Kiến thức: - Củng cố các quy tắc dấu ngoặc, cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu
- Hiểu quy tắc dấu ngoặc để tính nhanh các tổng
2. Kĩ năng:
- Vận dụng quy tắc dấu ngoặc một cách thành thạo.
- Làm được các bài tập đơn giản
3. Thái độ: Cẩn thận chính xác khi làm bài tập
Ngày soạn: 4/12/2011 Ngày giảng: /12/2011 Tiết 52. LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố các quy tắc dấu ngoặc, cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu - Hiểu quy tắc dấu ngoặc để tính nhanh các tổng 2. Kĩ năng: - Vận dụng quy tắc dấu ngoặc một cách thành thạo. - Làm được các bài tập đơn giản 3. Thái độ: Cẩn thận chính xác khi làm bài tập II/ Đô dùng: - GV: Dạng bài tập, cách giải - HS : Ôn lại quy tắc dấu ngoặc, cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu III/ Phương pháp:Phương pháp phân tích, tổng hợp. Kĩ thuật tư duy, động não. I V/ Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Khởi động: Kiểm tra(Thời gian: 5 phút). ? Phát biểu quy tắc dấu ngoặc Áp dụng tính: 17 – (- 5 + 17) HS1 : Trả lời HS trả lời 17 – ( - 5 + 17) = 17 + 5 - 17 = (17 – 17) + 5 = 0 + 5 = 5 GV đánh giá, nhận xét cho điểm, ĐVĐ vào bài - HS cùng nhận xét 3. Các hoạt động dạy học: HĐ - GV HĐ - HS Ghi bảng a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức quy tắc dấu ngoặc vào giải bài tập. b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ. c) Thời gian: 40 phút. d) Tiến hành: * Thực hiện phép tính - Yêu cầu HS làm bài 57 ? Để thực hiện phép tính trên ta làm như thế nào - GV hướng dẫn HS bước bỏ dấu ngoặc và nhóm các số - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm - GV nhận xét, chốt lại ? Bỏ dấu ngoặc trước có dấu cộng ta làm như thế nào ? Bỏ dấu ngoặc trước có dấu trừ ta làm như thế nào - Gọi 2 HS lên bảng làm - GV nhận xét, chốt lại * Rút gọn biểu thức ? Rút gọn biểu thức em làm như thế nào - Yêu cầu HS làm - Nêu cách làm phần b - Yêu cầu 1 HS lên bảng làm - GV nhận xét, chốt lại - HS làm bài 57 b - Đưa số hạng 2, 4 vào một nhóm, 2 số hạng còn lại vào 1 nhóm c, d- bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc, thực hiện phép tính - 3 HS lên bảng làm - HS chữa bài vào vở - Bỏ dấu ngoặc trước có dấu cộng ta giữ nguyên dấu các hạng tử trong ngoặc - Bỏ dấu ngoặc trước có dấu trừ ta đổi dấu các hạng tử trong ngoặc - 2 HS lên bảng làm - HS lắng nghe - Áp dụng tổng đại số và sử dụng quy tắc dấu ngoặc nhóm các số vào với nhau - HS trình bày miệng - Thực hiện bỏ dấu ngoặc, nhóm các số vào một nhóm - 1 HS lên bảng làm - HS ghi nhớ Dạng I: Thực hiện phép tính Bài 57/82. Tính tổng b) 30 + 12 + (-20) + (-12) = [30 + (-20)] + [(12 + (-12)] = 10 + 0 = 10 c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 = - 4 - 440 - 6 + 440 = (440 – 440) - (4 + 6) = 0 – 10 = -10 d) (-5) + (-10) + 16 + (-1) = -5 – 10 + 16 - 1 = (16 – 10) – (5 +1) = 6 – 6 = 0 Bài 59/85: Tính nhanh a) (2736 - 75) - 2736 = 2736 – 75 – 2736 = (2736 – 2736) – 75 = 0 – 75 = -75 b) (42 – 69 + 17) –(42 +17) = 42 – 69 + 17 – 42 - 17 = (42 – 42) + (17 -17) – 69 = 0 + 0 – 69 = -69 Dạng 2: Rút gọn biểu thức Bài 58/85 a) x + 22 + (-14) + 52 = x + (22 - 14 + 52) = x + 60 b) (-90) – (p +10) +100 = -90 – p – 10 + 100 = -p + ( -90 – 10 + 100) = -p +0 = -p 4. Hướng dẫn về nhà - Học quy tắc dấu ngoặc - Làm bài tập 89, 90 (SBT – 65) -Hướng dẫn: Bài 89: - Đưa các số đối nhau vào một nhóm, các số còn lại vào 1 nhóm - Thực hiện phép tính trong ngoặc Bài 90: - Làm tương tự như bài 58 đã chữa Ngày soạn: 5/12/2011 Ngày giảng: /12/2011 Tiết 53. ÔN TẬP HỌC KÌ I I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc và tính chất của phép cộng trong Z 2. Kĩ năng: Thực hiện phép tính và tính giá trị của biểu thức 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khoa học khi làm bài tập. II/ Đồ dùng: - GV: Bảng phụ ( các tính chất của phép cộng trong Z ) - HS : Ôn lại quy tắc dấu ngoặc, cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu, giá trị tuyệt đối, tính chất của phép cộng số nguyên III. Phướng pháp: - Kĩ thuật tư duy, động não. - Phân tích, so sánh, quan sát, tổng hợp. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:...............; Vắng:............................................... 2. Khởi động: Kiểm tra ( Trong giờ) 3. Các hoạt động. HĐ - GV HĐ - HS Ghi bảng Hoạt động 1: Ôn tập các quy tắc cộng trừ số nguyên a) Mục tiêu : Học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học. b) Đồ dùng : Bảng phụ trình bày tổng quát các quy tắc đã học c) Thời gian : 15 phút d) Tiến hành: ? Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì - GV vẽ trục số minh hoạ ? GTTĐ của số 0, số nguyên dương, số nguyên âm là số nào ? Muốn cộng hai số nguyên cùng âm ta làm như thế nào - Yêu cầu HS làm ví dụ (-15) + (-20) (-12) + (-43) ? Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ta làm như thế nào - Yêu cầu HS làm ví dụ (-30)+15 (-14) + 32 - Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm như thế nào - Yêu cầu HS làm ví dụ - Yêu cầu HS phát biểu quy tắc dấu ngoặc - Yêu cầu HS làm ví dụ (-18) – (71 – 18) - Là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số - GTTĐ của số 0 là số 0 - GTTĐ của số nguyên dương là số nguyên dương - GTTĐ của số nguyên âm là số nguyên dương - HS phát biểu quy tắc - HS thực hiện ví dụ - HS phát biểu quy tắc - HS thực hiện ví dụ - Lấy số nguyên a cộng với số đối của số nguyên b - HS thực hiện ví dụ - Bỏ dấu ngoặc trước có dấu trừ thì đổi dấu các hạng tử trong ngoặc - Bỏ dấu ngoặc trước có dấu cộng thì giữ nguyên dấu các hạng tử trong ngoặc - HS thực hiện ví dụ I. Các quy tắc cộng trừ số nguyên 1. GTTĐ của số nguyên a 2. Phép cộng trong Z a. Cộng hai số nguyên âm + Cộng hai GTTĐ + Đặt dấu trừ đằng trước Ví dụ: (-15) + (-20) = -(15 +20) = -35 (-12) + (-43) = -(12 + 43) = -55 b. Cộng hai số nguyên khác dấu + Lấy số có GTTĐ lớn trừ số có GTTĐ nhỏ + Lấy dấu của số có GTTĐ lớn hơn Ví dụ: (-30)+15 = -(30 – 15) = -15 (-14) + 32 = (32 – 14) = 18 3. Phép trừ trong Z a – b = a + (-b) Ví dụ: 15 – (-20) = 15 + 20 = 35 (-28) – 12 = (-28) + (-12) = -( 28 +12) = -40 * Quy tắc dấu ngoặc Ví dụ: (-18) – (71 – 18) = (-18) – 71 + 18 = [(-18) + 18] – 71 = 71 3.2 Hoạt động 2: Ôn tập tính chất của phép cộng a) Mục tiêu : Học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học. b) Đồ dùng : Bảng phụ trình bày tổng quát các tính chất của phép cộng số nguyên c) Thời gian : 15 phút d) Tiến hành: ? Phép cộng trong Z có những tính chất gì ? Phép cộng trong Z và trong N có gì giống và khác nhau ? Các tính chất của phép cộng có ứng dụng gì trong thực tế - Phép cộng trong Z có 4 tính chất : + Giao hoán; + Kết hợp + Cộng với số 0;Cộng với số đối - Giống nhau: đều có t/c +Giao hoán, kết hợp, cộng với số 0 - Khác nhau:Phép cộng trong Z có thêm tính chất cộng với số đối; Dùng để tính nhanh giá trị của biểu thức II. Tính chất của phép cộng + Giao hoán: a + b = b + a + Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c) + Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a + Cộng với số đối: a + (-a) = (-a) + a = 0 3.3 Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu : Học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập b) Đồ dùng : Bảng phụ trình bày các nội dung bài tập; MTBT. c) Thời gian : 15 phút d) Tiến hành: - GV đưa ra bài tập ? Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm ? Tìm các số nguyên x ? Tính tổng như thế nào - Yêu cầu HS lên bảng làm - GV nhận xét, chốt lại a) Thực hiện phép tính trong ngoặc b) Thực hiện từ trái sang phải - 2 HS lên bảng làm x + Nhóm cá số đối nhau vào một nhóm +Thực hiện phép tính - 1 HS lên bảng làm - HS ghi nhớ II. Luyện tập Bài 1: Thực hiện phép tính a) [(-18) + 7] - 15 = (-11) – 15 = (-11) + (-15) = -26 b) (-219) – (-229) + 60 = [(-219) + 229] +60 = 10 + 60 = 70 Bài 2: Liệt kê và tính tổng các số nguyên x thoả mãn -4 < x < 5 x Tính tổng: (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 +2 +3 + 4 = [(-3) + 3] +[(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 + 4= 0+4 = 4 4.Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong bài và các dạng bài tập đã chữa - Làm bài tập: 162,163 (SBT – 75) Hướng dẫn: Bài 162:Thực hiện phép tính từ trái sang phải, lưu ý : –(-a) = a Bài 163: Tìm các số nguyên x , tính tổng Ngày soạn: 5/12/2011 Ngày giảng: /12/2011 Tiết 54. ÔN TẬP HỌC KÌ I I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức đã học về các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9, số nguyên tố, hợp số, ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các số chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9 - Tìm được ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác khi tính toán. II/ Đồ dùng: - GV: Bảng phụ dấu hiệu chia hết, các bước tìm ƯCLN, BCNN - HS : Ôn lại các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9, số nguyên tố, hợp số, ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN III. Phướng pháp: - Kĩ thuật tư duy, động não. - Phân tích, so sánh, quan sát, tổng hợp. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:...............; Vắng:............................................... 2. Khởi động: Kiểm tra ( Trong giờ) 3. Các hoạt động. HĐ - GV HĐ - HS Ghi bảng 3.1Hoạt động 1: Ôn tập về các dấu hiệu chia hết, số nguyên tố, hợp số a) Mục tiêu : Học sinh hệ thống các kiến thức về các dấu hiệu chia hết, số nguyên tố, hợp số và vận dụng vào giải bài tập b) Đồ dùng : Bảng phụ trình bày các nội dung bài tập; MTBT. c) Thời gian : 15 phút d) Tiến hành: - Yêu cầu HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9 - GV đưa ra bài tập 1: Cho các số: 160; 534; 2511; 48309; 3825 Hỏi trong các số đã cho a) Số nào chia hết cho 2 ? b) Số nào chia hết cho 3 ? c) Số nào chia hết cho 5 ? d) Số nào chia hết cho 9 ? e) Số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 ? f) Số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3 ? g) Số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 9 ? - GV đưa ra bài tập 2: Điền chữ số vào dấu * để a) 1*5* chia hết cho 5 và 9 b) *46* chia hết cho cả 2, 3, 5, 9 ? Nhắc lại định nghĩa số nguyên tố, hợp số - GV đưa ra bài tập 3 Trong các số sau đây, số nào là hợp số, số nào là số nguyên tố a = 717 b = 5.6 + 9.31 c = 3.8.5 – 9.13 - HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9 - HS suy nghĩ cách làm a) 160;534 b) 534 c) 3825 ;160 d) 2511; 3825 e) 160 f) 534 g) Không số nào a) 1755; 1350 b) 8460 - Số nguyên tố là số tự nhiên chỉ có hai ước là 1 và chính nó - Hợp số là số tự nhiên có nhiều hơn hai ước - HS suy nghĩ cách làm a = 717 là hợp số b = 5.6 + 9.31 là hợp số c = 3.8.5 – 9.13 là hợp số I. Ôn tập về các dấu hiệu chia hết, số nguyên tố, hợp số Bài tập 1: Cho các số: 160; 534; 2511; 48309; 3825 a) Số chia hết cho 2: 160;534 b) Số chia hết cho 3: 534 c) Số chia hết cho 5: 3825 ;160 d) Số chia hết cho 9: 2511; 3825 e) Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5: 160 e) Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3: 534 g) Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 9: không số nào Bài tập 2: Điền chữ số vào dấu * để a) 1755; 1350 b) 8460 Bài tập 3: Trong các số sau đây, số nào là hợp số, số nào là số nguyên tố a = 717 là hợp số b = 5.6 + 9.31 là hợp số c = 3.8.5 – 9.13 là hợp số 3.2 Hoạt động 2. Ôn tập về ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN a) Mục tiêu : Học sinh hệ thống các kiến thức về ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN và vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập b) Đồ dùng : Bảng phụ trình bày các nội dung bài tập; MTBT. c) Thời gian : 15 phút d) Tiến hành: ? Muốn tìm ước, bội của một số a ta làm như thế nào ? Cách tìm ƯC; BC ? Muốn tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số ta làm như thế nào - GV đưa ra bài tập Tìm: a) ƯCLN(70,180) b)BCNN(70,180) - Gọi 2 HS lên bảng làm - GV nhận xét, chốt lại + Tìm ước của a lấy a chia cho các số từ 1 đến a + a chia hết cho số nào thì số đó là ước - Tìm bội của a lấy a nhân với 0; 1; 2; .. - HS nêu các bước tìm ƯCLN, BCNN - 2 HS lên bảng làm - HS chữa bài vào vở II. Ôn tập về ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN 1. Ước chung 2. Bội chung 3. Cách tìm ƯCLN 4. Cách tìm BCNN Bài tâp 4: Tìm a) ƯCLN(70,180) b) BCNN(70,180) Giải Ta có: 70 = 2.5.7; 180 = 22.32.5 a) ƯCLN(70,180) = 2.5 = 10 b) BCNN(70,180) = 22.32.5.7 = 1260 4. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì I. - Xem lại các bài tập đã chữa chuẩn bị kiểm tra học kì I
Tài liệu đính kèm: