Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 29 - Tiết 54 - Bài 36: Nước

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 29 - Tiết 54 - Bài 36: Nước

- HS biết được thành phần định tính và định lượng của nước, tính chất của nước: hào tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca, ),oxit bazơ (CaO, Na2O, ), oxit axit (P2O5, SO2).

- Biết được vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiện nước sạch.

2. Kỹ năng:

- Quan sát TN, hình vẽ về TN phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.

 

doc 21 trang Người đăng levilevi Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 29 - Tiết 54 - Bài 36: Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 	Ngày soạn: 14/03/2011
Tiết 54 	Ngày dạy: 23/03/2011
Bài 36: NƯỚC
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- HS biết được thành phần định tính và định lượng của nước, tính chất của nước: hào tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca,),oxit bazơ (CaO, Na2O,), oxit axit (P2O5, SO2).
- Biết được vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiện nước sạch.
2. Kỹ năng:
- Quan sát TN, hình vẽ về TN phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.
- Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca,..), oxit bazơ, oxit axit.
- Biết sử dụng giấy quì tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ :
Biết được nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm, có ý thức giữ gìn nguồn nước không bị ô nhiễm.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Dụng cụ: Cốc thủy tinh loại 250 ml: 2 cái; phễu, ống nghiệm,lọ thủy tinh nút nhám đã thu sẵn khí O2, môi sắt, điện phân nước bằng dòng điện, tranh vẽ: Tổng hợp nước.
Hóa chất: Quì tím, Na, H2O, CaO, P đỏ, nước cất.
BP, phiếu học tập.
2.HS: Xem trước bài ở nhà.
3.PP: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, thuyết trình.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
1. Kiểm tra bài cũ: 3’
	Trả bài kiểm tra.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Thành phần hóa học của nước:
Sự phân hủy nước (15’)
GV: Lắp thiết bị điện phân, làm thí nghiệm điện phân nước.
- Nêu các hiện tượng thí nghiệm khi có dòng điện một chiều chạy qua? 
- Hãy so sánh thể tích sinh ra ở hai điện cực?
- Hãy viết PTHH?
Nhận xét, chốt lại:
* Nhận xét: Khi có dòng điện một chiều chạy qua nước bị phân hủy thành H2 và O2
- Thể tích khí hidro bằng 2 lần thể tích oxi.
 2H2O (l) t H2 (k) + O2 (k) 
HS: Quan sát thí nghiệm và nhận xét.
- Hai điện cực xuất hiện nhiều bọt khí: cực âm (H2), cực dương (O2).
Chú ý.
Hoạt động 2: Sự tổng hợp nước (13’)
GV: Mô tả lại quá trình tổng hợp nước:
- Khi đốt hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện có hiện tượng gì?
- Mực nước trong ống nghiệm dâng lên có đầy ống không vậy các khí H2 và O2 có phản ứng hết không?
- Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn lại có hiện tượng gì? vậy khí dư là khí nào?
- Tỷ số hóa hợp về khối lượng giữa H2 và O2?
- Thành phần % về khối lượng của oxi và hidro trong nước?
GV: kết luận về sự tổng hợp nước.
Giả sử: 1 mol O2 phản ứng hết:
nH2 = 2mol
mH2 = 2. 2 = 4g
mO2 = 1. 32 = 32g
 = = 
%H = . 100% = 11,1%
%O = .100% = 88,9%
Yêu cầu hs rút ra kết luận.
Nhận xét, chốt lại:
- Khi đốt bằng tia lửa điện hidro và oxi hóa hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích 2:1
 2H2 + O2 tia lửa điện 2H2O
Hs lần lượt trả lời.
Chú ý.
Hs tự rút ra kết luận.
Chú ý.
Hoạt động 3: Kết luận (6’)
GV: Đưa hệ thống câu hỏi lên bảng phụ:
- Nước là hợp chất được tạo bởi những nguyên tố nào?
- Tỷ lệ hóa hợp giữa H2 và O2 về thể tích là bao nhiêu? về khối lượng là bao nhiêu?
- Rút ra công thức hóa học của nước?
GV nhận xét, chốt lại:
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là H và O.
- Tỷ lệ hóa hợp giữa hidro và oxi về thể tích là 2: 1. Về khối lượng là 1:8
- CTHH: H2O
Hs lần lượt trả lời.
Chú ý.
4. Củng cố - luyện tập: 7’
GV chốt lại nội dung của bài.
Cho hs làm bt sau: (PHT)
1. Tính thể tích khí hidro và oxi ở đktc cần tác dụng với nhau để tạo ra 7,2g nước.
2. Đốt cháy hỗn hợp khí gồm 1,12l H2 và 1,68l O2 (đktc). Tính khối lượng nước tạo thành khi phản ứng kết thúc.
3. Dặn dò: 1’
- Học bài, làm bt 2, 3, 4 sgk.
- Xem trước phần bài còn lại.
***************************************************************
Tuần 29 	Ngày soạn: 14/03/2011
Tiết 55 	Ngày dạy: 25/03/2011
Bài 36: NƯỚC ( tiếp theo)
1. Ổn định lớp.
1. Kiểm tra bài cũ: 6’
- Nêu thành phần hóa học của nước.
- Làm bài tập số 3,4 SGK.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tính chất của nước (23’)
1. Tính chất vật lý:
GV: Yêu cầu HS quan sát cốc nước: 
- Hãy nêu tính chất vật lý của nước?
Nhận xét, chốt lại:
- Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hóa rắn ở 00C, d = 1g/cm3 (40C)
- Nước có thể hòa tan được nhiều chất lỏng, rắn, khí.
2. Tính chất hóa học:
* Tác dụng với kim loại:
GV: Làm thí nghiệm mẫu. 
- Nhúng quì tím vào cốc nước. 
- Cho một mẩu natri vào cốc nước. Nhúng quì vào dd sau phản ứng.
GV giới thiệu sản phẩm tạo thành là NaOH. Yêu cầu hs viết PTHH xảy ra.
GV: Ngoài Na nước còn có khả năng tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như K, Ca, Ba
Chốt lại ý:
2Na(r) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k)
- ở nhiệt độ thường nước có thể tác dụng được với một số kim loại : Na, Ca, BaTạo thành dd bazơ.
* Tác dụng với một số oxit bazơ:
GV: Làm thí nghiệm:
- Cho một cục vôi nhỏ vào cốc thủy tinh
- Rót ít nước vào vôi sống.
- Hãy quan sát nêu hiện tượng TN?
GV nhúng giấy quì vào dd:
- Hãy nhận xét hiện tượng quan sát được?
Hỏi: Vậy chất nào được tạo thành và có CTHH ntn? Hãy viết PTHH.
GV: Thông báo nước còn tác dụng vớiNa2O, BaO, K2O
GV chốt lại:
CaO(r) + H2O(l) ® Ca(OH)2 (dd)
- Hợp chất tạo ra do oxit bazơ tác dụng với nước thuộc loại bazơ.
- Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh.
* Tác dụng với một số oxit axit:
GV: Tiến hành làm thí nghiệm:
- Đốt P đỏ trong không khí đưa nhanh vào lọ đựng oxi. Rót một ít nước vào lọ lắc đều.
- Nhúng giấy quì vào dd 
- Giấy quì biến đổi như thế nào?
GV: Hợp chất trên thuộc loại axit có CTHH là H3PO4
- Hãy viết PTHH xảy ra?
GV: thông báo còn có nhiều oxit axit có khả năng tác dụng với nước như SO2, SO3tạo ra axit tương ứng.
Chốt lại:
PTHH: P2O5(r) + 3H2O(l) ® 2H3PO4 (dd)
- Hợp chất tạo ra do oxit axit tác dụng với nước thuộc loại axit.
- Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ.
Quan sát, trả lời.
Chú ý.
Quan sát, nêu hiện tượng.
Hs viết PTHH:
2Na(r) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k)
Chú ý.
Chú ý.
Quan sát, nêu hiện tượng.
Quan sát, nêu hiện tượng.
Trả lời: CaCO3.
 CaO(r) + H2O(l) ® Ca(OH)2 (dd)
Chú ý.
Chú ý.
Quan sát, nêu hiện tượng.
Chú ý.
 PTHH: P2O5(r) + 3H2O(l) ® 2H3PO4 (dd)
Chú ý.
Chú ý.
Hoạt động 2: Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm (8’)
Cho hs thảo luận theo nhóm:
- Nước có vai trò trong đời sống như thế nào?
- Chúng ta cần phải làm gì để chống nguồn nước bị ô nhiễm?
GV nhận xét, chốt lại kiến thức:
- Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống.
- Cần thiết phục vụ cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, 
® Do đó cần bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nước.
Các nhóm thảo luận trả lời.
Các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
Chú ý.
4. Củng cố - luyện tập: 7’
GV chốt lại nội dung toàn bài.
Cho hs làm bài tập sau:
1. Hoàn thành các PTHH khi cho nước lần lượt tác dụng với K, Na2O, SO3, CaO, SO2
2. Để có một dd chứa 16g NaOH cần phải lấy bao nhiêu gam Na2O cho tác dụng với nước.
5. Dặn dò: 1’
Về nhà học bài, làm bài tập 1, 5,6 sgk tr125.
Xem trước bài mới, đọc phần đọc thêm sgk.
****************************************************************************
Tuần 30	Ngày soạn: 21/03/2011
Tiết 56,57	Ngày dạy: 30/03/2011
Bài 37: AXIT- BAZƠ - MUỐI
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Hs biết được định nghĩa axit, bazơ, muối theo thành phần phân tử. Cách gọi tên và phân loại axit, bazơ, muối.
2. Kỹ năng:
- Phân loại được axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể.
- Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị kim loại và gốc axit.
- Đọc được tên một số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại.
- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.
- Tính được khối lương một số axit, bazơ, muối tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
	Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Bảng phụ.
2.HS: Xem trước bài ở nhà.
3.PP: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, thuyết trình.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Nêu tính chất hóa học của nước .Viết các PTHH minh họa?
- Nêu các khái niệm oxit, công thức chung, phân loại oxit. 
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Axit (17’)
1. Khái niệm:
Hỏi:
- Hãy kể tên 3 chất axit mà em biết?
- Nhận xét điểm giống và khác nhau trong thành phần các axit trên?
- Hãy nêu định nghĩa axit?
Nhận xét, chốt lại:
- VD: HCl, HNO3, H3PO4, H2SO4,
 Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
2. Công thức hóa học:
Nêu vấn đề: Nếu KH gốc axit là A, hóa trị là n.
Hỏi: Hãy viết công thức chumg của axit?
Nhận xét, chốt lại:
 HnA
3. Phân loại:
GV: Đưa ra một số VD về axit có oxi và axit có oxi.
Hỏi: Có thể chia axit làm mấy loại? Cho VD.
Nhận xét, chốt lại:
- Axit có oxi: HNO3, H2SO4
- Axit không có oxi: H2S. HCl.
4.Tên gọi: 
GV: Hướng dẫn HS làm quen với các axit trong bảng phụ lục 2.
GV: Hướng dẫn cách đọc tên axit, gốc axit.
Hỏi: Hãy phân loại và gọi tên các axit, tên các gốc axit: HCl, HBr, H2S, HNO3, H2CO3, H3PO4, H2CO3
Nhận xét, chốt lại:
- Axit không có oxi: 
Tên axit: Axit + tên phi kim + hidric
- Axit có oxi:
+ Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit: ... taoxit tác dụng với nước.
GV yêu cầu hs các nhóm tiến hành thực hiện lần lượt các TN.
Yêu cầu HS các nhóm quan sát kĩ hiện tượng TN, giải thích hiện tượng và viết PTHH của 3 phản ứng trên.
GV quan sát các nhóm làm TN, hướng dẫn kĩ những nhóm yếu.
GV nhận xét sơ lượt các nhóm sau khi tiến hành xong TN.
HS các nhóm kiểm tra dụng cụ TN của nhóm mình.
Chú ý quan sát theo sự hướng dẫn của GV.
HS các nhóm tiến hành làm TN theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
Chú ý.
Hoạt động 2: Thu hoạch (10’)
GV yêu cầu Hs các nhóm hoàn thành bảng thu hoạch của nhóm mình.
Yêu cầu HS các nhóm nộp bảng thu hoạch sau khi hoàn thành.
HS các nhóm hoàn thành bảng thu hoạch.
hS các nhóm nộp bài thu hoạch.
STT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Nhận xét
PTHH
1
2
3
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá (5’)
GV chấm 1 vài nhóm, nhận xét, đánh giá tiết thực hành, biểu dương những nhóm làm tốt.
Chú ý.
5. Dặn dò: 1’
Yêu cầu hs về nhà xem trước bài mới.
Thu dọn và rửa dụng cụ thí nghiệm.
**************************************************************************
Tuần 32	Ngày soạn: 04/04/2011
Tiết 60 	Ngày dạy: 13/04/2011
Bài 40: DUNG DỊCH
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Học sinh biết được khái niệm dung dịch, dung môi, chất tan. Hiểu được khái niệm dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa.
- Biện pháp làm quá trình hòa tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
2. Kỹ năng:
- Hòa tan nhanh được một số chất rắn trong nước.
- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hào với dung dịch chưa bão hòa trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.
3.Thái độ:
	Giáo dục tính cẩn thận, lòng say mê môn học, tính cẩn thận tronh thực hành TN.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Chuẩn bị cho các nhóm làm các thí nghiệm sau:
Hòa tan đường vào nước, cho dầu ăn vào nước, hòa tan vào nước tạo dung dịch bão hòa, thí nghiệm chứng minh các biện pháp để quá trình hòa tan trong nước xảy ra nhanh hơn.
Dụng cụ: Cốc thủy tinh chịu nhiệt: 6 cái, kiềng sắt có lưới amiang: 4 cái, đèn cồn: 4 cái, đũa thủy tinh: 4 cái.
Hóa chất: Nước, đường, muối ăn, dầu hỏa, dầu ăn. 
BP.
2.HS: Xem trước bài ở nhà.
3.PP: Trực quan, thực hành, đàm thoại, hoạt động nhóm, thuyết trình.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dung môi, chất tan, dung dịch (14’)
GV: Giới thiệu mục tiêu của chương dung dịch. Giới thiệu những điểm chung khi học chương dung dịch.
GV: Giới thiệu các bước tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho một thìa đường vào cốc nước khuấy nhẹ.
Thí nghiệm 2: Cho một thìa dầu ăn vào 1 cốc nước, 1 cốc dầu hỏa khuấy nhẹ.
GV yêu cầu hs các nhóm làm TN, quan sát và nêu hiện tượng quan sát được? Nêu nhận xét của các nhóm?
GV nhận xét, kết luận.
GV: Ở thí nghiệm 1: Nước là dung môi.
 Đường là chất tan.
 Nước đường là dung dịch.
- Vậy ở thí nghiệm 2 đâu là dung môi , đâu là chất tan, đâu là dung dịch?
- Vậy dung môi là gì?
- Chất tan là gì?
- Dung dịch là gì?
- Lấy vài ví dụ về dd và chỉ rõ đâu là dung môi đâu là chất tan?
Nhận xét lần lượt các ý trả lời của HS và chốt lại:
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Chú ý.
HS các nhóm chú ý.
 HS các nhóm làm thí nghiệm ® nhận xét, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác đối chiếu, nhận xét nhóm của bạn.
Chú ý. 
Chú ý.
HS lần lượt trả lời.
HS chú ý nghe giảng.
Hoạt động 2: Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa (10’)
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
- Cho tiếp tục đường vào thí nghiệm 1, khuấy nhẹ.
Hỏi: Hãy nêu hiện tượng quan sát được?
GV: Giai đoạn đầu còn hòa tan thêm được đường là dd chưa bảo hòa.
 Giai đoạn sau: không thể hòa tan thêm được nữa gọi là dd bão hòa.
Hỏi: Thế nào là dd bão hòa , dd chưa bão hòa?
Nhận xét, chốt lại:
 Ở một nhiệt độ xác định:
- Dung dịch chưa bão hòa là dd có thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch chưa bào hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Chú ý.
Trả lời. 
Chú ý.
Trả lời.
Chú ý.
Hoạt động 3: Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn 
trong nước diễn ra nhanh hơn (14’)
GV: Hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm:
- Cho vào mỗi cốc nước ( 25 ml nước) 5gam muối ăn.
+ Cốc 1: Để yên.
+ Cốc 2: Khuấy đều.
+ Cốc 3: Đun nóng.
+ Cốc 4: Nghiền nhỏ muối ăn.
GV yêu cầu hs các nhóm làm TN.
Hỏi:
- Vậy muốn quá trình hòa tan chất rắn trong nước được nhanh hơn nên thực hiện các phương pháp nào?
- Tại sao khuấy dung dịch hòa ran chất rắn nhanh hơn?
- Vì sao khi đun nóng dd quá trình hòa tan nhanh hơn? 
Nhận xét, chốt lại:
- Hòa tan dd: Tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và dd. Chất rắn bị hòa tan nhanh hơn.
- Đun nóng dd: Các phân tử chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn.
- Nghiền nhỏ chất rắn: Làm tăng diện tích tiếp xúc của chất rắn với phân tử nước nên quá trình hòa tan nhanh hơn.
HS các nhóm chú ý.
HS các nhóm làm thí nghiệm và ghi lại nhận xét.
Các nhóm lần lượt trả lời.
Chú ý.
4. Củng cố - luyện tập: 6’
- GV yêu cầu hs nhắc lại các định nghĩa về: dung môi, dd, chất tan, dd bão hòa, dd chưa bão hòa.
- Cho hs lần lượt làm BT 4.a, 5, 6 (BP) - sgk, tr138.
5. Dặn dò: 1’
- Về nhà học bài, làm bài tập 1,2,3,4.a - sgk, tr138.
- Xem trước bài mới.
***************************************************************
Tuần 32	Ngày soạn: 04/04/2011
Tiết 61 	Ngày dạy: 15/04/2011
Bài 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- HS biết được khái niệm về độ tan theo khối ượng và thể tích.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất.
2. Kỹ năng:
- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.
- Thực hiện TN đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những t0 xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.
3.Thái độ:
	Giáo dục tính cẩn thận, lòng say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Bảng phụ, hình vẽ phóng to, bảng tính tan.
Dụng cụ: Cốc thủy tinh: 8 cái, phễu thủy tinh: 4 cái, ống nghiệm : 8 cái, kẹp gỗ: 4 cái, tấm kính: 8 cái, đèn cồn: 4 cái.
Hóa chất: H2O, NaCl, CaCO3
2.HS: Xem trước bài ở nhà.
3.PP: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, thuyết trình.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
1. Kiểm tra bài cũ: 6’
- Hãy nêu các khái niệm: dung dịch , dung môi, chất tan.
- Nêu định nghĩa: Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa.
- Làm bài tập số 3, 4.a sgk, tr138.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Chất tan và chất không tan (23’)
GV: Hướng dẫn và yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm:
-TN 1:Cho bột CaCO3 vào nước cất lắc nhẹ® Lọc lấy nước lọc®Nhỏ vài giọt lên tấm kính®Hơ lên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết. Quan sát hiện tượng.
- Thí nghiệm 2: Thay muối CaCO3 bằng NaCl và làm các bước giống TN 1.
- Quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét?
Nhận xét, kết luận;
 Có chất tan được trong nước, có chất không tan được trong nước, có chất tan ít có chất tan nhiều.
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng tính tan phụ lục 2. Hỏi:
- Nêu tính tan của axit, bazơ?
- Những muối của kim loại nào, gốc axit nào tan hết trong nước?
- Những muối nào phần lớn không tan?
Nhận xét, chốt lại:
- Hầu hết các axit tan trong nước (trừ H2SiO3)
- Phần lớn các bazơ đều không tan trong nước trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2, và Ca(OH)2 ít tan.
- Muối của natri và kali đều tan.
- Muối nitơrat đều tan.
- Hầu hết muối clorua, muối sufat đều tan.
- Phần lớn muối cacbonat đều không tan.
GV yêu cầu hs làm BT sau:
BT: Hãy viết một số công thức của: 
- 2 axit tan, một axit không tan.
- 2 bazơ tan, 2 bazơ không tan.
- 3 muối tan, 2 muối không tan. 
Nhận xét.
HS chú ý nghe giảng và các nhóm tiến hành làm TN ® Nêu hiện tượng và rút ra nhận xét. 
Chú ý.
Hs quan sát bảng tính tan, trả lời.
Chú ý.
Các nhóm hoàn thành, đại diện nhóm lên bảng hoàn thành, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chú ý.
Hoạt động 2: Độ tan của một chất trong nước (10’)
GV: Để biểu thị khối lượng độ tan trong khối lượng dung môi người ta dùng độ tan.
GV: Yêu cầu học sinh đọc định nghĩa SGK
Chốt lại:
Định nghĩa: Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Treo tranh H6.5,6 yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn và chất khí.
Nhận xét, chốt lại:
- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ (hầu hết các chất rắn khi nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng).
- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.(độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và áp suất tăng).
Chú ý.
HS đọc định nghĩa.
Chú ý.
Quan sát tranh, rút ra nhận xét.
Chú ý.
4. Củng cố - luyện tập: 5’
GV chốt lại nội duung chính của bài.
Cho HS quan sát H6.5 và làm bài tập:
a. Cho biết độ tan của NaNO3 ở 100C.
b. Tính khối lượng NaNO3 tan trong 50g nước để tạo ra dung dịch bão hòa ở 100C.
5. Dặn dò: 1’
- Về nhà học bài và làm BT 1,2,3,4,5 - sgk tr142.
- Xem trước bài mới.
****************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHH8.doc