Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 5: Luyện tập (tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 5: Luyện tập (tiếp)

MỤC TIÊU:

- Kiến thức: + HS biết tìm số phần tử của một tập hợp (Lưu ý các trường hợp phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật).

 + Vận dung kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.

- Kĩ năng: HS viết thành thạo tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu ; ; .

- Thái độ: Hợp tác, cẩn thận.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1464Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Số học - Tiết 5: Luyện tập (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/8/2011
Ngày giảng:24/ 8/ 2011
Tiết 5: LUYệN TậP
I. MụC TIÊU:
- Kiến thức: + HS biết tìm số phần tử của một tập hợp (Lưu ý các trường hợp phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật).
 + Vận dung kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.
- Kĩ năng: HS viết thành thạo tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu è ; ặ ; ẻ.
- Thái độ: Hợp tác, cẩn thận.
II. đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
- Học sinh: Ôn tập các kiến thức cũ.
III. Phương pháp
- PP luyện tập và thực hành, hợp tác
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, gây hứng thú học tập
- Thời gian: 7 phút
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành:
- Mỗi tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? Tập hợp rỗng là tập hợp như thế nào ?
- Chữa bài tập 29 SBT.
HS2: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B ?
- Chữa bài tập 32 (SBT-7).
2. Hoạt động 1: Luyện tập
- Phương pháp: - PP luyện tập và thực hành, hợp tác
- Mục tiêu: + HS biết tìm số phần tử của một tập hợp (Lưu ý các trường hợp phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật).
 + Vận dung kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.
 + Rèn kĩ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu è ; ặ ; ẻ.
- Thời gian: 36 phút
- Đồ dùng: Bảng phụ bài 36 SBT, bài 25 SGK
- Cách tiến hành:
Dạng 1: Tìm số phần tử của một số tập hợp cho trước:
- Cho HS làm bài tập 21 (14).
- GV gợi ý: A là tập hợp các số tự nhiên tử 8 20.
- GV hướng dẫn cách tìm số phần tử của tập hợp A như SGK.
- Đưa ra công thức tổng quát.
- HS lên bảng làm phần b.
- Hs nhận xét
- GV chốt KT
- Gv yêu cầu học sinh đọc bài 23
Hướng dẫn:
+có (30-8):2+1 phần tử
+Tổng quát: 
 Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có: (b-a):2+1 phần tử
 Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có: (n-m):2+1 phần tử
- GV yêu cầu HS làm bài tập 23 theo nhóm. 
- HS hoạt động nhóm (4’)
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt KT
Dạng 2: Viết tập hợp - Viết một số tập hợp con của tập hợp cho trước:
Bài 22
- Học sinh đọc bài
- GV yêu cầu 4 học sinh thực hiện 4 phần
- 4 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, chốt
- GV đưa đề bài 36 lên bảng phụ.
- HS đứng tại chỗ trả lời:
- Học sinh đọc bài 24
- Yêu cầu 4 học sinh lên bảng viết bằng cách liệt kê các phần tử các tập hợp A, B, N*, N.
- 1 học sinh nhận xét, gv nhận xét
- 1 HS lên làm yêu cầu của bài 24
Dạng 3: Toán thực tế:
- GV đưa đề bài 25 SGK lên bảng phụ.
- Gọi một HS viết tập hợp A và B.
Dạng 1: Tìm số phần tử của một số tập hợp cho trước:
Bài 21:
A = {8 ; 9 ; 10; ... ; 20}.
Có: 20 - 8 + 1 = 13 phần tử.
TQ: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có: 
b - a + 1 phần tử.
B = {10 ; 11 ; 12 ; ... ; 99}.
Có: 99 - 10 + 1 = 90 phần tử.
Bài 23:
- Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có:
 (b - a) : 2 + 1 (phần tử).
- Tập hợp các số lẻ từ m đến n có:
 (n - m) : 2 + 1 (phần tử).
D = {21 ; 23 ; 25 ; ... ; 99}
Có: (99 - 21) : 2 + 1 = 40 (phần tử)
 E = {32 ; 34 ; 36 ; ... 96}.
Có: (96 - 32) : 2 + 1 = 33 (phần tử).
Dạng 2: Viết tập hợp - Viết một số tập hợp con của tập hợp cho trước 
Bài 22:
a) C = {0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8}
b) L = {11; 13; 15; 17; 19}.
c) A = {18 ; 20 ; 22}.
d) B = {25 ; 27 ; 29 ; 31}.
Bài 36(SBT-8)
1 ẻ A (đúng) {1} ẻ A (Sai) 
3 è A (sai) {2 ; 3} è A (đúng)
Bài 24
A è N
B è N
N* è N.
Dạng 3: Toán thực tế:
Bài 25:
A={In-đô-nê-xi-a; Mi-an-ma; Thái Lan; Việt Nam}
B ={Xin-ga-po; Bru-nây; Cam-pu-chia}
Kết luận:
* Dạng 1
- Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có: b - a + 1 phần tử.
- Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có:(b - a) : 2 + 1 (phần tử).
- Tập hợp các số lẻ từ m đến n có:(n - m) : 2 + 1 (phần tử).
*Dạng 2
- Tập hợp, cách viết tập hợp, tập hợp con, sử dụng các kí hiệu è ; ặ ; ẻ.
* Dạng 3
- áp dụng vào thực tế cuộc sống
3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà ( 2 phút)
GV chốt lại toàn bài
VN: - Làm bài tập : 34 ; 35 ; 36 ; 37 ; 40 (SBT).
 - Đọc trước bài 5. Phép cộng và phép nhân 

Tài liệu đính kèm:

  • doct5.doc