Giáo án lớp 6 môn Lí - Tuần 1 đến số 35

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tuần 1 đến số 35

MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

- số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì?

- Biết được khối lượng của quả cân 1 kg.

2/Kĩ năng:

- Biết sử dụng cân Rôbécvan.

- Đo được khối lượng của một vật bằng cân.

- Chỉ ra được ĐCNN, GHĐ của cân.

3/Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận, trung thực khi đọc kết quả

II. CHUẨN BỊ

 

doc 63 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1138Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tuần 1 đến số 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 6
Cả năm: 37 tuần (35 tiết)
Kì I : 19 tuần (18 tiết)
Kì II : 18 tuần (17 tiết)
TUẦN
TIẾT
NỘI DUNG
1,2
1,2
Đo độ dài
3,4
3,4
Đo thể tích chất lỏng
5
5
Đo thể tích vật rắn không thấm nước
6
6
Khối lượng. Đo khối lượng
7
7
Lực. Hai lực cân bằng
8
8
Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
9
9
Trọng lực. Đơn vị lực
10
10
Kiểm tra 45 phút
11
11
Lực đàn hồi
12
12
Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
13
13
Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng
14
14
Thực hành: Xác định khối lượng rien của sỏi
15
15
Máy cơ đơn giản
16
16
Mặt phảng nghiêng
17
17
Ôn kì I
18
18
Kiểm tra kì I
19
19
Đòn bẩy
20
20
Ròng rọc
21
21
Sự nở vì nhiệt của chất rằn
22
22
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
23
23
Sự nở vì nhiệt của chất khí
24
24
Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
25
25
Nhiệt kế - Nhiệt giai
26
26
Kiểm tra 45 phút
27
27
Thực hành: Đo nhiệt độ
28,29
28,29
Sự nóng chảy và sự đông đặc
30,31
30,31
Sự bay hơi và ngưng tụ
32,33
32,33
Sự sôi
34
34
Ôn kì II
35
35
Kiểm tra kì II
Ngày soạn : 24/09/2010
Ngày dạy : 27/09/2010
TUẦN 6 
Tiết 6
BÀI 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: 
1/Kiến thức:
- BiÕt ®­îc số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì?
- Biết được khối lượng của quả cân 1 kg.
2/Kĩ năng:
- Biết sử dụng cân Rôbécvan.
- Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
- Chỉ ra được ĐCNN, GHĐ của cân.
3/Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, trung thực khi đọc kết quả
II. CHUẨN BỊ
* Mỗi nhóm học sinh: Mỗi nhóm đem đến lớp một cái cân bất kỳ loại gì và một vật để cân.
* Cả lớp: Cân Rô béc van và hộp quả cân. 
 Vật để cân.
 Tranh vẽ to các loại cân trong SGK.
III. TIEÁN TRÌNH LEÂN LÔÙP 
1. Tổ chức 6B : 
 6A : 
 6C :
2. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ (7 phút)
? Ta có thể dùng dụng cụ nào để đo thể tích vật rắn không thấm nước?
 Yêu cầu HS làm bài 4.1 và 4.2 tr7 SBT
GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, cho điểm
GV: Em có biết em nặng bao nhiêu cân không? Bằng cách nào em biết?
- GV giới thiệu bài mới
- HS trả lời:
Để đo thể tích vật rắn không thấm nước có thể dùng bình chia độ, bình tràn.
- HS thực hiện
Bài 4.1:
C. V3 = 31 cm3
Bài 4.2: 
C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
- HS nhận xét
- HS trả lời
Hoạt động 2
KHỐI LƯỢNG – ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG (15 phút)
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu con số ghi khối lượng trên một số túi đựng hàng. Con số đó cho biết gì?
C1: Khối lượng tịnh 397g ghi trên hộp sữa chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
 Tương tự giáo viên cho học sinh lần lượt trả lời câu C2
C2: Số 500g ghi trên túi bột giặt chỉ gì?
- GV cho HS nghiên cứu và yêu cầu điền vào chỗ trống các câu C3, C4, C5, C6.
? Mọi vật dù to hay nhỏ có khối lượng không?
- GV thông báo lại kiến thức cho HS:
 Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng
? Ở Tiểu học ta đã được học những đơn vị khối lượng nào?
- GV yêu cầu HS điền vào chỗ chấm trong các câu sau:
 1 kg = .............g
 1 tạ = ..............kg
 1 tấn (T) = ..............kg
 1 g = ..............kg
? Đơn vị đo khối lượng ở nước Việt Nam là gì? Gồm các đơn vị nào?
- GV thông báo: đơn vị chính là kg
? Các em quan sát H5.1 (SGK) cho biết kích thước quả cầu mẫu.
- GV giới thiệu thêm một vài đơn vị khác mà ta có thể gặp
I. Khối lượng – Đơn vị khối lượng 
1. Khối lượng: 
- HS nghiên cứu câu C1
Ghi vở:
C1: 397g chỉ lượng sữa trong hộp.
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu C2
C2: 500g chỉ lượng bột giặt trong túi
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu C3, C4, C5, C6.
Ghi thống nhất câu C3, C4, C5, C6 vào vở
C3: 500g.
C4: 397g.
C5: Khối lượng.
C6: Lượng.
- HS: Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng
2. Đơn vị khối lượng
- HS: Ta đã được học các đơn vị khối lượng như tấn, tạ, yến, kg, g......
- HS thực hiện
 1 kg = 1000 g
 1 tạ = 100 kg
 1 tấn (T) = 1000 kg
 1 g = kg
- HS: Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là kílôgam (kí hiệu: kg)
Þ Đơn vị chính: kg
- HS:
Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở Viện đo lường Quốc Tế ở Pháp.
- HS chú ý, ghi vở:
 Hectôgam (lạng): 1 lạng = 100g
 Miligam (kí hiệu mg): 1mg = g
Hoạt động 3
ĐO KHỐI LƯỢNG (15 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát cân và nhận biết các bộ phận của cân
C7: Cho học sinh nhận biết các vị trí: Đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân.
- GV giới thiệu cho HS núm điều khiển để chỉnh kim cân về số 0
? Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân Rô béc van.
- GV giới thiệu vạch chia trên thanh đòn
GV điều khiển HS nghiên cứu tài liệu ® điền vào chỗ trống
- GV cho các nhóm học sinh trong lớp thực hiện cách cân một vật bằng cân Rô béc van.
- GV cho HS quan sát hình 5.3; 5.4; 5.5; 5.6 cho biết các loại cân.
II. Đo khối lượng:
1. Tìm hiểu cân Rô béc van:
- HS quan sát và chỉ ra các bộ phận chính của cân
C7:
+ Đòn cân (1)
+ Đĩa cân (2)
+ Kim cân (3)
+ Hộp quả cân (4)
- HS quan sát và ghi nhớ
- HS tìm hiểu và trả lời
C8: 
+ GHĐ của cân Rô béc van là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.
+ ĐCNN của cân Rô béc van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
2. Cách sử dụng cân Rô béc van:
- HS hoạt động nhóm điền vào chỗ trống theo sự thống nhất
C9: - Điều chỉnh vạch số 0.
 - Vật đem cân.
 - Quả cân.
 - Thăng bằng.
 - Đúng giữa.
 - Quả cân.
 - Vật đem cân.
C10: 
- Các nhóm học sinh tự thảo luận thực hiện theo trình tự nội dung vừa nêu.
3. Các loại cân khác
- HS quan sát và trả lời:
C11: 5.3 cân y tế. 5.4 cân đòn.
 5.5 cân tạ 5.6 cân đồng hồ
Hoạt động 4
VẬN DỤNG (5 phút)
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm câu C12
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân câu C13
C13: Ý nghĩa biển báo 5T trên hình 5.7.
III. Vận dụng:
C12
- HS hoạt động nhóm và trả lời
- HS thực hiện, ghi vở:
C13: Xe có khối lượng trên 5T không được qua cầu.
Hoạt động 5
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3 phút)
- Trả lời các câu C1 đến C13
- Học phần ghi nhớ
- Làm bài tập trong SBT
Ngày soạn : 29/09/2010
Ngày dạy : 04/09/2010
TUẦN 7 
Tiết 7
BÀI 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
I. MỤC TIÊU: 
1/Kiến thức:
- Chỉ ra được lực đẩy, lực hút, lực kéo...khi vật này tác dụng vào vật khác: chỉ ra phương và chiều của các lực đó.
- Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng. Chỉ ra hai lực cân bằng.
- Nhận xét được trạng thái của vật khi chịu tác dụng lực
2/Kĩ năng:
- HS bắt đầu biết cách lắp các bộ phận thí nghiệm sau khi nghiên cứu trên hình.
3/Thái độ:
- Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật
II. CHUẨN BỊ
 Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 
+ Một chiếc xe lăn 
+ Một lò xo lá tròn
+ Một lò xo mềm dài khoảng 10cm
+ Một thanh nam châm thẳng
+ Một quả gia trọng bằng sắt có móc treo
+ Một cái giá có kẹp để giữ các lò xo để treo gia trọng.
III. TIEÁN TRÌNH LEÂN LÔÙP 
1. Tổ chức 6B : 
 6A : 
 6C :
2. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ (10 phút)
- GV yêu cầu HS phát biểu phần ghi nhớ trong bài khối lượng?
- GV treo bảng phụ ghi bài 5.3 tr8 SBT. Yêu cầu HS làm
GV nhận xét, cho điểm
? Hãy quan sát hình vẽ trong SGK và cho biết ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo lên cái tủ?
GV giới thiệu bài mới: Tại sao gọi là lực đẩy và lực kéo bài hôm nay sẽ nghiên cứu vấn đề này
 1HS lên bảng trả lời
+ Mọi vật đều có khối lượng. 
+ Khối lượng của một vật chỉ lượng chấy chứa trong hộp. 
+ Đơn vị khối lượng là kg. 
+ Người ta dùng cân để đo khối lượng.
* Bài 5.3
a:Biển C d: Biển B
b: Biển B e : Biển A
c: Biển A f: Biển C
 	 ; 
- HS: 
Người bên phải tác dụng lực đẩy
Người bên trái tác dụng lực kéo
Hoạt động 2
HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM LỰC (10 phút)
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng
? Khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại thì tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 6.2
? Hãy nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lăn lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo giãn ra.
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm
? Hãy nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện câu C4
? Vậy khi nào ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia?
I. LỰC
1. Thí nghiệm
a) Thí nghiệm 1
- HS làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng để rút ra nhận xét.
- HS nhận xét, ghi vở:
C1: Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng lên xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị giãn dài ra.
b) Thí nghiệm 2
- HS làm thí nghiệm
- HS nhận xét, ghi vở:
C2: Lò xo bị giãn đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo, lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị dãn.
c) Thí nghiệm 3
- HS làm thí nghiệm
- HS nhận xét, ghi vở:
C3: Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
 1HS đứng tại chỗ trả lời, cả lớp làm vào vở
C4: a) 1: lực đẩy ; 2: lực ép
b) 3: lực kéo ; 4: lục kéo
c) 5: lục hút.
2. Rút ra kết luận
- HS trả lời, ghi vở:
 Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
Hoạt động 3
NHẬN XÉT VỀ PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC (10 phút)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu lực của lò xo tác dụng lên xe lăn H6.2
? Hãy nhận xét trạng thái của xe lăn?
- GV yêu cầu HS làm lại thí nghiệm hình 6.1 , buông tay như hình 6.2
? Hãy nhận xét phương và chiều của xe lăn khi chịu tác dụng của lực?
? Mỗi lực có phương và chiều như thế nào?
? Hãy xác dịnh phương và chiều của lực do nam châm tác dụng vào quả nặng trong thí nghiệm hình 6.3
III. Phương và chiều của lực
- HS làm lại thí nghiệm hình 6.2 và buông tay ra
- HS nhận xét, ghi vở:
Lực do lò xo tác dụng lên xe làm xe chuyển động theo:
* Hình 6.2
+ Phương: dọc theo lò xo
+ Chiều: hướng từ xe lăn đến cái cọc
- HS thực hiện và quan sát
- HS nhận xét, ghi vở:
* Hình 6.1
+ Phương: gần song song với mặt bàn
+ Chiều: đẩy ra
- HS nhận xét, ghi vở:
Þ Mỗi lực có phương và chiều xác định
C5
- HS làm lại thí nghiệm và nhận xét
 Lực do nam châm tác dụng vào quả nặng có:
+ Phương nằm ngang
+ Chiều từ trái sang phải
Hoạt động 4
HAI LỰC CÂN BẰNG (10 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 6.4 và trả lời câu C6
- GV nhấn mạnh trường hợp 2 đội mạnh ngang nhau thì dây vẫn đứng yên
- GV hướng dẫn HS trả lời câu C7
? Hãy chỉ ra phương và chiều của mỗi đội
- GV thông báo nếu sợi dây chịu tác dụng 2 đội kéo mà sợi dây vẫn đứng yên
® Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng
- GV hướng dẫn HS điền vào chỗ trống câu C8
GV nhấn mạnh ý c câu C8
III. HAI LỰC CÂN BẰNG
- HS quan sát và trả lời
C6:
Sợi dây sẽ chuyển động:
+ Về bên trái nếu đội bên trái mạnh hơn
+ Về ... cụ thí nghiệm.
 + Mặt phẳng nghiêng.
 + Lực kế có giới hạn đo 5N.
 + Khối trụ bằng kim loại có thể quay quanh trục.
2. Tiến hành đo:
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
C1: Đo lực kéo vật bằng mặt phẳng nghiêng lên độ cao h.
+ Đo trọng lượng P của khối kim loại (lực F1).
+ Đo lực F2 (lực kéo vật lên độ cao là 20cm)
+ Đo lực F2 (lực kéo vật lên độ cao là 15cm)
+ Đo lực F2 (lực kéo vật lên độ cao là 10cm)
C2: 
Tùy theo từng học sinh:
+ Giảm chiều cao mặt phẳng nghiêng.
+ Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng
+ Giảm chiều cao đồng thời tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng.
Hoạt động 4
RÚT RA KẾT LUẬN TỪ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM (5 phút)
– Sau khi đo xong, gọi nhóm trưởng lên bảng ghi kết quả đo.
– Giáo viên gọi các học sinh phân tích, so sánh lực kéo bằng mặt phẳng nghiêng (F1; F2, F3) ở 3 độ cao khác nhau với trọng lượng của vật.
Giáo viên ghi nội dung kết luận lên bảng, cho học sinh chép vào vở.
3. Rút ra kết luận:
HS trả lời, ghi vở:
+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
+ Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật lên mặt phẳng đó càng nhỏ.
Hoạt động 5
VẬN DỤNG – CỦNG CỐ (5 phút)
Học sinh làm các bài tập vận dụng.
Giáo viên phát phiếu bài tập cho từng học sinh .
C3: Nêu 2 thí dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng.
C4: Tại sao lên dốc càng thoai thoải, càng dễ đi hơn?
C5: SGK
Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ
IV. Vận dụng:
Học sinh làm bài tập nộp phiếu cho giáo viên.
C3: Tùy theo học sinh trả lời, giáo viên sửa chữa sai sót.
C4: Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ (tức người đi đỡ mệt hơn).
C5:
HS: câu C: F < 500N.
Vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng tấm ván sẽ giảm.
HS:
+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo thể nào so với trọng lượng của vật?
+ Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực kéo vật lên mặt phẳng đó ra sao?
Hoạt động 6
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 phút)
- Học sinh học thuộc lòng nội dung ghi nhớ.
- Bài tập về nhà: BT 14.2 và 14.4 trong sách bài tập
- Chuẩn bị bài “Đòn bẩy”
Ngày soạn : 01/12/2010
Ngày dạy : 15/12/2010
TUÇN 17 
TiÕt 17
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức:
- HS ôn lại các kiến thức cơ bản đã học về cơ học.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập có liên quan và các hiện tượng trong thực tế.
2/ Kỹ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng đo chiều dài,đo thể tích và đo lực.
3/ Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận sáng tạo.
- Yêu thích môn học,Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
* GV: 
- Đề cương ôn tập cho từng học sinh.
* HS: 
+Ôn tập các kiến thức đã học ,làm các bài tập trong chương.
III. TIEÁN TRÌNH LEÂN LÔÙP 
1. Tổ chức 6A : / 36
 6B : / 40 
 6C : / 39
2. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
ÔN TẬP LÝ THUYẾT (15 phút)
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1.Nêu tên các dụng cụ dùng để đo các đại lượng sau:
-Độ dài,Khối lượng, thể tích.lực.
2.Nêu các bước cần làm khi đo các đại lượng sau:
-Khối lượng,độ dài, thể tích.lực.
3.Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
4.Thế nào là hai lực cân bằng?
5.Dùng tay ép hai đầu lò xo lại. Lực mà lò xo tác dụng lên tay gọi là lực gì?
6.Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
-7800kg/m3 là..của sắt.
-Đơn vị đo độ dài là..kí hiệu là.
-Đơn vị đo thể tích là .kí hiệu là
-Đơn vị đo lực là .kí hiệu là
-Đơn vị đo khối lượng là .kí hiệu là
7.Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật?
8.Viết công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích?
+Giáo viên gọi HS trả lời các câu hỏi trên và chốt câu đúng cho HS.
9.Có những máy cơ đơn giản nào? Dùng máy cơ đơn giản có lợi gì?
HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
1.Để đo độ dài ta dùng các loại thước.
Đo khối lượng dùng cân, đo thể tích dùng bình chia độ.Đo lực dùng lực kế.
2.Để đo các đại lượng đã cho làm theo các bước sau:
+Ước lượng đại lượng cần đo.
+Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
+Đặt dụng cụ đo đúng ( ngang bằng, thẳng đứng).
+Đặt mắt đúng để đọc và ghi kết quả đo.
3.Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả là : làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
4.Hai lực cân bằng là hai lực có chung điểm đặt, có độ lớn bằng nhau, cùng phương ngược chiều.
5.Lực tay ta tác dụng lên lò xco là lực đàn hồi.
6.Điền từ thích hợp:
-7800kg/m3 là Khối lượng riêng của sắt.
-Đơn vị đo độ dài là métkí hiệu là m.
-Đơn vị đo thể tích là mét khối kí hiệu là m3
-Đơn vị đo lực là niu tơn kí hiệu là N
-Đơn vị đo khối lượng là ki lô gam kí hiệu là kg.
P = 10m
D = 
9.Các máy cơ đơn giản gồm: Đòn bẩy.Mặt phẳng nghiêng, Ròng rọc.
+Dùng máy cơ đơn giản giúp con người làm việc nhẹ nhàng,dễ dàng hơn.
Hoạt động 2
VẬN DỤNG (25 phút)
+Yêu cầu HS làm Các bài tập sau:
-4.3, 5.4, 7.5, 8.4, 10.6, 11.5.
GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Hãy tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một vật. Biết rằng vật đó nặng 200 kg và có thể tích là 2 m3
? Hãy tóm tắt đề bài?
? Biết m, biết V muốn tính D ta làm tn?
GV hướng dẫn HS làm câu còn lại và gọi 1HS lên trình bày
Bài 4.3:
+Đặt bát lên đĩa. đổ đầy nước vào bát.thả trứng và bát. Đổ nước ở đĩa vào bình chia độ.
Bài 5.4:
+Đặt vật lên đĩa cân và đánh dấu vị trí kim cân.
+bỏ vật ra đồng thời đăt các quả cân lên đĩa sao cho kim chỉ đúng vị trí đã đánh dấu. ta có khối lượng vật.
Bài 7.5: Hiện tượng quả cầu rơi về trái đất.
Bài 8.4: C.
Bài 10.6: Người ta đã làm được như vậy là do : m = 10P.( Trọng lượng tỷ lệ thuận với khối lượng)
HS thực hiện nghiên cứu đề bài
HS: m = 200 kg
 V = 2 m3
 D?
 d?
HS: Ta dựa vào công thức 
D = 
1HS lên trình bày
Khối lượng riêng của vật đó là
D = 3 
Trọng lượng riêng của vật đó là	 d = 10D = 10. 100 = 1000 N/m3 
Hoạt động 3
CỦNG CỐ (3 phút)
GV chốt lại toàn bộ kiến thức vừa ôn tập lại. Chú ý cho HS bài tập tìm khối lượng riêng, trọng lượng riêng
HS chú ý
Hoạt động 3
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học
+Yêu cầu HS ôn tập giờ sau kiểm tra học kì I.
+Làm các bài tập trong SBT.
Ngày soạn : 15/12/2010
Ngày dạy : 20/12/2010
TUÇN 18 
TiÕt 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
- Kieåm tra kieán thöùc cô baûn veà troïng löôïng, khoái löôïng , khoái löôïng rieâng, troïng löôïng rieâng, caùc pheùp ño.
- Aùp duïng coâng thöùc giaûi baøi taäp
II. CHUẨN BỊ
* GV: 
- Đề thi, đáp án, biểu điểm
* HS: 
+ Các kiến thức đã học 
III. TIEÁN TRÌNH LEÂN LÔÙP 
1. Tổ chức 6A : 36 / 36
 6B : 39 / 40 
 6C : 39 / 39
2. Các hoạt động dạy và học
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ MÔN VẬT LÍ 6
NDKT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đo độ dài 
1
 (0,5 đ)
1
 (1 đ)
2
 (1,5 đ)
Đo thể tích
1
 (0,5 đ)
1
 (0,5 đ)
Khối lượng - Trọng lượng
1
 (0,5 đ)
1
 (0,5 đ)
Lực
1
 (0,5 đ)
1
 (1 đ)
2
 (1,5 đ)
Khối lượng riêng-Trọng lượng riêng
1
 (3 đ)
1
 (3 đ)
Máy cơ đơn giản
1
 (1 đ)
1
 (2 đ)
2
 (3 đ)
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm (4 điểm) 
Bài 1 (2 điểm): Khoanh tròn ý mà em cho là đúng vào các câu sau
Câu 1: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị độ dài ?
A. m 
B. cm
C. km 
D. N
Câu 2: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng
A. Thể tích bình tràn
B. Thể tích bình chứa
C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn
Câu 3: Lực kế là dụng cụ dùng để làm gì?
A. Đo thể tích 
B. Đo lực
C. Đo khối lượng 
D. Đo trọng lượng
Câu 4: Trên vở túi bột giặt OMO có ghi 500g. Số đó chỉ
A. Khối lượng bột giặt trong túi
B. Thể tích bột giặt
C. Khối lượng riêng của bột giặt
D. Cả A, B và C đều sai
Bài 2 (2 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống 
a) Nếu chỉ có hai lực tác dụng lên vật mà vật vẫn đứng yên thì đó là .....................
Hai lực này là hai lực ..............có cùng ...............nhưng ngược.........................
b) Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng lực..............trọng lượng của vật.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Đổi các đơn vị sau
a) 0,05 km = ............. m
b) 72000cm3 = ................dm3
c) 0,64 dm3 = ...................lít
Câu 2 (3 điểm): Hãy tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một vật. Biết rằng vật đó nặng 200 kg và có thể tích là 2 m3
Câu 3 (2 điểm): Lấy 2 ví dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN VẬT LÍ 6
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
1
2
3
4
D
C
B
A
Câu 2: mỗi câu điền đúng được 1 điểm
a) Nếu chỉ có hai lực tác dụng lên vật mà vật vẫn đứng yên thì đó là hai lực cân bằng
Hai lực này là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều
b) Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật.
II. Phần tự luận 
Câu 1 (1 điểm) 
a) 0,05 km = 50 m
b) 72000cm3 = 72 dm3
c) 0,64 dm3 = 0,64 lít
Câu 2 (3 điểm)
Tóm tắt (0,5đ)
V = 2m3 Khối lượng riêng của vật đó là
m = 200 kg D = 3 (1,5đ)
 D =? Trọng lượng riêng của vật đó là
 d =?	 d = 10D = 10. 100 = 1000 N/m3 (1đ)
Câu 3 (2 điểm)
- Để đưa vật liệu lên cao người ta dùng ròng rọc
- Để đưa một vật nặng lên sàn ôtô người ta dùng mặt phẳng nghiêng.
Thèng kª ®iÓm
Lớp
Sĩ số
< 5
5 - 6
7-8
9 - 10
SL
 %
SL
%
SL
%
SL
%
6A
36
0
0
3
8,3
15
41,7
18
50
6B
40
9
22,5
19
47,5
11
27,5
1
2,5
6C
39
9
23
15
38,5
12
30,8
3
7,7
Ngày soạn : 15/12/2010
Ngày dạy : 23/12/2010
ÔN TẬP
Ngày soạn : 15/12/2010
Ngày dạy : 30/12/2010
TUÇN 19 
TiÕt 19
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
-Trả bài, đánh giá.
- Sửa bài giúp cho học sinh hoàn thiện kỹ năng giải bài toán liên quan đến khối lượng riêng, trọng lượng riêng
- Giúp học sinh có ý thức nhận ra lỗi sai, rút kinh nghiệm và phát huy những điểm mạnh của mình
II. CHUẨN BỊ
* GV: 
Bài của học sinh đã chấm và bảng chữa lỗi cho học sinh.
III. TIEÁN TRÌNH LEÂN LÔÙP 
1. Tổ chức 6A : 36 / 36
 6B : 40 / 40 
 6C : 38 / 39
2. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: GV đọc lại đề lên ra
Đề ra: (đã soạn trong tiết 18)
Hoạt động 2: yêu cầu của đề ra
(đáp án đã soạn trong tiết 18)
Hoạt động 3:Nhận xét
GV nhận xét những sai lầm của HS trong cách trình bày, trong tính toán
Hoạt động 4: GV Trả bài, HS đối chiếu
- Gọi tên , ghi điểm
- Chọn bài làm tốt nhất cho cả lớp tham khảo
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò:
-Về nhà tự xem lại bài, đối chiếu với đáp án thầy đã chữa để thấy được những chổ mình chưa làm được , rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- Chuẩn bị trước bài “ròng rọc”

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY KI I HAI.doc