Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Chương 3: Các cơ quan sinh dưỡng

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Chương 3: Các cơ quan sinh dưỡng

 3.1.1. Hình thái ngoài của rễ

 Rễ là cơ quan trục, cùng với thân tạo nên một trục thống nhất của cây. Rễ có khả năng phân nhánh cho ra các rễ bên làm tăng diện tích tiếp xúc với môi trường.

 Các rễ thường có hình trụ, không mang lá, gồm có 4 miền: miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hấp thu và miền trưởng thành. Trên rễ có chóp rễ có nhiệm vụ che chở cho mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị hư hỏng và xây xát khi rễ đâm vào đất.

 

doc 35 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Chương 3: Các cơ quan sinh dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.1. Rễ cây
    3.1.1. Hình thái ngoài của rễ
        Rễ là cơ quan trục, cùng với thân tạo nên một trục thống nhất của cây. Rễ có khả năng phân nhánh cho ra các rễ bên làm tăng diện tích tiếp xúc với môi trường.
        Các rễ thường có hình trụ, không mang lá, gồm có 4 miền: miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hấp thu và miền trưởng thành. Trên rễ có chóp rễ có nhiệm vụ che chở cho mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị hư hỏng và xây xát khi rễ đâm vào đất.
        Rễ có nhiều kiểu khác nhau, có chức năng sinh lí khác nhau.
        - Rễ trụ (rễ cọc): đặc trưng cho các cây thuộc lớp Hai lá mầm, gồm có rễ chính và các rễ  bên. Rễ chính phát triển từ mầm rễ, đâm thẳng xuống đất. Rễ chính là rễ cấp 1 phân nhánh ra rễ bên là rễ cấp 2, rễ cấp 2 phân nhánh tạo rễ cấp 3
        Các rễ bên được hình thành theo thứ tự hướng ngọn, rễ non nhất phát sinh ở gần đỉnh ngọn đẩy các rễ già về phía gốc rễ (cải, cà chua, chanh, mít, táo).
        - Rễ phụ: sinh ra từ thân, cành hoặc lá, chúng mọc từ thân gần đất ẩm của nhiều cây gỗ lâu năm hoặc trên thân rễ của các cây họ Lúa. Ví dụ: cây đa, si, ngô, mía, tre
        - Rễ chùm: đặc trưng cho các cây thuộc lớp Một lá mầm, không có rễ chính, gồm nhiều rễ con có hình dạng và kích thước tương đối đồng đều; không có khả năng sinh trưởng thứ cấp. Tất cả các rễ trong hệ rễ chùm được mọc ra từ gốc thân sau khi rễ mầm chết sớm.
        Hình thái của rễ, chiều ăn sâu, lan rộng của rễ phụ thuộc vào điều kiện sống và đặc tính di truyền của từng loài cây. Chúng có thể phát triển theo hướng đâm sâu vào lòng đất hay mọc ngang lan rộng ra xung quanh hoặc cả hai hướng.
A
B
C
Hình 3.1. Các kiểu rễ
A. Rễ cọc; B. Rễ chùm; C. Rễ phụ ở Chi Ficus
        Các miền của rễ
        - Miền chóp rễ: có màu sẫm hơn các miền khác, gồm các tế bào có vách ngoài hóa nhầy che chở cho mô phân sinh tận cùng khỏi bị hư hỏng và xây xát khi rễ đâm vào đất.
        - Miền sinh trưởng: nằm ngay trên chóp rễ, là nhóm tế bào mô phân sinh, phân chia liên tục làm cho rễ dài ra. Khi miền sinh trưởng bị gày thì rễ không dài ra nữa, tại đó mọc ra nhiều rễ con.
        - Miền hấp thụ: là miền quan trọng nhất của rễ có chức năng hấp thu nước và muối khoáng, có mang nhiều lông hút sống và hoạt động trong thời gian nhất định, chết và rụng đi.
        - Miền trưởng thành: có lớp biểu bì bao ngoài hóa bần, trong trụ có các mạch dẫn làm chức năng dẫn truyền.
        Biến dạng của rễ
        - Rễ củ (củ cải, củ sắn, cà rốt, củ đậu)
        - Rễ móc (rễ bám) (trầu không, tiêu, vạn niên thanh)
        - Rễ thở (rễ hô hấp) (bần, mắm, bụt mọc)
        - Rễ mút (giác mút) (dây tơ hồng, các cây trong họ Tầm gửi)
        - Rễ chống (đước, dà)
        - Rễ cột (rễ cây đa)
        - Rễ khí sinh (rễ không khí) (rễ các cây trong họ Lan)
A
B
C
D
E
F
Hình 3.2. Một số loại cây có rễ biến dạng
A. Rễ củ ở cây sắn; B. Rễ bám ở cây trầu không;
C. Rễ thở ở cây bụt mọc; D. Rễ hô hấp ở cây mắm;
E. Rễ chống ở cây đước; F. Rễ khí sinh ở cây phong lan
    3.1.2. Cấu tạo giải phẫu của rễ
        a) Chóp rễ
        Mô phân sinh ngọn của rễ khác với mô phân sinh của chồi ở chỗ nó phân chia cả về phía trục, cả về phía đối diện để tạo thành chóp rễ. Đỉnh rễ không hình thành các mấu lồi bên như mầm lá, mầm cành.
        Chóp rễ: là phần tận cùng của rễ, có nhiệm vụ bảo vệ cho mô phân sinh ngọn và giữ cho rễ khỏi bị xây xát khi đâm sâu vào đất nhờ sự hóa nhầy, hóa bần màng của các tế bào ngoài cùng.
        Chóp rễ gồm các tế bào mô mềm sống, thường chứa tinh bột.
        b) Miền sinh trưởng
        Là miền tiếp nối với miền chóp rễ, mô phân sinh ngọn nằm trong miền sinh trưởng phân hóa cho ra 3 loại mô phân sinh sơ cấp:
        - Tầng sinh bì (lớp nguyên bì) nằm ở ngoài cùng cho ra biểu bì của rễ.
        - Tầng sinh vỏ (mô phân sinh cơ bản) nằm ở giữa sinh ra các tế bào của vỏ sơ cấp và vỏ trong.
        - Tầng sinh trụ (tầng trước phát sinh) nằm ở phía trong cùng cho ra trụ giữa chứa mô dẫn, tầng phát sinh và vỏ trụ.
        Cả 3 tầng cùng xuất phát từ một nhóm tế bào khởi sinh ở đỉnh rễ, nhóm tế bào đó họp lại thành đỉnh sinh trưởng (hay nón sinh trưởng).
        c) Cấu tạo sơ cấp của rễ (miền hấp thu)
        - Biểu bì: gồm các tế bào dài, có vách mỏng, xếp sát nhau, có thể hóa cutin hoặc hóa bần. Biểu bì rễ thường có một lớp, ở rễ không khí (họ Lan) biểu bì rễ có nhiều lớp gọi là lớp velamen gồm những tế bào có màng dày, khi trời hanh chúng chứa đầy không khí, khi trời mưa chúng chứa đầy nước. Đây là mô hấp thu và dự trữ nước.
        Trên biểu bì của rễ có các lông hút, lông hút mọc thêm ở phần non và chết đi ở phần già nên độ dài của đoạn rễ mang lông hút không đổi.
Hình 3.3. Sự phát triển của lông hút
1. Nhân; 2. Mấu lồi từ vách tế bào;
3. Các không bào kết hợp lại;
4. Nhân và chất tế bào chuyển vào lông hút;
5. Không bào trung tâm lớn; 6. Chất tế bào;
7. Nhân ở đầu của lông hút
        - Vỏ sơ cấp (vỏ cấp 1): do tầng sinh vỏ của mô phân sinh ngọn sinh ra, gồm các tế bào tương đối đồng đều, vách mỏng bằng xenlulozơ.
        Ở các cây Hạt trần và cây Hai lá mầm, rễ có sinh trưởng thứ cấp nên vỏ sơ cấp chỉ có mô mềm và sớm bị bong đi chứ không có mô cứng như cây Một lá mầm.
        Vỏ ngoài: gồm một hoặc nhiều lớp tế bào dưới biểu bì, vách tế bào thấm bần. tế bào vỏ ngoài đôi khi cũng có đai caspari và phiến suberin ở phía trong vách sơ cấp. Phiến suberin này có khi rất dày có khi hóa gỗ.
        Mô mềm vỏ: gồm các tế bào vách mỏng bằng xenlulozơ, sắp xếp đồng đều thành các dãy xuyên tâm hay xen kẽ nhau thành các vòng đồng tâm đều đặn. Tế bào thường chứa chất dự trữ, không chứa diệp lục, chỉ ở rễ khí sinh của phong lan mới có diệp lục.
        Ở các cây sống dưới nước, lớp mô mềm vỏ ở phía ngoài có các khoảng gian bào lớn làm chức năng trao đổi không khí.
Hình 3.4. Rễ cây khí sinh và rễ cây thủy sinh
        Vỏ trong (nội bì): có nguồn gốc từ tầng sinh vỏ, thường có đai caspari có chức năng giảm bớt sự xâm nhập của nước vào trụ giữa.
        Đối với cây Hai lá mầm, đai caspari là một khung hóa bần tại các vách xuyên tâm của TB vỏ trong. Nhờ có đai caspari ma nước và ion khoáng do lông hút vào rễ, qua phần mô mềm và được dẫn vào theo một chiều nhất định.
        Còn ở cây Một lá mầm, khung hóa bần có hình chữ U do vách tế bào vỏ trong dày lên đáng kể ở cả 3 phía, do đó việc dẫn truyền từ ngoài vào trong không thực hiện được. Việc thực hiện chức năng dẫn truyền các chất hút từ ngoài vào là nhờ các tế bào hút vách mỏng nằm xen giữa các tế bào khung hóa bần. Tế bào hút nằm đối diện với các bó gỗ.
        - Trụ giữa (trung trụ)
        + Vỏ trụ: ở rễ non, vỏ trụ gồm các tế bào mô mềm có vách mỏng. Ở các cây Hạt trần và Hạt kín, tế bào vỏ trụ có khả năng phân chia tạo thành rễ bên, đôi khi tham gia vào hình thành tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ.
        Vỏ trụ có thể hóa cứng từng phần hay toàn bộ (rễ già các cây Một lá mầm). Ở các cây Hạt trần vỏ trụ có nhiều lớp, ở các cây Hạt kín vỏ trụ chỉ có một vài lớp.
        + Hệ thống dẫn: gồm các bó gỗ và bó libe xếp thành dải riêng biệt xen kẽ nhau, nằm dưới vỏ trụ và xếp thành vòng quanh trụ giữa. Cũng có khi gỗ giữ vị trí trung tâm và hình thành những dải lồi ra phía ngoài vào mô mềm ruột.
A
B
C
D
Hình 3.5. Cấu trúc sơ cấp của rễ
A. Rễ chuối; B. Rễ lưỡi đòng; C. Rễ đậu xanh; D. Rễ cây si
1. Biểu bì; 2. Vỏ; 3. Vỏ trong với đai Caspari; 4. Libe; 5. Gỗ
        Gỗ của rễ phân hóa hướng tâm, gỗ trước xuất hiện đầu tiên nằm dưới vo trụ, quanh trụ giữa, gỗ sau nằm phía gần giữa. Libe cũng phân hóa hướng tâm như gỗ. Chỗ xuất hiện đầu tiên của gỗ và libe trước gọi là cực trước, số lượng cực gỗ và cực libe thường bằng nhau.
        Ở một số cây Một lá mầm, toàn bộ phần giữa của rễ chỉ có một bó mạch dẫn lớn duy nhất (hành, tỏi).
        Libe trước nằm ở phía ngoài không có tế bào kèm, libe nằm ở phía trong có tế bào kèm bên cạnh mạch rây, ngoài ra còn có cả mô mềm và sợi libe (sợi libe chỉ gặp ở một số cây họ Đậu, họ Na, họ Bông)
        Ở các cây Hạt trần, libe ở rễ mới chỉ có các tế bào rây chứ chưa có mạch rây.
        Ruột của rễ gồm các tế bào mô mềm. Ở rễ trưởng thành, các tế bào mô mềm của các yếu tố dẫn thường biến thành thể cứng (những tế bào đá đặc biệt).
Hình 3.6. Cấu tạo của rễ cây Một lá mầm
(Rễ Năng ống)
        d) Cấu tạo thứ cấp của rễ (miền trưởng thành)
        Chỉ có ở các cây Hạt trần và cây Hai lá mầm sống lâu năm. Khi trên thân những lá đầu tiên xuất hiện thì ở rễ xuất hiện cấu tạo thứ cấp.
        - Tầng phát sinh vỏ: sinh ra phía ngoài là lớp bần và phía trong là lớp tế bào vỏ lục. Bần hoạt động làm cho nội bì và vỏ sơ cấp chết đi, bong ra và được thay thế bằng lớp chu bì. Tầng sinh vỏ chỉ hoạt động một thời gian rồi ngừng, sau đó xuất hiện tầng sinh vỏ khác. Tập hợp tất cả các mô nằm bên ngoài tầng sinh vỏ mới xuất hiện tạo thành thụ bì.
        - Tầng phát sinh trụ (mô phân sinh bên, mô phân sinh thứ cấp)
        Tầng sinh trụ hoạt động hình thành nên libe thứ cấp ở phía ngoài và gỗ thứ cấp ở phía trong. Ngoài ra nó còn sinh ra tia ruột thứ cấp gồm các tế bào có vách mỏng bằng xenlulozơ làm chức năng trao đổi chất và trao đổi khí giữa mô mềm ruột với các tổ chức bên ngoài.
        - Cấu tạo thứ cấp của rễ gồm: vỏ thứ cấp và gỗ thứ cấp
        Vỏ thứ cấp: là toàn bộ phần tách ra khỏi gỗ, có giới hạn trong cung là tầng phát sinh trụ, thành phần chủ yếu là libe thứ cấp. Các tế bào mô mềm libe có kích thước lớn, chứa tinh bột, tinh thểngoài ra trong libe thứ cấp còn có các sợi mô cứng.
        Gỗ thứ cấp: gồm các yếu tố mạch, quản bào, sợi gỗ và mô mềm gỗ. Số lượng mạch gỗ của rễ nhiều hơn so với thân, khoang mạch rộng hơn, vách mỏng hơn. Các yếu tố mô mèm phát triển nhiều hơn các yếu tố cơ học, chứa nhiều chất dự trữ.
        Trong rễ thứ cấp chủ yếu là gỗ thứ cấp có chức năng dẫn truyền nước, muối khoáng, dự trữ chất dinh dưỡng, ngoài ra còn thực hiện chức năng chống đỡ.
Hình 3.7A. Cấu tạo thứ cấp
                rễ cây cúc biển
1. Vỏ thứ cấp; 2. Trụ thứ cấp
Hình 3.7B. Cấu tạo thứ cấp rễ tràm
3.2. Thân cây
    3.2.1. Hình thái ngoài của thân
        Các bộ phận của thân: thân chính, cành và sự phân cành
        - Thân chính: thân gồm một thân chính thường mọc theo hướng thẳng đứng, ngược hướng với rễ. Khi còn non thân chính có màu lục, khi già chuyển sang màu nâu hay xám.
        Hình dạng, kích thước của thân chính không giống nhau: ở phần lớn các loài cây, thân chính là một trụ hình nón với mặt cắt tròn (thông, phi lao, nhãn), có khi mặt cắt là hình 3 cạnh (cỏ gấu, cói, xương rồng ta), hoặc  ... á thầu dầu)
            + Lá đơn xẻ thùy: lá đơn xẻ thùy lông chim (ngải cứu) và lá đơn xẻ thùy chân vịt (lá sắn, lá đu đủ).
Hình 3.15. Lá đơn xẻ thùy
        - Lá kép
            + Lá kép lông chim: lá kép lông chim lẻ (lá hoa hồng), lá kép lông chim chẵn (lá cây lạc), lá kép lông chim một lần (lá me), lá kép lông chim hai lần (lá phượng), lá kép lông chim ba lần (lá cây núc nác).
            + Lá kép chân vịt (cây gạo, cây bông gòn, cây chân chim)
Hình 3.16. Lá kép lông chim
Hình 3.17. Lá kép chân vịt
        c) Biến dạng của lá
        Để thích nghi với môi trường sống khác nhau, hoặc với một số chức năng đặc biệt, lá có thể biến đổi hình dạng thành các bộ phận như:
        - Vảy (dong ta, dong riềng, hành, tỏi, phi lao)
        - Gai (hoàng liên gai, xương rồng)
        - Tua cuốn (đậu Hà lan, phần ngọn của lá kép biến thành tua cuốn)
        - Lá bắt mồi (cây nắp ấm, cây bèo đất, cây rong li)
Hình 3.18. Lá dạng vảy ở
phi lao
Hình 3.19. Lá biến thành gai
Hình 3.20. Ngọn lá biến thành tua cuốn ở đậu Hà lan
Hình 3.21. Lá bắt mồi
        d) Cách mọc của lá
        - Mọc cách hay mọc so le: mấu chỉ mang 1 lá (ngô, lay ơn, gừng, củ ấu)
        - Mọc đối: mỗi mấu mang 2 lá mọc đối diện nhau (các họ cây Cà phê, Trúc đào, Thiên lí...)
        - Mọc vòng: mỗi mấu mang từ 3 lá trở lên (lá cây sữa, lá trúc đào, dây huỳnh)
Hình 3.22. Cách mọc của lá
 3.3.2. Cấu tạo giải phẫu của lá
        a) Sự hình thành và phát triển của lá
        Lá được hình thành ở đỉnh sinh trưởng, xuất hiện dưới dạng các u hay nếp nhỏ, giống như các mấu bên của mô phân sinh ngọn. U lá được hình thành từ một phần lớp ngoài mô phấn sinh, một phần do tế bào của mô phân sinh trụ.
        Các tế bào u lá phân chia theo hướng song song với bề mặt làm thành một đỉnh hình nón với phần gốc loe rộng. Đỉnh hình nón phát triển thành phiến lá và cuống lá, phần gốc phát triển thành lá kèm nếu có. Lớp ngoài cùng của u lá phân chia cho ra biểu bì lá, thịt lá và các yếu tố dẫn được hình thành từ các lớp trong và mô phân sinh trụ.
        Sau khi được hình thành trên đỉnh chồi, lá tiếp tục sinh trưởng để tăng kích thước bằng cách phân chia tế bào.
        b) Cấu tạo lá cây Hai lá mầm
        - Cấu tạo cuống lá: biểu bì, mô dày, mô mềm và các bó dẫn
            + Biểu bì: các tế bào hình chữ nhật xếp theo chiều dài của cuống lá, phía ngoài có tầng cuticun và lỗ khí, đôi khi có lông che chở.
            + Mô dày: nằm sát dưới biểu bì, có chức năng nâng đỡ.
            + Mô mềm: các tế bào thường dài theo trục của cuống, chứa nhiều diệp lục. Ở các cây thủy sinh, trong lớp mô mềm đồng hóa có nhiều khoang khuyết chứa khí (sen, súng), các cây khác thì có ống tiết (rau mùi, trầu không), hay tế bào đá (súng, ngọc lan, trang).
            + Các bó dẫn: nằm trong khối mô mềm, các bó dẫn xếp thành hình cung, mặt lõm quay về phía trên (lá mã đề), hoặc thành vòng tròn (cuống lá gạo).
        Các bó dẫn nhỏ ở phía trên, bó to ở dưới, libe phía ngoài và gỗ phía trong. Xung quanh libe đôi khi có thêm mô cứng.
        Cuống lá có cấu tạo đối xứng hai bên và chỉ có cấu tạo sơ cấp.
        - Cấu tạo của phiến lá cây Hai lá mầm
            + Mặt trên và mặt dưới đều có giới hạn bởi hai lớp biểu bì, biểu bì không có lục lạp, vách ngoài thường dày hơn và có cutin hoặc sáp hoặc lông.
            + Biểu bì trên: vách tế bào biểu bì có tầng cutin dày có tác dụng bảo vệ lá và giảm sự thoát hơi nước, không có hoặc có ít lỗ khí.
            + Biểu bì dưới: tầng cutin ở biểu bì dưới mỏng hơn so với biểu bì trên, có nhiều lỗ khí hơn. Số lượng lỗ khí trên 1mm2 thay đổi tùy loài và tùy điều kiện môi trường sống.
            + Mô giậu: nằm tiếp với biểu bì trên gồm 1 đến nhiều lớp tế bào hinh chữ nhật dài, xếp sát nhau chừa các khoảng gian bào rất nhỏ, các tế bào chứa nhiều lục lạp thích nghi với quá trình quang hợp.
            + Mô xốp (mô khuyết): nằm dưới mô giậu và tiếp với biểu bì dưới,  gồm các tế bào đa giác cạnh tròn, không đều, sắp xếp rời rạc tạo nên nhiều khoảng trống chứa khí, thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cây với môi trường. Ngoài ra trong phần thịt lá, giữa các tế bào mô giậu và mô xốp còn có các tế bào thực hiện chức năng thâu góp các sản phẩm quang hợp rồi chuyển vào libe của gân lá, đó là các tế bào thâu góp.
            + Các bó dẫn: các bó dẫn của lá nằm trong khối mô đồng hóa, chỗ tiếp giáp giữa mô giậu và mô xốp làm thành hệ gân lá. Gân lá gồm có gân chính ở giữa và các gân con, thực hiện chức năng dẫn truyền. Xung quanh các bó dẫn có các tế bào thâu góp, ngoài ra xung quanh bó dẫn còn có vòng mô cơ (mô dày hoặc mô cứng), do đó gân lá còn có chức năng nâng đỡ.
        Ở lá (cuống và phiến) đều không có tầng phát sinh, đó là lối cấu tạo sơ cấp, vì vậy lá sinh trưởng có hạn.
Hình 3.23. Cấu tạo lá cây Hai lá mầm
1. Biểu bì; 2. Mô giậu; 3. Mô xốp; 4. Bó dẫn gân lá
        c) Cấu tạo lá cây Một lá mầm
        - Lá thường không có cuống, chỉ có bẹ và phiến lá. Cấu tạo bẹ lá tương ứng với cấu tạo thân cây, nếu cây có cuống thì có cấu tạo giống cuống lá cây Hai lá mầm.
        - Cả hai lớp biểu bì trên và biểu bì dưới đều có lỗ khí, biểu bì cũng có cutin hoặc sáp (lá chuối) hoặc silic (cỏ tranh). Riêng biểu bì của các cây họ Lúa đôi khi có các tế bào đặc biệt lơn hơn các tế bào bên cạnh, xếp thành hinh quạt gọi lá tế bào vận động có vai trò cuộn hay mở phiến lá.
        - Thịt lá có cấu tạo đồng nhất, không phân thành mô giậu hay mô xốp, gồm các tế bào mô mềm tròn cạnh hay có cạnh sắp xếp để hở các khoảng trống gian bào.
        - Các bó dẫn nằm trong khối mô đồng hóa, số lượng thường nhiều. Các bó chính xếp song song nhau, các bó nhỏ xếp thành mạng giữa các bó chính. Ở đây mô cơ phát triển, xếp thành vòng bao quanh bó dẫn hoặc kéo dài đến hai lớp biểu bì ở mép lá, xung quanh bó dẫn có vòng tế bào thâu góp.
Hình 3.24. Cấu tạo lá cây Một lá mầm (cây ngô)
1. Biểu bì trên; 2. Biểu bì dưới; 3. Lỗ khí; 4. Tế bào vận động; 5. Thịt lá; 6. Tế bào thâu góp; 7. Bó dẫn nhỏ; 8. Gỗ; 9. Libe; 10. Mô cứng
        d) Sự rụng lá
        Thời gian sống của lá thường ngắn hơn nhiêu so với cả cây. Lá già rụng đi và được thay thế bởi các lá non.
        Ở mỗi gốc cuống lá xuất hiện tầng phát sinh làm thành một lớp phân cách cấu tạo từ 1-2 lớp tế bào. Các tế bào này hóa bần, rời nhau và bị hủy hoại dần, lá còn dính vào cành bằng một bó mạch dẫn mỏng manh. Vì vậy chỉ cần một làn gió thoảng qua sẽ làm lá rơi xuống. Chỗ lá rụng sẽ sinh ra một lớp bần mới bịt kín vết thương, tạo thành sẹo lá.
4.1. Các hình thức sinh sản ở thực vật
    4.1.1. Sinh sản sinh dưỡng
        Là sự tạo thành cơ thể mới trực tiếp từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ. Kiểu sinh sản này gặp ở cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. Có 2 lối sinh sản sinh dưỡng: sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng nhân tạo.
        a) Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
        Phổ biến ở tảo, ở tảo đơn bào sinh sản bằng cách phân chia tế bào (Chlamydomonas, Pinnularia), đối với tảo đa bào thì sinh sản bằng cách cắt đôi sợi tảo hoặc một đoạn cơ thể gọi là sinh sản sinh dưỡng bằng cách khúc sợi hay khúc tản (tảo xoắn Spirogyra).
        Ở nấm men (Saccharomyces) sinh sản sinh dưỡng theo lối nảy chồi. Ở thực vật có hoa đôi khi hình thức này lại đóng vai trò quan trọng. Ví dụ: ở cây beo tấm, bèo cái sinh sản sinh dưỡng là chủ yếu: từ cây mẹ mọc ra cây con, sau đó tách rời khỏi cây mẹ.
        + Từ rễ: rễ một số cây có khả năng mọc ra chồi đâm lên khỏi mặt đất, chồi sẽ ra rễ và phát triển
thành cây mớicủ khoai lang, rễ cây ngấy
        + Từ thân hay biến dạng của thân: từ một khúc thân của xương rồng bà (Opuntina monachanta) hay cây quỳnh (Epiphyllum oxypetalum) có thể nảy chồi, sinh ra rễ phụ và mọc thành cây mới. Củ gấu, cỏ tranh và nhiều loài cỏ khác thì sinh sản bằng thân rễ rất phát triển và thường có hại bởi chúng sinh sản nhanh và khó diệt trừ, chúng cạnh tranh thức ăn với cây trồng.
                + Từ lá: lá thuốc bỏng, lá cây thu hải đườngkhi rụng xuống đất ẩm hoặc gặp điều kiện ẩm từ mép
lá sẽ mọc ra những chồi con, từ đó phát triển thành cây mới.
        Trong sinh sản sinh dưỡng, những đặc tính của cây mẹ đều được truyền lại cho các thế hệ con cháu.
Hình 4.1.Sinh sản sinh dưỡng
A. Sinh sản từ lá (trường sinh); B. Sinh sản từ thân (quỳnh);
C. Sinh sản từ thân rễ (củ gấu)
        b) Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo
        Là hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các bộ phận cơ quan sinh dưỡng, dựa vào khả năng tái sinh của cây. Có nhiều cách:
        + Giâm cành: là tách 1 cành ra khỏi cây mẹ rồi cắm xuống đất cho rễ phát triển và mọc thành cây mới. Phương pháp này thường được áp dụng đối với một số cây: mía, khoai lang, dâm bụt...Đối với các cây Hai lá mầm, chồi của cành giâm thường mọc ra ở phía ngọn còn rễ thì mọc ở phía gốc, do đó khi giâm chúng ta chú ý không nên đặt ngược phần ngọn xuống đất.
        + Chiết cành: là tạo điều kiện cho cây con ra rễ trên cây mẹ rồi mới tách ra. Có 2 cách chiết: uốn cong 1 cành xuống đất rồi lắp đất lên, sau một thời gian chỗ bị vùi xuống đất sẽ có rế mọc ra; bóc 1 khoanh vỏ xung quanh cành rồi bó đất lại, tưới nước thường xuyên để cho rễ mọc ra, sau đó người ta mới tách cành chiết ra khỏi cây mẹ rồi đem trồng (áp dụng đối với cam, chanh, bưởi...).
        + Ghép cành: ghép áp, ghép nêm, ghép vát cành, ghép dưới vỏ, ghép mắt. Mỗi phương pháp đều có yêu cầu về kỹ thuật riêng.
            FGhép áp: chọn 2 cành của 2 cây khác nhau mọc cạnh nhau, trên cả 2 cành vạt 2 dải vỏ bằng nhau, phía đối diện vết vạt của cành ghép phải có chồi. Áp sát 2 vết vạt của 2 cành lại với nhau, buộc chặt lại, chừa phần chồi.
            FGhép nêm: xẻ dọc gốc ghép một đoạn và vát cành ghép với hình dạng thích hợp để nêm vào gốc ghép rồi cột chặt lại. Gốc ghép phải to hơn cành ghép.
            FGhép vát cành: gần giống kiểu ghép áp nhưng cành ghép được cắt rời và cành ghép có độ lớn bằng gốc ghép.
            FGhép dưới vỏ: thường được áp dụng đối với cây thân gỗ. Cắt ngang gốc ghép, sau đó xẻ dọc vỏ theo hướng từ trên xuống và dùng tay tách mép vỏ ra. Chọn cành ghép có 3-4 mắt, vát nhọn phần dưới. Đặt cành ghép vào dưới vỏ của gốc ghép cho phần lồi quay ra ngoài rồi cột chặt lại.
            FGhép mắt: chúng ta không dùng cành ghép mà chỉ lấy 1 chồi (mắt) với 1 phần gỗ ghép vào dưới vỏ của gốc ghép. Rạch 1 miếng vỏ hình chữ T trên gốc ghép, tách vỏ chỗ cắt đó ra khỏi phần gỗ rồi đặt mắt ghép vào cột chặt lại.
Hình 4.2. Các kiểu ghép cành
1. Ghép áp; 2. Ghép vát cành; 3. Ghép nêm;
4. Ghép dưới vỏ; 5. Ghép mắt

Tài liệu đính kèm:

  • docsssd.doc