Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 21 - Tiết 41 - Bài 34 : Phát tán của quả và hạt

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 21 - Tiết 41 - Bài 34 : Phát tán của quả và hạt

. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải

1. Kiến thức :

 - Phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt

 - Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán

2. Kỹ năng :

 - Rèn kỹ năng quan sát nhận biết , kỹ năng làm việc độc lập theo nhóm

3. Thái độ :

 - GD ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật

II. Chuẩn bị:

1. GV : Tranh phóng to hình 34.1

2. HS : kẻ phiếu học tập vào vở bài tập

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1237Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 21 - Tiết 41 - Bài 34 : Phát tán của quả và hạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :21 Ngày soạn :09/01/2011
Tiết: 41 Ngày giảng : 12/01/2011
BÀI 34 : PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT
I. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải 
1. Kiến thức :
 - Phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt 
 - Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán 
2. Kỹ năng : 
 - Rèn kỹ năng quan sát nhận biết , kỹ năng làm việc độc lập theo nhóm 
3. Thái độ :
 - GD ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật 
II. Chuẩn bị:
1. GV : Tranh phóng to hình 34.1
2. HS : kẻ phiếu học tập vào vở bài tập 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Mở bài: Cây thường sống cố định một chỗ những quả và hạt của chúng lại được phát tán đi xa hơn nơi nó sốnng . vậy những yếu tố nào để quả và hạt đuợc phát tán.
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách phát tán của quả và hạt
* Mục tiêu : Nhận thấy các quả và hạt phát tán bằng nhiều cách 
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Làm rõ khái niệm phát tán và ý nghĩa sinh học của sự phát tán của quả và hạt 
- YC HS quan sát hình 34.1 và làm bài tập
- GV gọi HS 
- Quả và hạt có những phát tán nào ? 
- HS quan sát hình 34.1 thực hiện yêu cầu bảng trang 111
- HS trả lời các HS khác nhận xét 
* Tiểu kết 1 : Phát tán là đi xa hơn nơi cây sống : có 3 cách phát tán : nhờ gió , nhờ động vật và tư phát tán
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt
* Mục tiêu : Giải thích được các đặc điểm của quả và hạt thích nghi với cách phát tán 
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS quan sát hình 34.1 và các quả và hạt mang theo ,đọc thông tin SGK tr.111
- 1 HS đọc yêu cầu ở phần Đ trang 111 các HS khác theo dõi 
- 2 HS 1 bàn trao đổi tìm câu trả lời 
- Thảo luận chung cả lớp theo Đ /III SGK
* Tiểu kết 2 :
- Phát tán nhờ gió : quả và hạt có cánh hoặc túm lông nhẹ
- Phát tán nhờ động vật : quả có hương vị thơm ngot , hạt vỏ cứng , quả có nhiều gai góc bám 
- Tự phát tán : Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài 
- Con người cũng đã giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển ở khắp nơi
3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết luận chung	 
4. Kiểm tra đánh giá : 
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất để đánh dấu X vào ô trống ở đầu câu 
1.Phát tán là gì ? ( đáp án : c )
	 a. 5 Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió 
	 b. 5 Hiện tượng quả và hạt mang đi xa nhờ động vật 
	 c. 5 Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa nơi nó sống 
	 d. 5 Hiện tượng quả và hạt vung vãi ở nhiều nơi 
2. Nhóm quả và hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật ( Đáp án : a và c )
	 a. 5 Những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc 
	 b. 5 Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh 
	 c. 5 Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật 
	 d. 5 Câu a và c 
5. Dặn dò :
- Học bài 
- Làm thí nghiệm như SGK
6. Rút Kinh Nghiệm:
Tuần :21 Ngày soạn :10/01/2011
Tiết: 42 Ngày giảng : 13/01/2011
BÀI 35 : NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
I. Mục tiêu : sau bài này học sinh phải :
1. Kiến thức : 
 - Thông qua thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm .
 - Giải thích được cơ sở khoa học của 1 số biện pháp kỹ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống .
2. Kỹ năng : 
 - Rèn kỹ năng thiết kế thí nghiệm , thực hành 
3. Thái độ :
 - GD ý thức yêu thích bộ môn 
II. Chuẩn bị:
1. GV: Làm thí nghiệm 1
2. HS : làm thí nghiệm trước ở nhà . Kẻ bảng tường trình theo mẫu SGK , Tranh vẽ thí nghiệm 
III. Hoạt động dạy học:
1. Mở bài: Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận có thể giữ trong 1 thời gian dài mà không có gì thay đổi . Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt sẽ nảy mầm . Vậy hạt nẩy mầm cần những điều kiện gì ? Muốn biết điều đó thì bài này sẽ giúp cho chúng ta biết .
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1 : Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
* Mục tiêu : Qua trhí nghiệm Hs thấy được khi hạt nẩy mầm cần đủ nước , nhiệt độ , không khí .
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Thí nghiệm 1 : ( làm ở nhà ) . YC HS ghi kết quả vào bảng tường trình 
- Gọi các tổ báo cáo kết quả à GV ghi lên bảng
- GV YC HS tìm hiểu nguyên nhân hạt nẩy mầm và không nẩy mầm được 
- Hạt nẩy mầm cần những điều kiện nào ? 
- Tổ chức thảo luận trên lớp , khuyến khích HS nhận xét bổ xung 
* Thí nghiệm 2 : 
- YC HS nghiên cứu thí nghiệm 2 SGK trả lời câu hỏi mục Đ 
- YCHS đọc 5 trả lời câu hỏi 
- GV chốt ý 
- HS làm thí nghiệm 1 ở nhà điền kết quả vào bảng tường trình 
- Chú ý phân biệt hạt nẩy mầm với hạt chỉ nứt vỏ khi no nước 
- HS Thảo luận trong nhóm để tìm ra câu trả lời 
- YC hạt không nảy mầm vì thiếu nước , thiếu không khí 
- Đại diện 1 số nhóm trình bày các nhóm khác bổ xung 
- HS đọc nội dung thí nghiệm , YC nêu à nhiệt độ 
-HS đọc thông tin trả lời à chất lượng hạt giống 
Tiểu kết 1 : Hạt nẩy mầm cần đủ nước , không khí và nhiệt độ thích hợp , ngoài ra cần hạt chắc , không sâu , còn phôi
Hoạt động 2 : Vận dụng kiến thức vào sản xuất
* Mục tiêu : HS giải thích được cơ sở khoa học của biện pháp kỹ thuật
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- YC HS nghiên cứu SGK tìm cơ sở khoa học mỗi biện pháp ( YC hs chú ý vận dụng các điều kiện nảy mầm ) 
- GV chốt ý 
- HS đọc thông tin 5 thảo luận theo nhóm từng nội dung thông qua thảo luận rút ra cơ sở khoa học từng biện pháp 
* Tiểu kết 2 : Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp , phải chăm sóc hạt gieo , chống úng , chống hạn , chống rét , phải gieo hạt đúng thời vụ
3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết luận chung	 
4. Kiểm tra đánh giá : 
	- Cho HS trả lời câu hỏi 3 SGK 
	- Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào ? 
5. Dặn dò : Học bài . Đọc mục em có biết . Ôn lại kiến thức chương 2 à chương VII
6. Rút Kinh Nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU TUAN 21.doc