a) Kiến thức:
- Khắc sâu thêm các khái niệm số phần tử của một tập hợp, khái niệm tập hợp con và 2 tập hợp bằng nhau.
b) Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết số phần tử của tập hợp , tập hợp con của một tập hợp cho trước. Biết viết các tập con của một tập hợp cho trước.
- Rèn tính chính xác khi sử dụng kí hiệu thuộc , tập con.
Ngày soạn: 21/08/2010 Ngày giảng: 24/08/2010. Lớp 6A Tiết 5: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu bài dạy: a) Kiến thức: - Khắc sâu thêm các khái niệm số phần tử của một tập hợp, khái niệm tập hợp con và 2 tập hợp bằng nhau. b) Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết số phần tử của tập hợp , tập hợp con của một tập hợp cho trước. Biết viết các tập con của một tập hợp cho trước. - Rèn tính chính xác khi sử dụng kí hiệu thuộc , tập con. c) Thái độ: - Phát huy cao độ tính kiên trì, nhanh nhẹn trong quá trình giải toán. 2. Chuẩn bị: a) Giáo viên : Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học. b) Học sinh: Đọc trước bài , đồ dùng học tập , làm bài tập đã cho 3. Phần thể hiện ở trên lớp: a) Kiểm tra bài cũ: ( 10’ ) Làm bài 19 ( SGK – 13 ) Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10 Và tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5 Trả lời: A = { 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9} B = { 0,1,2,3,4} B Ì A hay A É B b) Bài mới: ĐVĐ: Để giúp các em nắm chắc hơn kiến thức về tập hợp , tập hợp con , số phần tử của tập hợp, ta cùng chữa 1 số bài tập sau. TG 28' 5’ Hoạt động của giáo viên Muốn tính xem a có bao nhiêu phần tử ta làm như thế nào? Tương tự tìm số phần tử của B ? Nhận xét lời giải của bạn ? có bạn nào ra kết quả khác không ? Giáo viên treo bảng phụ bài 22 yêu cầu các nhóm làm ? Viết tập hợp C các sô chẵn nhỏ hơn 10? Tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 20 ? L gồm những phần tử nào? Tập hợp A 3 số chẵn liên tiếp số bé nhất là 18 vậy A = ? Tập hợp D có 4 số lẻ liên tiếp số lớn nhất bằng 31 vậy D gồm những phần tử nào? 1 Học sinh giải Bài 23 ( SGK – 14 ) C có bao nhiêu phần tử ? vì sao? D có bao nhiêu phần tử ? vì sao? E có bao nhiêu phần tử ? vì sao ? So sánh nhận xét kết quả của bạn ? Tìm mối quan hệ giữa các tập hợp sau A tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10 B tập hợp các số chẵn ? N* tập hợp các số tự nhiên khác 0 N tập hợp các số tự nhiên. Hoạt động của giáo học sinh 1. Nội dung luện tập: Bài 21 ( SGK – 14 ) A = {8,9,10.20 } có số phần tử là: ( 20 – 8 ) + 1 = 13 phần tử Tổng quát : Tập hợp các số tự nhiên x mà a < x < b có b – a + 1 phần tử áp dụng tính số phần tử của tập hợp B= { 10,11,12 99} Có số phần tử là (99 - 10) + 1 = 90 Vậy B có 90 phần tử . Bài 22 ( SGK – 14 ) a) Tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10 C = { x Î N / x = 2k ; x < 10 } => C = { 0,2,4,6,8} b) Tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 20 là . L = { 11,13,15,17,19} e) Tập hợp A 3 số chẵn liên tiếp trong đó số nhất bằng 18 . A = { 18,20,22} d) Tập hợp D các số lẻ liên tiếp trong đó số lớn nhất bằng 31. D = { 31,29,27,25} Bài 23 ( SGK – 14 ) C = { 8,10,12,30 } có ( 30 – 8 ) : 2 + 1 Phần tử . Tổng quát: Tập hợp các số chẵn x mà a < x < b với a, b chẵn có số phần tử là ( b - a ) : 2 + 1. áp dụng tính số phần tử của D = { 21,23, 99} Có số phần tử là ( 99 - 21 ) : 2 + 1 = 40 phần tử E = { 32 , 34, 96 } Có số phần tử là ( 96 - 32 ) : 2 + 1 = 33 phần tử . c) Bài tập củng cố: Bài 24 ( SGK – 14 ) A tập hợp các sô tự nhiên nhỏ hơn 10 B tập hợp các số chẵn N* tập hợp các số tự nhiên . A Ì N ; B Ì N ; N* Ì N d) Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà: ( 2’ ) - Xem kỹ nội dung bài , các ví dụ. - Làm các bài tập 29 đến 34 ( SBT – 7 ) - Đọc bài đọc thêm. kẻ trước bài 29 - Cần nắm chắc khi nào tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B. Và khi nào tập hợp A bằng tập hợp B.
Tài liệu đính kèm: