Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 29 - Tiết 55 - Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 29 - Tiết 55 - Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật

. Kiến thức:

- Phát biểu được giới Thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp, tiến hóa hơn. Thực vật hạt kín chiếm ưu thế và tiến hóa hơn cả trong giới Thực vật.

- Nêu được 3 giai đoạn phát triển của giới Thực vật.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

Giáo dục thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh Sơ đồ phát triển của thực vật H 44.1 SGK tr.142

 

doc 18 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 29 - Tiết 55 - Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 	Ngày soạn: 16/03/2011
Tiết 55 	Ngày dạy: 22/03/2011 
Bài 44: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được giới Thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp, tiến hóa hơn. Thực vật hạt kín chiếm ưu thế và tiến hóa hơn cả trong giới Thực vật.
- Nêu được 3 giai đoạn phát triển của giới Thực vật.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh Sơ đồ phát triển của thực vật H 44.1 SGK tr.142
2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.
Ôn lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.
3. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : 4’
 - Thế nào là Phân loại thực vật ? Nêu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp.
3. Bài mới : 
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Quá trình xuất hiện và phát triển của giới Thực vật (18’)
GV yêu cầu HS quan sát tranh 44.1 và và đọc kĩ câu a đến g sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng.
GV cho HS công bố đáp án của bản thân để cả lớp cùng nghe và bổ sung. 
Nhận xét, chốt lại đáp án.
GV yêu cầu HS thảo luận:
- Tổ tiên của thực vật là gì? Xuất hiện như thế nào ?
- Giới thực vật đã tiến hoá như nào về đặc điểm cấu tạo và sinh sản ?
- Nhận xét gì về sự xuất hiện các nhóm thực vật mới với điều kiện môi trường thay đổi ?
GV cho HS trả lời lớp bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại:
- Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tin. 
- Thực vật từ khi xuất hiện đã không ngừng phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp, chúng có cùng nguồn gốc và có quan hệ họ hàng.
HS quan sát tranh 44.1 và và đọc kĩ câu a đến g sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng.
Đáp án: a, d, b, g, c, e. 
HS công bố đáp án của bản thân để cả lớp cùng nghe và bổ sung.
Chú ý.
HS thảo luận -> trả lời đạt: 
 - Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tiên có cấu tạo rất đơn giản, xuất hiện ở nước.
- Giới thực vật phát triển từ đơn giản -> phức tạp. Ví dụ: Sự hoàn thiện của một số cơ quan: rễ giả -> rễ thật; thân chưa phân nhánh -> phân nhánh; sinh sản bằng bào tử -> sinh sản bằng hạt.
- Khi điều kiện môi trường thay đổi, thực vật có những biến đổi thích nghi với điều kiện sống mới. Ví dụ: Thực vật chuyển từ nước lên cạn, thực vật xuất hiện rễ, thân, lá.
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS chú ý.
Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển của giới Thực vật (19’)
GV yêu cầu HS quan sát hình 44.1 tìm thông tin trả lời các câu hỏi sau:
- Ba giai đoạn phát triển của thực vật là gì? 
GV cho HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung.
GV phân tích tóm tắt 3 giai đoạn phát triển của thực vật liên quan đến điều kiện sống:
* Giai đoạn 1: đại dương là chủ yếu -> tảo có cấu tạo đơn giản thích nghi với môi trường nước.
* Giai đoạn 2: các lục địa mới xuất hiện -> thực vật lên cạn, có rễ, thân, lá thích nghi ở cạn
* Giai đoạn 3: khí hậu khô hơn, mặt trời chiếu sáng liên tục -> thực vật Hạt kín có đặc điểm tiến hóa hơn hẳn: Noãn được bảo vệ trong bầu.
 ®Các đặc điểm cấu tạo và sinh sản hoàn thiện dần thích nghi với điều kiện sống thay đổi.
Hỏi: Sự đa dạng của giới thực vật ngày càng giảm sút do sự khai thác quá mức và có nguy cơ bị tuyệt chủng, theo em phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học?
GV nhận xét, chốt lại:
*Giai đoạn 1: xuất hiện thực vật ở nước.
*Giai đoạn 2: Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện. 
*Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế thực vật hạt kín.
HS trả lời các câu hỏi đạt:
*Giai đoạn 1: xuất hiện thực vật ở nước.
*Giai đoạn 2: Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện. 
*Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế thực vật hạt kín. 
Hs trả lời, hs khác nhận xét.
HS chú ý.
Trả lời.
HS chú ý.
4. Củng cố: 3’
- Thực vật ở nước (Tảo) xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được ở môi trường đó?
- Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào? Cơ thể chúng có gì khác so với thực vật ở nước?
Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm nào giúp chúng thích nghi được với điêug kiện đó?
5. Dặn dò: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Tìm hiểu thông tin về nguồn gốc các loại cây trồng.
- Xem trước bài mới.
********************************************************
Tuần 29 	Ngày soạn: 16/03/2011
Tiết 56 	Ngày dạy: 24/03/2011
Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành. Phân biệt sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lí do khác nhau.
- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng. 
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng quan sát thực hành, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm. 
3. Thái độ:
	Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rau màu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh cây dại, cây trồng, tranh H sgk, sưu tầm một số cây dại và cây trồng, PHT.
2. Học sinh: Sưu tầm một số cây dại và cây trồng.
3. Phương pháp: Trực quan, thực hành, hoạt động nhóm, đàm thoại.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : 4’
- Nêu quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật?
- Các giai đoạn phát triển của giới thực vật?
3. Bài mới : 
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Cây trồng bắt nguồn từ đâu? (14’)
GV dùng phương pháp hỏi đáp và giảng giải:
- Cây như thế nào được gọi là cây trồng?
- Hãy kể tên một vài cây trồng và công dụng của chúng?
- Con người trồng cây nhằm mục đích gì?
GV nhận xét, bổ sung.
GV cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
- Cây trồng có nguồn gốc từ đâu?
GV gọi HS trả lời, bổ sung và hoàn chỉnh kết luận.
GV nhận xét, chốt lại:
Cây trồng bắt nguồn từ cây dại, cây trồng phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
HS dựa vào hiểu biết của mình để trả lời.
HS chú ý.
HS đọc thông tin và giải thích được nguồn gốc cây trồng.
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS chú ý.
Hoạt động 2: Cây trồng khác với cây dại như thế nào? (14’)
 * Nhận biết cây trồng và cây dại:
Yêu cầu HS quan sát H45.1 tr.144.
- Nhận biết cây cải trồng và cây cải dại.
- Hãy cho biết sự khác nhau giữa các bộ phận như rễ, thân lá, hoa của cây cải dại và cây trồng?
- Vì sao các bộ phận của cây cải trồng lại khác nhiều so với cây cải dại?
GV nhận xét, và chốt lại kiến thức:
- Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau mà con người đã tác động , cải tạo các bộ phận đó làm cho cây trồng khác xa với cây dại.
* So sánh cây trồng với cây dại:
GV phát phiếu học tập, yêu cầu quan sát mẫu hoa hồng trao đổi nhóm và ghi vào phiếu.
Ghi thêm 1-2 ví dụ khác.
GV kẻ lên bảng phiếu học tập.
Nhận xét.
Hỏi:
- Hãy cho biết cây trồng khác cây dại ở điểm nào?
GV bổ sung, hoàn thiện kết luận. 
- Cây trồng có nhiều loại phong phú.
- Bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt.
GV cho HS quan sát 1 số quả có giá trị do con người tạo ra.
Hỏi: Để có những thành tựu như ngày hôm nay con người dùng phương pháp nào?
Nhận xét, giải thích.
HS quan sát hình 45.1, chú ý các bộ phận của cây cải trồng được sử dụng, thảo luận nhóm và ghi câu trả lời ra nháp.
Yêu cầu trả lời: Rễ, thân, lá của cây trồng to hơn và ngon hơn của cây dại là do con nguời tác động.
Đại diện 1-2 nhóm trả lời.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS chú ý.
Quan sát mẫu trao đổi nhóm và ghi nhớ các đặc điểm vào phiếu.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
Chú ý.
Trả lời.
Chú ý.
Quan sát.
Trả lời.
Chú ý.
Hoạt động 3: Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì? (9’)
GV cho HS đọc thông tin trong SGK - 145.
- Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?
- Muốn nhân giống cây nhanh (Cải biến tính di truyền) ta thường làm gì?
- Những biện pháp nào chăm sóc cây trồng có phẩm chất tốt?
GV nhận xét, phân tiùch qua 1 số VD và chốt lại:
- Cải biến đặc tính di truyền: lai, chiết, ghép, chọn giống, cải tạo giống.
- Chọn lọc cây cóù lợi. 
- Nhân giống cây được chọn lọc.
- Chăm sóc, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.
HS trao đổi cả lớp phát biểu.
Hs khác nhận xét.
Chú ý.
4. Củng cố: 3’
 - Gọi HS đọc KL chung.
 - Cây trồng bắt nguồn từ đâu? Cây trồng khác với cây dại như thế nào?
 - Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?
5. Dặn dò: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. 
- Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên. 
- Chuẩn bị bài “Thực vật góp phần điều hoà khí hậu”.
************************************************************
Tuần 30 	Ngày soạn: 23/03/2011
Tiết 57 	Ngày dạy: 29/03/2011
Chương IV: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT.
Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giải thích được vì sao thực vật, nhất là thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng:
 	Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ:
GD học sinh ý thức bảo vệ đa dạng thực vật thể hiện bằng các hành động cụ thể như: bảo vệ cây tro ... ừng, BP.
2. Học sinh: Sưu tầm tin tranh ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây rừng, xem trước bài ở nhà.
3. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : 4’
- Thực vật có vai trò gì đối với đời sống con người?
- Tại sao người ta nói nếu không có thực vật cũng không có loài người?
3. Bài mới : 
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Đa dạng của thực vật là gì?
Hỏi:
- Hãy kể tên những loài thực vật mà em biết?
- Chúng thuộc ngành nào? sống ở đâu?
Gv nhận xét, giải thích: TV rất phong phú về loài, số lượng và môi trường sống tạo nên sự đa dạng của TV 
Hỏi tiếp: Em hiểu thế nào là đa dạng?
Nhận xét, chốt lại:
 Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài (môi trường sống của chúng) các cá thể của loài và môi trường sống của chúng. Nó được biểu hiện bằng:
- Số lượng các loài và số lượng cá thể trong mỗi loài.
- Sự đa dạng của môi trường sống.
HS lấy ví dụ.
Chú ý.
Trả lời.
Chú ý.
Hoạt động 2: Tình hình đa dạng của thực vật Việt Nam.
a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật:
Yêu cầu HS đọc mục thông tin 2a SGK - 157
- Thực vật Việt Nam vì sao có tính đa dạng cao? ( Số lượng quyết, hạt trần, hạt kín như thế nào? Rêu tảo như thế nào?)
GV nhận xét, giải thích: TV việt Nam có số lượng loài lớn và có nhiều môi trường sống khác nhau tạo nên nhiều sinh cảnh khác nhau và vây TV VN có tính đa dạng cao và có giá trị về kinh tế, khoa học.
Chốt lại:
Việt Nam có tính đa dạng về thực vật, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học.
b. Sự suy giảm thực vật ở Việt Nam:
GV nêu câu hỏi yêu cầu HS dựa vào phần thông tin, trang hình 49.1,2 trao đổi nhóm hoàn thành các câu hỏi sau:
- Kể tên một số loài TV có giá trị về kinh tế và khoa học mà em biết?
- Ở VN mỗi năm có khoảng 10000 - 20000 ha rừng bị tàn phá làm cho sự đa dạng của TV ở VN giảm đi rất nhiều. Theo em những nguyên nhân nào dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng của TV và gây hậu quả như thế nào?
- Thế nào là thực vật quý hiếm? Kể tên một số loài?
- Vì sao phải bảo vệ thực vật quý hiếm?
Gv nhận xét, chốt lại:
-Nguyên nhân: Nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi, cùng với việc khái thác rừng tràn lan.
- Hậu quả: số lượng cây giảm, môi trường bị thu hẹp nhiều loài trở nên hiếm thậm chí có loài, có nguy cơ bị tiêu diệt.
- TV quý hiếm là những loài TV có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Số lượng loài lớn:TV Việt Nam có khoảng 10000 loài thuộc các ngành: Quyết, hạt trần, hạt kín. Trên 1500 loài TV thuộc ngành tảo, rêu.
- Môi trường sống phong phú: trên cạn, dưới nước.
Chú ý.
Chú ý.
Trao đổi nhóm hoàn thành.
Đại diện các nhóm trình bày lần lượt các gợi ý, nhóm khác nhận xét.
Chú ý.
Hoạt động 3. Biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
Hỏi yêu cầu HS trao đổi nhóm trả lời:
- Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của TV?
Nhận xét.
Hỏi tiếp:
- Hãy nêu những biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
- Em hãy kể tên 1 số rừng quốc gia mà em biết? 
- Theo em nhà nước lập các khu bảo tồn để làm gì?
Nhận xét, chốt lại:
 Cần phải bảo vệ sự đa dạng thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nói riêng.
Các biện pháp: SGK tr. 159.
HS trao đổi nhóm trả lời
- Vì nhiều loài cây có giá trị kinh tế đang bị khai thác bừa bãi
Chú ý.
HS đọc SGK - 158 nêu được 5 biện pháp
- SGK.
- 1 số rừng: Cát tiên, Cúc phương, Tam Đảo,
- Nhà nước lập khu bảo tồn để bảo vệ 1 số loài TV quý hiếm.
Chú ý.
4. Củng cố: 4’
Cho HS trả lời câu hỏi:
- Đa dạng của thực vật là gì? Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam giảm sút? 
- Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
Cho HS đọc kết luận sgk.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc mục “Em có biết?”
- Xem trước bài 50.
*******************************************************************
Tuần 32	Ngày soạn: 06/03/2011
Tiết 62 	Ngày dạy: 14/03/2011
CHƯƠNG X: VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y
Bài 50: VI KHUẨN
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Mô tả được đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (so sánh với tế bào TV), dinh dưỡng, phân bố, sinh sản.
- Nêu được vai trò của vi khuẩn đối với cây xanh, con người và trong tự nhiên.
- Biết được một số loại vi khuẩn gây bệnh cho người và các sinh vật khác.
2. Kỹ năng:
	Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh H 50.1,2,3 sgk, BP.
2. HS: Xem trước bài ở nhà.
3. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới : 
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn (10’)
GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK về vi khuẩn:
- Vi khuẩn có hình dạng, kích thước như thế nào?
GV hướng dẫn HS cách gọi tên. 
*Lưu ý HS 1 số dạng vi khuẩn sống thành tập đoàn tuy liên kết với nhau nhưng mỗi vi khuẩn là 1 đơn vị sống độc lập.
GV cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:
- Vi khuẩn được cấu tạo như thế nào? 
- Chúng di chuyển ra sao?
- So sánh tế bào vi khuẩn với tế bào thực vật?
GV chốt lại kiến thức cho HS:
-Hình dạng: Hình chuỗi, hình que, hình cầu...
-Kích thước : rất nhỏ bé.
-Cấu tạo : Gồm những cơ thể đơn bào. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.
HS quan sát tranh và nhận xét.
HS nêu được kích thước của vi khuẩn rất nhỏ bé.
Chú ý.
Trả lời.
Chú ý.
Hoạt động 2: Cách dinh dưỡng (8’)
Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:
- So sánh màu của lá cây với màu của vi khuẩn.
Giải thích: Thực tế cơ thể VK không có màu do không có diệp lục, VK không chế tạo được chất hữu cơ.
Hỏi tiếp: Vi khuẩn không có chất diệp lục vậy nó sống bằng cách nào?
GV giải thích cách dinh dưỡng của vi khuẩn.
Hỏi: Hãy so sánh hình thức hoại sinh và kí sinh.
GV chỉnh sửa và chốt lại:
 Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (hoại sinh hoặc kí sinh). Trừ một số vi khuẩn có khả năng tự dưỡng.
Trả lời.
Chú ý.
HS trả lời. Các HS khác nhận xét.
HS chú ý lắng nghe.
- Hoại sinh: Sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác ĐV-TV đang phân huỷ.
Kí sinh: Sống nhờ trên cơ thể sống khác.
Chú ý.
Hoạt động 3. Phân bố và số lượng (8’)
Cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK. 
- Nhận xét sự phân bố vi khuẩn trong tự nhiên?
GV bổ sung tổng kết lại.
 Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn : trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật.
GT: Vi khuẩn sinh sản bằng hình thức phân đôi. Nếu gặp thuận lợi chúng sinh sản rất nhanh. Khi cơ thể bị thương vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể.
HS đọc SGK và trả lời.
- Vi khuẩn có nhiều trong không khí, nước, đất...
Chú ý.
Chú ý.
Hoạt động 4: Vai trò của vi khuẩn (14’)
GV hướng dẫn HS quan sát hình 50.2 đọc chú thích hoàn thành bài tập.
GV chốt lại: các khâu quá trình biến đổi xác động vật, lá cây rụng vi khuẩn biến đổi thành muối khoáng cung cấp lại cho cây.
Gv cho HS đọc SGK - 162. 163 trả lời câu hỏi:
- Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên, trong đời sống?
- Hãy kể tên một vài bệnh do vi khuẩn gây ra?
- Các thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu vì sao? Muốn thức ăn không bị thiu cầu phải làm gì?
Gv nhận xét, giải thích: Vi khuẩn vừa có lợi vừa có hại. Có lợi phân huỷ chất hữu cơ, phân huỷ xác động thực vật. Có hại làm hỏng thực phẩm.
Gv yêu cầu HS trao đổi trả lời:
- Em cần làm gì để chống tác hại do vi khuẩn gây ra?
GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh :
a. Vi khuẩn có ích: Vi khuẩn có vai trò trong tự nhiên và trong đời sống con người : phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ, góp phần hình thành than đá, dầu lửa, nhiều vi khuẩn ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
b. Vi khuẩn có hại: Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thực phẩm, ô nhiễm môi trường.
HS quan sát hình, trao đổi nhóm hoàn thành bài tập.
Đại diện nhóm boá cáo. Đáp án đúng: 1- Vi khuẩn, 2- muối khoáng, 3- chất hữu cơ
Chú ý.
HS trao đổi nhóm và nêu được:
Trong tự nhiên: VK phân huỷ chất hữu cơ vô cơ để cây sử dụng. VK góp phần hình thành than đá và dầu lửa.
Trong nông nghiệp : VK cố định đạm bổ sung đạm cho đất.
Trong đời sống: Chế biến thực phẩm Dùng trong công nghệ sinh học.
- Bệnh tả ở gà, bệnh than ở cừu, dịch hạch, đau mắt...
- Thức ăn bị ôi thiu do vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn.
- Cần bảo quản thức ăn: Giữ lạnh, phơi khô, ướp muối.
Chú ý.
HS thảo luận nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Không ăn thức ăn bị ôi thiu.
- Không vứt rác lung tung( Xác sinh vật..)
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ
- Dùng văcxin phòng bệnh.
Chú ý.
4. Củng cố: 4’
Gọi HS trả lời câu hỏi:
- Vi khuẩn có hình dạng, kích thước, cấu tạo như thế nào?
- Chúng dinh dưỡng và sinh sản như thế nào trên Trái Đất?
Cho HS đọc phần ghi nhớ.
5. Dặn dò : 1’
- Học thuộc bài, làm hết các bài tập SGK tr.161,164.
- Chuẩn bị bài mới “Nấm”
*******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docSH6.doc