I/ Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân.
- Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số thay đổi theo vị trí.
- HS biết đọc và viết các chữ số La Mã không quá 30.
- HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
II/ Chuẩn bị:
GV: bảng phụ ghi các số La Mã từ 1 đến 30.
HS: bảng con.
Ngày soạn: Tiết 3 §3. GHI SỐ TỰ NHIÊN I/ Mục tiêu: HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. - Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số thay đổi theo vị trí. - HS biết đọc và viết các chữ số La Mã không quá 30. - HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán. II/ Chuẩn bị: GV: bảng phụ ghi các số La Mã từ 1 đến 30. HS: bảng con. III/ Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ HS1: Viết tập N và N*. Viết tập hợp A và các số tự nhiên x mà xN*. Làm bài tập 14. HS2: Nêu tính chất a, b, c trong phần thứ tự trong N. Làm bài tập 7. 3.Bài mới Nội dung Hoạt động giữa thầy và trò 1. Số và chữ số. Ta dùng 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 để ghi mọi số tự nhiên. *) Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba, chữ số. VD: 8 là số tự nhiên có một chữ số. 413 là số tự nhiên có ba chữ số. 27 là số tự nhiên có hai chữ số. Chú ý sgk. Cần phân biệt số với chữ số, số chục với chữ số hàng chục, số trăm với chữ số hàng trăm. VD: S Số đã C cho Số trăm Chữ số hàng trăm Số chục Chữ số h. chục 3895 38 8 389 9 GV(nói): Ở tiểu học các em đã được ghi và đọc số tự nhiên. Bài học hôm nay ta sẽ ôn tập lại cách đọc và cách ghi số tự nhiên. GV: Gọi học sinh lấy một ví dụ về số tự nhiên.Chỉ rõ số tự nhiên đó có mấy chữ số? Là những chữ số nào? GV: Giới thiệu 10 chữ số dùng để ghi các số tự nhiên. GV: Từ các ví dụ trên, hãy cho biết một số tự nhiên có thể có bao nhiêu chữ số? GV nêu chú ý trong SGK phần a. GV(h): Hãy cho biết các chữ số của số 3895? GV: Giới thiệu số hàng trăm, hàng chục. HS làm bài tập 11-SGK. 2. Hệ thập phân. *) Cách ghi số như trên là cách ghi số trong hệ thập phân. *) Cứ 10 đơn vị ở một hàng làm thành một đơn vị ở hàng liền trước nó. *) Trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số vừa phụ thuộc vào bản thân chữ số đó vừa phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đã cho. VD: Trong hệ thập phân số có hai chữ số ký hiệu =10a + b. Tương tự =100a + 10b + c. GV đặt vấn đề: Ở hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí như thế nào? GVHD giải quyết vấn đề. GV cho số 333 HS: So sánh giá trị các chữ số 3 trong số đã cho. GV: Từ gợi ý trên em hãy giải quyết vấn đề đặt ra? GV: Viết số 435 dưới dạng tổng của các hàng đơn vị? GV: Từ đó viết theo cách trên các số , ? GV cho học sinh làm bài tập 13-sgk để củng cố. 3. Chú ý. Chữ số I V X Giá trị tương ứng 1 5 10 IV : 4 IX : 9 VI : 6 XI : 11 GV giới thiệu cách ghi chữ số La Mã. GV: Cho học sinh đọc 12 chữ số trên đồng hồ h.7-sgk. Lưu ý: Chữ số I viết bên trái (phải) cạnh các chữ V, X thì làm giảm (tăng) giá trị mỗi chữ số này một đơn vị. HS lên bảng viết các số 4, 6, 9, 11. GV giới thiệu mỗi số I, X có thể viết liền nhau nhưng không quá 3 lần. HS lên bảng viết các số La Mã từ 11 đến 30. 4. Củng cố: -HS nhắc lại chú ý SGK ; Cách ghi và đọc chữ số La mã. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và làm bài tập từ 16 đến 23 trong sách bài tập. - Về nhà làm các bài tập bổ sung: Bài 1. Tìm các số tự nhiên trong đó a là số lẻ nhỏ hơn 5, b là số đứng liền sau số 7 và liền trước số 9. Bài 2. Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị?. ²²²²²²²{²²²²²²²²
Tài liệu đính kèm: