. Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
2. Phân biệt từ và tiếng.
TỪ
- Đơn vị để tạo câu.
- Từ có thể hai hay nhiều tiếng TIẾNG
- Đơn vị để tạo từ.
- Tiếng chỉ có một hình vị (âm tiết).
3. Phân loại.
a. Từ đơn: Chỉ có một tiếng.
b. Từ phức: có tiếng trở lên.
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau bằng hình thức láy âm.
II. Tìm hiểu về từ ghép và từ láy.
1. Từ ghép.
Buổi 1 ôn tập tiếng việt I. Từ. 1. Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 2. Phân biệt từ và tiếng. Từ - Đơn vị để tạo câu. - Từ có thể hai hay nhiều tiếng Tiếng - Đơn vị để tạo từ. - Tiếng chỉ có một hình vị (âm tiết). 3. Phân loại. a. Từ đơn: Chỉ có một tiếng. b. Từ phức: có tiếng trở lên. + Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. + Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau bằng hình thức láy âm. II. Tìm hiểu về từ ghép và từ láy. 1. Từ ghép. * Từ ghép tổng hợp (TG đẳng lập, TG hợp nghĩa, TG song song): + Các tiếng có qh ngang hàng và bình đẳng với nhau. Thường đổi trật tự được cho nhau. VD: ếch nhái, buồn vui, đi đứng + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau phải cùng một phạm trù ngữ nghĩa, hoặc đồng nghĩa hoặc cùng trái nghĩa với nhau. => TGTH có nghĩa khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo nên chúng. VD: áo + quần -> áo quần, đợi + chờ -> đợi chờ... * Từ ghép phân loại (TG chính phụ, TG phân nghĩa) + Là những TG mà trong đó có một tiếng giữ vai trò chính, còn các tiếng khác giữ vai trò bổ sung cho ý nghĩa chính. VD: vui -> vui lòng, rau -> rau cải... + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau theo kiểu: danh từ - tính từ, DT - ĐT, DT - DT. Các tiếng rất cố định, không thể đổi vị trí cho nhau được. VD: hoa + hồng, xe + đạp... => TGPL có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của một từ chính đã cho. 2. Từ láy. a. Các kiểu từ láy. * Láy hoàn toàn: - Láy lại nguyên tiếng gốc, giữ nguyên thanh điệu. VD: đăm đăm, chằm chằm... - Láy lại nguyên tiếng gốc, biến đổi thanh điệu. VD: dìu dịu, hây hẩy, cỏn con... - Láy toàn bộ biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu. VD: đèm đẹp, ang ác, anh ách, nhờn nhợt... * Láy bộ phận. - Láy phụ âm đầu. VD: mênh mông, mong manh, đủng đỉnh, rì rào... - Láy vần. VD: lác đác, lao xao, lấm tấm, linh tinh... b. Nghĩa của từ láy. - Nghĩa của từ láy so với tiếng gốc. VD1: đỏ -> đo đỏ, nhỏ -> nho nhỏ. => Giảm nhẹ. VD2: sạch -> sạch sành sanh, sít -> sít sìn sịt => Tăng tiến. - Nghĩa biểu trưng (biểu đạt) của từ láy. + Gợi hình ảnh. + Gợi âm thanh. + Trạng thái cảm xúc. VD: -> Tác dụng: * Lưu ý: - Một số từ vừa có qh ngữ nghĩa vừa có qh ngữ âm nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa và sử dụng độc lập -> Từ ghép. VD: bao bọc, cằn cỗi, chùa chiền, đền đài, đi đứng... - Nếu như hai tiếng có qh ngữ âm, ngữ nghĩa nhưng một tiếng đã mất nghĩa hoặc mờ nghĩa -> Từ láy. VD: khách khứa, lơ mơ, đẹp đẽ... III. Luyện tập. Bài 1: Cho các từ sau, hãy xác định từ láy. Non nước, chiều chuộng, vuông vắn, ruộng rẫy, cây cỏ, cười cợt, ôm ấp, líu lo, trong trắng, cây cối. Bài 2: Phân loại từ ở đoạn thơ sau: Quê hương/ tôi/ có/ con sông/ xanh biếc Nước/ gương/ trong/ soi/ tóc/ những/ hàng tre Tâm hồn/ tôi/ là/ một/ buổi/ trưa hè Tỏa/ nắng/ xuống/ lòng sông/ lấp loáng. Bài 3: Cho các từ: mượt, hồng, vàng, trắng. Tạo từ phức. Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ láy đã tạo ở trên. Bài về nhà: Bài 1: Tìm từ láy để điền sau các tính từ cho phù hợp rồi đặt câu. Tròn, dài, đen, trắng, thấp. Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề về mái trường) trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ láy. Buổi 2 Tìm hiểu chung về văn học dân gian I. Chữa bài về nhà: Bài 1: - Tạo từ: Tròn -> tròn vành vạnh, tròn trịa... Dài -> dài dằng dặc Đen -> đen thui thủi Trắng -> trắng phau phau Thấp -> thấp lè tè - Đặt câu: VD: Bé Na có khuôn mặt tròn trịa. Bài 2: Yêu cầu HS biết viết đoạn văn có bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Đoạn văn kết hợp được nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. II. Bài mới: I. Những nét chung về văn học dân gian. 1. Định nghĩa. VHDG là những sáng tác NT ra đời từ thời xa xưa của nhân dân lao động, được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. 2. Đặc tính của VHDG. a. Tính tập thể: Một người sáng tạo nhưng không coi sản phẩm đó là sản phẩm cá nhân mà là của cả tập thể. Vì khi ra đời nó được bổ sung sự lưu truyền và sử dụng. b. Tính truyền miệng: VHDG ra đời khi chưa có chữ viết. Nhân dân thưởng thức VHDG không chỉ qua văn bản sưu tầm mà còn thông qua hình thức diễn xướng: kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, ... c. Tính dị bản: Cùng một tác phẩm nhưng có sự thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với từng địa phương. VD: Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen /sim 3. Các thể loại VHDG. - Có 3 thể loại: + Truyện cổ dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn. + Thơ ca dân gian: vè, tục ngữ, ca dao... + Sân khấu dân gian: tuồng, chèo, cải lương... 4. Giá trị của VHDG. * Là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta. - Kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống. VD: + Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa + Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. - Phẩm chất đạo đức. VD: + Tốt danh hơn lành áo. + Giấy rách giữ lấy lề. * Là pho sách giáo huấn bề thế và cao đẹp về tâm hồn, tình cảm. - Tình đoàn kết. VD: + Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Cách ăn ở, xã giao. VD: + Có đi có lại, mới toại lòng nhau. + Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở. + Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Phong tục tập quán. VD: + Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. + Sống về mồ mả, không sống về cả bát cơm. - Tinh thần yêu nước. VD: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. * Giá trị thẩm mĩ. - Tư duy nghệ thuật có sức tưởng tượng kì diệu, hồn nhiên. Đề cao cái chân (chân chính) – thiện (thiện cảm) – mĩ (cái đẹp). - Hình tượng: đẹp, kì lạ. - Kết cấu: gọn, đơn giản. => VHDG là cơ sở ngọn nguồn của VH dân tộc. Bài tập: Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ: VHDG là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta. * Yêu cầu: + HS dựa trên những kiến thức vừa được học ở phần lí thuyết kết hợp với vốn hiểu biết của mình để làm bài. + Lấy dẫn chứng và phân tích. Bài về nhà: Bài 1: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ được lưu truyền trong dân gian. Bài 2: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao (tục ngữ) mà em yêu thích. Buổi 3 Tìm hiểu về thể loại truyền thuyết - GV kiểm tra bài về nhà. - HS trình bày, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. I. Định nghĩa. GV giúp HS nắm được 3 ý cơ bản: - Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Chứa yếu tố hoang đường, kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đó. II. Đặc điểm của truyền thuyết. Chức năng của truyền thuyết: Thể hiện nhận thức, đánh giá, phản ánh và lí giải lịch sử của nhân dân ta. Nhân vật: Thường là anh hùng lịch sử, có khi có thật và mang vẻ đẹp khác thường. Yếu tố hoang đường: Thể hiện thái độ tôn kính, niềm tự hào, tôn vinh. Thời gian và địa điểm: Có thật. VD: Phong Châu, núi Sóc Sơn, vua Hùng thứ 18, Thánh Gióng... -> Tạo niềm tin đó là câu chuyện có thật, câu chuyện lịch sử. III. Các loại truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6. Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kì thành lập nước Văn Lang. Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh. -> Những văn bản này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước và chống thiên nhiên thời vua Hùng. Ngoài cốt lõi lịch sử, nó mang đậm chất thần thoại. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ (Bắc thuộc): Sự tích Hồ Gươm. -> Có phần theo sát lịch sử hơn và bớt dần chất hoang đường, thần thoại. IV. Các văn bản truyền thuyết đã học. Con Rồng, cháu Tiên. a. Cốt lõi lịch sử (những sự kiện và con người có thực): Hình ảnh của tổ tiên ta trong những ngày đầu khai thiên lập địa mang vẻ đẹp phi phàm, dũng cảm, tài năng. b. Yếu tố hoang đường, kì lạ. - Cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử chỉ là cái nền, cái “phông” cho tác phẩm. Lịch sử ở đây đã được nhào nặn lại, đã được kì ảo hóa để khái quát hóa, lí tưởng hóa nhân vật và sự kiện, làm tăng “chất thơ” cho câu chuyện. - Hình ảnh LLQ và AC: Hội tụ vẻ đẹp tinh túy nhất, cao sang nhất - vẻ đẹp của khí thiêng sông núi đất trời. + AC: thuộc họ thần Nông xinh đẹp, tâm hồn lãng mạn đầy cảm xúc, trái tim nhân ái với cuộc sống. + LLQ: nòi Rồng, dũng mãnh. -> Dòng dõi cao sang, đẹp. Tài năng, nhân hậu. Dân tộc VN được sinh ra từ những con người đẹp đẽ như vậy -> Tự hào, tự tôn nguồn gốc của chính mình. c. Chi tiết có ý nghĩa. - “Bọc trăm trứng nở...người con khỏe mạnh”. + Yếu tố đậm chất thần thoại hoang đường: DT VN có dáng dấp Rồng Tiên nên khỏe mạnh, đẹp. + ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng. + Sức mạnh nội tàng, tiềm ẩn: bền bỉ, kiên gan trong cuộc sống đời thường. Bài tập: Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. (Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng) Từ những vần thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) bày tỏ suy nghĩ tình cảm của em đối với nguồn gốc nòi giống của mình. * Yêu cầu: Cần làm nổi bật những nội dung: + Nơi chốn: Chim - Rồng: thần tiên, đẹp đẽ -> thanh cao. + LLQ - AC: vị thần tiên tài hoa, lịch lãm. + Nhân duyên: bọc trăm trứng -> ý nghĩa nguyện đoàn kết. => Cảm của mình: - Niềm tự hào về dòng dõi. - Tôn kính đối với các bậc tổ tiên. - Tâm trạng, ý nghuyện của mình trước lời nhắn nhủ. Bài về nhà: Vua Hùng thứ nhất kể về nguồn gốc của mình cho các con nghe. Hãy tưởng tượng mình là vua Hùng và viết lại lời kể đó. Buổi 4 Tìm hiểu về thể loại truyền thuyết (Tiếp theo) I. Chữa bài tập về nhà: * Yêu cầu: - Nhập vai vua Hùng thứ nhất (tức người con trưởng được tôn lên làm vua) để kể lại. - Kể sáng tạo nhưng phải tôn trọng cốt truyện với những diễn biến chính của sự việc và nhân vật. - Kể ở ngôi thứ nhất, ở quan hệ giữa người kể và người nghe là qh cha - con. II. Bài mới: 2. Thánh Gióng. a. Hoang đường: Xây dựng một nhân vật anh hùng có nguồn gốc kì lạ, vẻ đẹp siêu phàm, lớn mạnh. b. Hiện thực: - Công cuộc chống ngoại xâm, giữ nước thời các vua Hùng. - Thời đại của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước thô sơ và khả năng chế tạo vũ khí chống giặc ngoại xâm bằng chất liệu kim loại (sắt). - Sức mạnh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của toàn dân tộc. c. ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện. * Tiếng nói đầu tiên của cậu bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc. - Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc VN. Đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước. - Truyền thống dân tộc, dòng máu yêu nước, ý chí quyết tâm của một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù. - Hình ảnh cậu bé làng Gióng là h/a của nhân dân lao động VN cần cù, lam lũ. Họ lặng lẽ làm ... chú ý. Bước 4 : Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. Đoạn văn cần đạt các nội đung sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất sứ của đoạn văn, đoạn thơ, trích dẫn lại (nếu có thể). - Phân tích nghệ thuật dùng từ, đặt câu của tác giả. - Phân tích các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng (biện pháp tu từ gì ? ở hình ảnh nào ? giá trị biểu đạt của mỗi phép tu từ đó. - Chốt lại điểm sáng về nghệ thuật,cái hay, cái đẹp, giá trị nội dung mà nghệ thuật đó đem lại cho cả đoạn văn. III. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng” Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên. Cách làm: Bước 1: Đọc kĩ đề bài, tìm hiểu nội dung: Nội dung: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê. Nghệ thuật: Nhân hoá - so sánh – ẩn dụ - sử dụng từ ngữ gợi tả. Bước 2 : Tìm ý - xác định cụ thể các hình ảnh nghệ thuật: ý1: Hai câu đầu: Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương. - “Điểm sáng nghệ thuật” cần khai thác: + Từ ngữ gợi tả màu sắc “xanh biếc” + Động từ “có” + ẩn dụ “nước gương trong” + Nhân hoá “soi tóc những hàng tre” ý 2: Hai câu cuối đoạn: Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương. - “ Điểm sáng nghệ thuật” cần khai thác + So sánh khẳng định “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” + Động từ “toả” + Từ láy “lấp loáng” + Hình ảnh “buổi trưa hè” Bước 3: Lập dàn ý: ý1 : nhà thơ giới thiệu con sông quê. - Động từ “có” vừa giới thiệu con sông quê hương, vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào. - Tính từ gợi tả mằu sắc “xanh biếc” có khả năng khái quát con sông trong ấn tượng ban đầu. Xanh biếc là xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới ánh mặt trời. - Hình ảnh ẩn dụ “nước gương trong” gợi tả mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ . - Nghệ thuật nhân hoá gợi tả những hàng tre hai bên bờ mềm mại, duyên dáng đang nghiêng mình soi tóc trên mặt sông trong như gương. - Ngay phút ban đầu giới thiệu con sông quê hương tươi đẹp, dịu dàng thơ mộng, nhà thơ đã kín đáo bộc lộ tình cảm tự hào, yêu mến con sông. ý 2 : Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương. - “Tâm hồn tôi” ( một khái niệm trừu tượng ) được so sánh với “buổi trưa hè” - “Buổi trưa hè”nóng bỏng đã cụ thể hoá tình cảm của nhà thơ - Động từ “toả” gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ lan toả khắp dòng sông, bao trọn dòng sông. - Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy,mà con sông quê hương như đẹp lên dưới ánh mặt trời: dòng sông “lấp loáng”. Bước 4: Viết thành đoạn văn cảm thụ hoàn chỉnh: Bài tập 2 : Cho đoạn thơ sau : “Sáng hè đẹp lắm, em ơi ! Đầu non cỏ lục, mặt trời vừa lên da trời xanh ngắt thần tiên Đỏ au đường lớn mang tên Bác Hồ Trường Sơn mây núi lô xô, Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng.” (Nước non nghìn dặm - Tố Hữu” a. Tìm các tính từ chỉ màu sắc và nêu tác dụng của những từ ấy trong đoạn thơ? b. Tìm các từ láy và giải nghĩa các từ láy ấy? c. “Sóng lượn”là hình ảnh gì? Tác dụng của nó? Trả lời: a. Các tính từ chỉ mầu sắc là: Lục, xanh ngắt, đỏ au, hồng. Các tính từ chỉ mầu sắc gợi tả vẻ đẹp tráng lệ của cảnh sắc con đường Trường Sơn vào một buổi sáng mùa hè, khi mặt trời vừa lên. Cảnh đẹp “thần tiên” ấy tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt của đất nước Việt Nam. Đoạn thơ giầu hình ảnh và giầu tính biểu cảm. b. Các từ láy là: Lô xô, nhấp nhô. - Lô xô: Là nổi lên uốn lượn nhấp nhô. - Nhấp nhô: Là dâng lên thụt xuống liên tiếp, nối tiếp nhau . - VD: Sóng nhấp nhô, núi nhấp nhô. c. Trong câu thơ “Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng” , hình ảnh “sóng lượn” là một hình ảnh ẩn dụ chỉ cảnh đoàn quân ra trận trùng trùng, điệp điệp như sóng lượn nhấp nhô ào ào tiến về phía trước. Cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ “mây núi lô xô”, hình ảnh đoàn quân ra trận đông đảo “quân đi, sóng lượn nhấp nhô” với khí thế hào hùng quyết chiến, quyết thắng. Nói tóm lại với nghệ thuật dụng tính từ chỉ mầu sắc để miêu tả, sử dụng từ láy tượng hình gọi tả hình ảnh và nghệ thuật ẩn dụ, đoạn thơ đã miêu tả cảnh sắc hùng vĩ của con đường Trường Sơn đồng thời ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh, ý chí của đất nướcvà con người Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài về nhà: Bài 1: Em hãy phân tích ngắn gọn cái hay, cái đẹp của hai câu thơ sau : Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) Gợi ý: - “ Quyên” là con chim cuốc Hai câu thơ tả cảnh gì? (cảnh đầu mùa hè) Có hình ảnh tu từ nào ? (quyên gọi hè? lửa lựu?) Buổi 21 Hướng dẫn làm bài tập cảm thụ văn học (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt : Hoàn thiện mục tiêu bài học. B. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: a. Nêu các bước làm bài tập cảm thụ văn học ? b. Chữa bài tập số 2: Yêu cầu : Nêu được các phép tu từ nhân hoá “quyên đã gọi hè” và ẩn dụ “ lửa lựu lập loè”, đồng thời cảm nhận được nét đặc sắc của bức tranh vào hè ở đồng quê Miền Bắc. đoạn văn tham khảo : Miêu tả cảnh vào hè, trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu viết : Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông Mùa hè đến. Chim quyên khắc khoải kêu suốt ngày đêm. Tác giả đã khéo léo sử dụng phép nhân hoá “quyên gọi hè” từ “gọi” làm cho bước đi của thời gian thêm phần thôi thúc, giục giã lòng người.Cảnh vào hè không chỉ được gợi tả bằng âm thanh “tiếng gọi của chim quyên” mà còn có cả mầu sắc với hình ảnh thật đẹp và độc đáo “đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”. Khóm lựu đầu tường đang trổ hoa được miêu tả bằng một hình ảnh ẩn dụ thật thần tình “lửa lựu lâp loè”. “Lập loè” là hiện tượng ánh sáng khi loé lên, khi tắt đi . Hoa lựu đỏ rực được ví như đốm lửa ẩn hiện “lập loè” trong mầu xanh của lá. Từ láy “lập loè” đi liền sau từ “lửa lựu” tạo nên một hình tượng “lửa lựu lập loè” đầy thi vịVới nghệ thuật nhân hoá “quyên đã gọi hè” và hình ảnh ẩn dụ “lửa lựu lập loè”, nhà thơ đã làm hiện lên trước mắt người đọc cảnh vào hè ở đồng quê Miền Bắc thật rõ nét, thật sinh động và vô cùng độc đáo. c. Chữa bài tập số 3 : Yêu cầu cần đạt : Như đáp án (sách 108 bài tập Tiếng Việt tr 129) 2. Bài mới : II. Luyện tập (tiếp theo): Bài tập số 4 : Cho đoạn thơ sau : “Sáng hè đẹp lắm, em ơi ! Đầu non cỏ lục, mặt trời vừa lên da trời xanh ngắt thần tiên Đỏ au đường lớn mang tên Bác Hồ Trường Sơn mây núi lô xô, Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng.” (Nước non nghìn dặm-Tố Hữu” a. Tìm các tính từ chỉ mầu sắc và nêu tác dụng của những từ ấy trong đoạn thơ? b. Tìm các từ láy và giải nghĩa các từ láy ấy? c. “Sóng lượn”là hình ảnh gì? Tác dụng của nó? Gợi ý : + Xuất sứ đoạn thơ : Tr 111- 108 BTTV + Nội dung : Cảm xúc say mê, tự hào của nhà thơ trước cảnh sắc của con đường chiến lược Trường Sơn và cảnh tượng hào hùng của đoàn quân ra trậnđánh Mĩ. Trả lời : a. Các tính từ chỉ mầu sắc là : Lục, xanh ngắt, đỏ au, hồng . Các tính từ chỉ mầu sắc gợi tả vẻ đẹp tráng lệ của cảnh sắc con đường Trường Sơn vào một buổi sáng mùa hè, khi mặt trời vừa lên. Cảnh đẹp “thần tiên” ấy tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt của đất nước Việt Nam. Đoạn thơ giầu hình ảnh và giầu tính biểu cảm. b. Các từ láy là : Lô xô, nhấp nhô. - Lô xô : Là nổi lên uốn lượn nhấp nhô. - Nhấp nhô : Là dâng lên thụt xuống liên tiếp, nối tiếp nhau . - VD : Sóng nhấp nhô, núi nhấp nhô. c. Trong câu thơ “Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng” , hình ảnh “ sóng lượn” là một hình ảnh ẩn dụ chỉ cảnh đoàn quân ra trận trùng trùng, điệp điệp như sóng lượn nhấp nhô ào ào tiến về phía trước. cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ “mây núi lô xô”, hình ảnh đoàn quân ra trận đông đảo aaaaaa’quân đi, sóng lượn nhấp nhô” với khí thế hào hùng quyết chiến, quyết thắng. Nói tóm lại với nghệ thuật dụng tính từ chỉ mầu sắc để miêu tả, sử dụng từ láy tượng hình gọi tả hình ảnh và nghệ thuật ẩn dụ, đoạn thơ đã miêu tả cảnh sắc hùng vĩ của con đường Trường Sơn đồng thời ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh , ý chí của đất nướcvà con người Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài tập 5 : Bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chủ Tịch sáng tác năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc có câu viết : “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Nghệ thuật so sánh trong câu thơ trên có gì đặc biệt? Hãy phân tích? Trả lời : Trong văn thơ ta bắt gặp nhiều hình ảnh so sánh tiếng suối ví dụ như : “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” (Đêm Côn Sơn – Nguyễn Trãi) Nhưng trong vần thơ của Bác cách so sánh mang nét đặc sắc thẩm mĩ riêng. So sánh tiếng suối chảy giữa rừng khuya với tiếng hát xa vừa diễn tả được âm thanh rì rầm, êm đềm, ngọt ngào của tiếng suối chảy, vừa gợi tả được cảnh rừng khuya ở chiến khu Việt Bắc đầm ấm, mang sức sống của con người. Thiên nhiên không heo hút, quạnh vắng mà trở nên hiền hoà, thân thiết với con người. Hình ảnh so sánh đặc sắc ấy cho ta thấy tâm hồn Bác luôn yêu thiên nhiên, sống chan hoà với thiên nhiên, với tạo vật. Bài tập 6: Cho đoạn thơ sau : “Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây” ( Nhớ – Nguyễn Đình Thi ) a. Tác giả sử dụng phép tu từ gì ? b. Phân tích tác dụng của phép tu từ đó ? Trả lời : a. Đoạn thơ có sử dụng phép nhân hoá và ẩn dụ : - Ngôi sao nhớ ai - soi sáng đường - Ngọn lửa nhớ ai - sưởi ấm lòng chiến sĩ + Nghệ thuật nhân hoá làm cho những ngôi sao đêm và ngọn lửa bập bùng giữa đêm lạnh ,rừng sâu cũng có tình cảm gần gũi, thân thiết với người chiến sĩ. + Hình ảnh “Ngôi sao”, “ Ngọn lửa” còn là hình ảnh ẩn dụ chỉ tình cảmcủa hậu phương với tiền tuyến, tình quân dân đó là tình cảm nhớ thương, là niềm an ủi động viên của người mẹ già, người vợ trẻ, đứa em thơnơi hậu phương đối với người chiến sĩ đang hành quân ra mặt trận. + Đoạn văn mẫu : Tr131 – 108 BTTV 4. Củng cố : - Muốn cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương cần phát hiện, phân tích và bình giá được các hình ảnh nghệ thuật . - Cần bám sát ngôn từ và có những liên tưởng phù hợp . 5. Hướng dẫn về nhà : Bài tập 1 : Cho đoạn thơ sau : “Bên ruộng lúa xanh non Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi Có vẻ vui tươi Nhìn chúng em nhăn nhó cười” ( Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa ) a. Đoạn thơ dùng phương thức biểu đạt nào? b. Tác giả sử dụng phep tu từ nào là chính? Hãy phân tác hiệu quả biểu đạt của nó. Bài tập 2 : Viết đoạn văn ngắn có phép so sánh và nhân hoá.
Tài liệu đính kèm: