Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân (tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân (tiếp)

1. Kiến thức :

- HS phát biểu và viết được dạng tổng quát các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng các số tự nhiên.

2 Kĩ năng :

- Sử dụng các tính chất trên vào giải các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

 - Sử dụng hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.

3, Thái độ :

- Tính toán cẩn thận. Tích cực trong hoạt động cá nhân.

II. Chuẩn bị :

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/8/2011
Ngày giảng: 25/8/2011
Tiết 6: Phép cộng và phép nhân
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- HS phát biểu và viết được dạng tổng quát các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng các số tự nhiên. 
2 Kĩ năng : 
- Sử dụng các tính chất trên vào giải các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
 - Sử dụng hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
3, Thái độ : 
- Tính toán cẩn thận. Tích cực trong hoạt động cá nhân.
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi: 
- Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên như SGK T.15.
- Bảng phụ ghi nội dung ?1;?2.
 2. Học sinh: Bảng nhóm. 
III. Các hoạt động:
1. ổn định:
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới (1p):
ĐVĐ: ở tiểu học các em đã học về phép cộng, phép nhân các STN, tổng và tích của hai STN là một STN duy nhất, một số tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân là cơ sở giúp ta tính nhanh, tính nhẩm. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn nữa về chúng.
HĐ2: Tổng và tích của hai số tự nhiên ( 15p):
Mục tiờu: Viết dạng tổng quát của phép toán cộng và phép nhân hai STN.
Nêu thành phần phép tính trong công thức.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Yêu cầu HS đọc mục 1- SGK và trả lời câu hỏi:
 + Viết dạng tổng quát của phép toán cộng và phép nhân hai STN.
 + Nêu thành phần phép tính trong công thức.
HS: Đọc SGK và 2 hS lên bảng viết dạng tổng quát, lớp nhận xét.
Lưu ý : Cách sử dụng dấu “ .” thay cho dấu “ x” trong phép nhân.
GV: Đưa ra bảng phụ ?1:
Gọi HS lên bảng điền.
2HS lên bảng điền, lớp nhận xét.
1.Tổng và tích hai số tự nhiên:
Tổng của hai số tự nhiên:
 a + b = c 
(Số hạng) + (Số hạng) = ( Tổng)
Tích của hai số tự nhiên:
 a . b = d
( Thừa số). (Thừa số) = (Tích)
?1: Điền vào ô trống:
a
12
21
1
0
b
5
0
48
15
a+b
17
21
49
15
ab
60
0
48
0
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Gọi 2 HS trả lời ?2.
HS tại chỗ trả lời, nhận xét.
GV chỉ vào ô cột 3 và 5 ở bảng phụ (?1) minh hoạ cho (?2).
áp dụng (?2b) giải BT 30 (SGK- 17):
Gợi ý:
H: Em có nhận xét gì về kết quả của tích và thừa số của tích?
HS: Kết qủa của tích bằng 0.
 Có một thừa số khác 0.
H: Dựa vào (?2b), tìm thừa số còn lại của tích như thế nào?
HS: Thừa số còn lại phải bằng 0.
HS nêu lời giải, GV ghi bảng.
H: Tìm x dựa trên cơ sở nào?
HS: Số bị trừ = Hiệu + Số trừ.
?2: Điền vào dấu :
a, Tích của một số với 0 thì bằng 0. 
b, Nếu tích của 2 thừa số mà bằng không thì có ít nhất 1 thừa số 0. 
Bài 30 ( SGk- 17) 
Tìm x biết: 
a, ( x- 34 ) . 15 = 0
 ( x - 34) . 15 = 0
 x - 34 = 0
 x = 0 + 34
 x = 34
HĐ3:Tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên (10p):
Mục tiờu - HS phát biểu và viết được dạng tổng quát các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng các số tự nhiên. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV treo bảng phụ tính chất của phép cộng và phép nhân các STN.
H: Phép cộng các STN có những tính chất gì? Phát biểu các tính chất đó?
HS phát biểu.
Lưu ý: “Đổi chỗ” khác “đổi các số hạng”.
Củng cố bài tập (?3a):
Yêu cầu HS làm vào bảng con trong (2’).
HS làm vào bảng con.
H: Phép nhân các STN có các tính chất nào? Phát biểu các tính chất đó?
HS phát biểu.
Lưu ý: “Đổi chỗ” khác “đổi các số hạng”.
Củng cố bài tập (?3b):
Yêu cầu HS làm vào bảng con trong (2’).
HS làm vào bảng con.
H: Tính chất nào liên quan đến cả phép cộng và phép nhân? Phát biểu tính chất đó?
HS phát biểu.
Củng cố bài tập (?3b):
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân :
(SGK – 15)
?3: Tính nhanh:
a, 46 +17 + 54=
= (46 +54) + 17= 100 + 17 
 	 = 117
b, 4.37.25 = (4.25) .37
 = 100 . 37 
 = 3700
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Yêu cầu HS làm vào bảng con trong (2’).
HS làm vào bảng con.
c, 87. 36+ 87. 64= 
 =87. (36+ 64)
 =87. 100 
 = 8400
HĐ4: Củng cố (17p):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Củng cố:
Phép cộng và phép nhân có các tính chất gì giống nhau? Tính chất nào liên quan giữa phép nhân và phép cộng.
GV: Dùng bảng phụ vẽ sơ đồ đường bộ:
Hà Nội – Vĩnh Yên- Việt Trì - Yên Bái có ghi số liệu như SGK.
H: Hãy tính quãng đường bộ từ Hà Nội lên Yên Bái?
1 HS lên bảng trình bày.
H: Hãy tính nhanh tổng đó?
HS: (54 + 1) + (19 + 81)= 55 + 100 = 155 
Yêu cầu hoạt động nhóm làm cả 4 ý ra bảng phụ trong (4’).
HS hoạt động nhóm làm vào bảng phụ. Đại diện nhóm báo cáo.
Cả lớp kiểm tra, nhận xét.
GV nhận xét.
Bài 26 (SGK – 16)
Sơ đồ:
Giải:
Quãng đường bộ Hà Nội - Yên Bái là:
54 +19 + 82= 155 (km)
Bài 27(T.16)
a, 86+357+14= = (86+14) + 357
= 100 + 357 = 457
b, 72+ 69+ 128=
= (72+ 128) + 69
=200 + 69 = 269
c, 25.5.4.27.2= =(25.4).(5.2).27=
=100 . 10 .27= 27000
d, 28. 64 + 28. 36 =
= 28.(64+36)
=28. 100 = 2800
Hướng dẫn về nhà:
BTVN: 28; 29, 30b (SGK – 16,17)
 43, 44, 45 (SBT- 8)
- Chuẩn bị: Học bài, làm BTVN. Mang MTBT.

Tài liệu đính kèm:

  • doct6.doc