Phương pháp: - PP luyện tập và thực hành - Mục tiêu: : + Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. + HS biết vận dụng một cách hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. + Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi. + Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. - Thời gian: 33 phút - Đồ dùng: Bảng phụ tính chất của phép cộng và phép nhân - Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm bài tập 31. - GV gợi ý: Kết hợp các số hạng sao cho được số tròn chục, tròn trăm. - GV yêu cầu HS làm bài tập 32. - HS đọc hướng dẫn SGK rồi vận dụng. - Cho biết đã vận dụng tính chất nào để tính nhanh ? - Yêu cầu HS làm bài tập 33. - Hãy tìm quy luật của dãy số - Điền tiếp vào dãy số - GV đưa tranh vẽ máy tính bỏ túi giới thiệu các nút trên máy. - Hướng dẫn HS sử dụng như SGK. - áp dụng làm bài 34 - GV đưa tranh nhà toán học Gauxơ, giới thiệu qua về tiểu sử: Sinh 1777, mất 1855. - Gv giới thiệu cách giải toán nhanh của Gauxơ: Tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên * Cách 1: 1+2+3++99+100=101.50=5050 Tập hợp các phần tử từ 1 đến 100 có 100 phần tử, tương ứng có 50 cặp số bằng nhau và bằng 101 * Cách 2: S = 1+2++99+100 S = 100+99++2+1 Nên 2S = 101+101++101+101 (có 100 số hạng) Do đó S = 101.100:2=5050 * Như vậy để tính tổng các số tự nhiên liên tiếp, chỉ cần lấy số đầu cộng với số cuối, nhân với số số hạng rồi chia cho 2 * Quy tắc trên cũng đúng đối với tổng cac số tự nhiên liên tiếp cách đều : Tổng các số lẻ liên tiếp, tổng các số chẵn liên tiếp VD: 101+103+105+...+197+199(có 50 chữ số) = (101+109).50:2 = 7500 - yêu cầu học sinh áp dụng vào làm bài tập + Tìm ra quy luật của dãy số + Tìm ra số phần tử - Cho HS làm bài 50 (9 SBT). +Tìm số nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau? + Tìm số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau+ + Tính tổng? 1. Dạng tính nhanh: Bài 31: a) 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65) + (360 + 40) = 200 + 400 = 600. b) 463 + 318 + 137 + 22 = (463 + 137) + (318 + 22) = 600 + 340 = 940. c) 20 + 21 + 22 + ... + 29 + 30 = (20 + 30) + (21 + 29) + (22 + 28) + (23 + 27) + (24 + 26) + 25 = 50 . 5 + 25 = 275. Bài 32: a) 996 + 45 = (996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1041. b) 37 + 198 = 35 + (2 + 198) = 200 + 35 = 235. 2. Dạng tìm quy luật dãy số: Bài 33: 2 = 1+1; 3 = 2 + 1, 5 = 3 + 2; 8 = 5 + 3 1 ; 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 8 ; 13 ; 21 ; 34 ; 55 ; 89 ; 144 ; 233 ; 377 3. Dạng sử dụng máy tính bỏ túi: Bài 34: 1364 + 4578 = 5942. 6453 + 1469 = 7922. 5421 + 1469 = 6890. 3124 + 1469 = 4593. 1534 + 217 + 217 + 217 = 2185. 4. Dạng toán nâng cao: Tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên * Cách 1: 1+2+3++99+100=101.50=5050 Tập hợp các phần tử từ 1 đến 100 có 100 phần tử, tương ứng có 50 cặp số bằng nhau và bằng 101 * Cách 2: S = 1+2++99+100 S = 100+99++2+1 Nên 2S = 101+101++101+101 (có 100 số hạng) Do đó S = 101.100:2=5050 để tính tổng các số tự nhiên liên tiếp, chỉ cần lấy số đầu cộng với số cuối, nhân với số số hạng rồi chia cho 2 * Quy tắc trên cũng đúng đối với tổng cac số tự nhiên liên tiếp cách đều : Tổng các số lẻ liên tiếp, tổng các số chẵn liên tiếp VD: 101+103+105+...+197+199(có 50 chữ số) = (101+109).50:2 = 7500 Bài tập: Tính nhanh: A = 26 + 27 + 28 + ... + 33. Tìm ra quy luật của dãy số: Từ 26 33 có: 33 - 26 + 1 = 8 số. Có 4 cặp: Mỗi cặp có tổng bằng: 26 + 33 = 59. ị A = 59 . 4 = 236. B = 1 + 3 + 5 + 7 + ... + 2007. B có (2007 -1) : 2 = 1004 số. ị B = (2007 + 1) . 1004 : 2 = 1008016 Bài 50: Số nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau là: 102 Số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau là: 987 102 + 987 = 100 + 2 + 987 = 1089. Kết luận: áp dụng linh hoạt tính chất của phép cộng các số tự nhiên để tính nhẩm, tính nhanh một cách chính xác, khoa học. 3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút) - Nhắc lại các tính chất của phép cộng số tự nhiên. Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán ? - Làm bài tập: 53 , 52 (9 SBT) 35 , 36 (19 SGK) - Tiết sau mang máy tính bỏ túi.
Tài liệu đính kèm: