Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45 - Bài 37 : Tảo

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45 - Bài 37 : Tảo

Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải :

1. Kiến thức :

 - Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp

 - Tập nhận biết một số tảo thường gặp

 - Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo

2. Kỹ năng :

 - Rèn kỹ năng quan sát nhận biết

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45 - Bài 37 : Tảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :23 Ngày soạn :06/02/2011
 Tiết: 45 Ngày giảng : 09/02/2011
BÀI 37 : TẢO
I. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải : 
1. Kiến thức :
 - Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp 
 - Tập nhận biết một số tảo thường gặp 
 - Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo 
2. Kỹ năng :
 - Rèn kỹ năng quan sát nhận biết 
3. Thái độ : 
 - GD ý thực bảo vệ thực vật 
II. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh tảo xoán , rong mơ và 1 số tảo khác 
2. HS : Xem SGK
III. Hoạt động dạy học: 
1. Mở bài: Trên mặt nước ao hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng . váng đó do cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên . Tảo gồm những cơ thể lớn hơn sống ở nước ngọt hoặc nước mặn .
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1 : Cấu tạo của tảo
* Mục tiêu : Thấy được tảo xoắn và cấu tạo đơn giản là một sợi gồm nhiều tế bào
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu nơi sống của tảo xoắn 
- Hướng dẫn HS quan sát 1 sợi tảo phóng to trên tranh à trả lời câu hỏi 
+ Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào ?
+ Vì sao tảo xoắn có màu lục 
- GV giảng giải về : 
+ Tên gọi của tảo xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn ( thể màu ) chứa chất diệp lục 
+ cách SS của tảo xoắn : sinh sản dinh dưỡng và tiếp hợp 
- GV chốt lại vấn đề bằng câu hỏi 
- Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn .
- HS quan sát kỹ tranh à cho vài em nhận xét cấu tạo của tảo xoắn về :
 + Tổ chức cơ thể 
 + cấu tạo tạo bào 
 + màu sắc của tảo 
- Gọi HS phát biểu à rút ra kết luận 
* Tiểu kết 1 : 
- Tảo xoắn màu lục , sợi rất mảnh , trơn , nhớt 
- Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nha
 Hoạt động 2 : Quan sát rong mơ
* Mục tiêu : Nắm được đặc điểm bên ngoài của rong mơ
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu môi trường sống của rong mơ 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh rong mơ 
- Trả lời câu hỏi : rong mơ có cấu tạo như thế nào ?
- Tại sao rong mơ có màu nâu ?
- Rong mơ có những hình thức sinh sản như thế nào ? 
- Đọc thông tin 5 ở cuối trang 123 SGK và đầu trang 124 SGK
- Thực hiện yêu cầu ở Đ cuối trang 123 SGK 
- HS trả lời câu hỏi 
- Thảo luận chung cả lớp 
* Tiểu kết 2 : Hình dạng như một cái cây , phía dưới có móc bám , cơ thể có nhiều bóng khí để đứng thẳng trong nước 
 Hoạt động 3 : Một vài tảo khác thường gặp
* Mục tiêu : Nhận dạng được một số tảo ở nước ngọt và nước mặn . Nhận thấy đặc điểm chung của thực vật bậc thấp
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS đọc quan sát tranh hình 37.3 và 37.4 đọc thông tin chú thích 
- Thế nào là tảo đơn bào ? đa bào ? 
- Tại sao xếp tảo là thực vật bậc thấp
- Quan sát tranh 37.3 và 37.4 và đọc thông tin chú thích 
- 1 HS đọc to thông tin ở 5 giữa trang 124 SGK các Hs khác theo dõi 
- 1-2 HS trả lời 
* Tiểu kết 3 : 
- Tảo đơn bào : cơ thể chỉ có 1 tế bào 
- Tảo đa bào : Cơ thể gồm nhiều tế bào 
- Cơ thể chưa có rễ thân lá thực sự , bên trong chưa phân hoá thành các mô điển hình à chúng là nhóm thực vật bậc thấp 
 Hoạt động 4: Vai trò của tảo
* Mục tiêu : Nhận thấy những ích lợi của chúng trong tự nhiên với con người cùng những tác hại .
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS đọc thông tin 
- Tảo có vai trò như thế nào ?
- HS đọc thông tin cuối trang 124 SGK vàđầu trang 125 SGK 
- 2 HS trả lời câu hỏi 
* Tiểu kết 4 : 
- Một số tảo cung cấp Oxy và làm thức ăn cho các động vật ở dưới nước 
- Một số tảo làm thức ăn cho người và gia súc 
- Một số tảo dùng làm phân bón , làm thuốc , nguyên liệu dùng trong công nghiệm như : làm giấy , hồ dán thuốc nhuộm 
- Một số tảo gây hại gây ô nhiễm môi trường hoặc quấn lấy gốc lúa à lúa khó đẻ nhánh
3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết luận chung 
4 . Kiểm tra đánh giá : 
- Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ 
- Đánh dấu P vào ô 5 cho ý trả lời đúng trong câu sau : 
	Tảo là thực vật bậc thấp vì : 
	 5 cơ thể có cấu tạo đơn bào 
	 5 sống ở nước 
	 5 chưa có rễ thân lá thực sự ( câu này )
5. Dặn dò : 
- Học bài , đọc mục em có biết 
- Xem bài cây rêu 
6. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần :23 Ngày soạn :09/02/2011
 Tiết : 46 Ngày giảng :12/02/2011
BÀI 38 : RÊU-CÂY RÊU
I.Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
1. Kiến thức : 
 - Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu , phân biệt rêu với tảo và cây có hoa
 - Biết được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu 
 - Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên 
2. Kỹ năng : 
 - Rèn kỹ năng quan sát 
3. Thái độ :
 - GD ý thức yêu thiên nhiên 
II. Chuẩn bị: 
1. GV : Tranh phóng to cây rêu 
2. HS : Xem sách GK 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Mở bài: Rêu là nhóm thực vật lên cạn đầu tiên,cơ thể có cấu tạo đơn giản
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1 : Môi trường sống của rêu
* Mục tiêu : Nhận thấy rêu chỉ có ở nơi ẩm ướt
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS đọc thông tin ở phần 1 / SGK/ 126
- Rêu thường sống ở những nơi nào ?
- HS đọc thông tin 
- 1 HS trả lời 
* Tiểu kết 1 : Rêu sống ở những nơi ẩm ướt
Hoạt động 2 : Quan sát cây rêu
* Mục tiêu : Phân biệt được các bộ phận của cây rêu và đặc điểm chính của mỗi bộ phận 
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS quan sát tranh hình 38.1 SGK /126 à nhận thấy được những bộ phận nào của cây 
- Thảo luận nhóm 
- Cho HS đọc 5 à GV giảng giải 
- Rễ giả à có khả năng hút nước 
- Thân lá chưa có mạch dẫn à sống được nơi ẩm ướt 
- YC so sánh với tảo à tại sao xếp rêu vào nhóm thực vật bậc cao 
- HS hoạt động theo nhóm 
- Gọi 1-2 nhóm trả lời à các nhóm khác bổ xung 
- HS đọc thông tin 
- HS trả lời 
* Tiểu kết 2 : Thân ngắn , không phân cành , là nhỏ mỏng chỉ có một lớp tế bào , rễ giả có khả năng hút nước , chưa có mạch dẫn
 Hoạt động 3: Túi bào tử và sự phát triển của rêu
* Mục tiêu : Biết được rêu sinh sản bằng bào tử và túi bào tử là cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây 
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử à phân biệt các phần của túi bào tử 
- YC HS quan sát tiếp và đọc 5 trả lời câu hỏi 
- Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào ? 
- Rêu sinh sản bằng gì ?
- Trình bày sự phát triển của rêu 
- HS quan sát tranh à rút ra nhận xét , túi bào tử có 2 phần : mũ ở trên , cuống ở phía dưới , trong túi có bào tử 
- HS dựa vào hình 38.2 thảo luận nhóm tìm câu trả lời à bổ xung cho nhau và rút ra kết luận 
* Tiểu kết 3 : 
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây 
- Rêu sinh sản bằng bào tử 
- Khi bào tử chín nắp bung , bào tử rớt ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành cây rêu
 Hoạt động 4: Vai trò của rêu
* Mục tiêu : Biết được một số tác dụng của rêu
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS đọc đoạn 5 mục 4 trả lời câu hỏi 
- Rêu có ích lợi gì ?
- GV giảng giải thêm:
+ Hình thành đất
+ Tạo than
- HS đọc thông tin và tự rút ra vai trò của rêu 
- HS nghe
* Tiểu kết 4 : 
- Tạo thành chất mùn 
- Tạo thành bùn à làm phân bón , chất đốt
3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết luận chung 
4. Kiểm tra đánh giá :
* Điền vào chỗ trống những từ thích hợp 
- Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm .. chưa có  thật sự , trong thân lá rêu chưa có .. . Rêu sinh sản bằng .. được chứa trong . Cơ quan này nằm ở  cây rêu . 
 	( Đáp án : Thân lá rễ giả , rễ , mạch dẫn , bào tử , túi bào tử , ngọn )
5. Dặn dò : 
- Về nhà học bài , Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK , Xem bài cây dương xĩ 
6. Rút Kinh Nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU TUAN 23.doc