1. Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
2. Rèn luyện được các kĩ năng:
+ biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
+ Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
+ Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.
3. Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm HS.
II. CHUẨN BỊ:
Nhóm HS:
- 01thước kẻ có ĐCNN đến mm.
- 01 thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm
Cả lớp:
- Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm, Bảng 1.1(SGK) kết quả
đo độ dài.
CHƯƠNG I: CƠ HỌC TIẾT 1: ĐO ĐỘ DÀI I. MỤC TIÊU: 1. Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. 2. Rèn luyện được các kĩ năng: + biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. + Đo độ dài trong một số tình huống thông thường. + Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo. 3. Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm HS. II. CHUẨN BỊ: Nhóm HS: - 01thước kẻ có ĐCNN đến mm. - 01 thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm Cả lớp: - Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm, Bảng 1.1(SGK) kết quả đo độ dài. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: (3ph) Tổ chức tình huống học tập. GV: Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đầu bài, để phát huy tính tích cực của HS. GV: Đặt câu hỏi để vào bài học mới: Để khỏi tranh cãi, 2chi em cần phải thống nhất với nhau những điều gi? - Gang tay 2chị em không giống nhau. Độ dài gang tay mỗi lần đo không như nhau.... HOẠT ĐỘNG 2: (10ph) Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài. GV: HD HS ôn lại một số dơn vị đo độ dài đã học ở lớp dưới. HD HS ước lượng độ dài như sau: - Ước lượng độ dài 1m và độ dài gang tay: Yêu cầu HS đánh dấu ước lượng 1m trên mép bàn của từng bàn, kiểm tra bằng cách dùng thước đo. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Kiểm tra kết quả ước lượng của bàn mình. GV: Giới thiệu thêm về một số dơn vị đo đọ dài: Inh và foot. I. Đơn vị đo độ dài: 1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài: (SGK) 2. Ước lượng độ dài: 1inh (inch) = 2,54cm 1ft (foot) = 30,48cm HOẠT ĐỘNG 3:(5ph) Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. GV: Yêu cầu HSQuan sát H1.1 (SGK) và trả lời câu C4 (SGK), treo tranh vẽ to thước dài 20cm, có ĐCNN 2mm, yêu cầu HS xác định GHĐ, ĐCNN. Giới thiệu cách xác định cho HS nắm. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm câu C5, C6, C7 và Bài tập 1-2.1 (SBT). HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, bổ sung cho các nhóm để hoàn thành nội dung, trình bày bài làm của mình theo hướng dẫn của GV. II. Đo độ dài: 1. Tìm hiểu dụng cụ đo: HOẠT ĐỘNG 4:(15ph) Đo độ dài. GV: Dùng bảng kết quả đo độ dài đã vẽ to để HD HS đo độ dài và ghi kếy quả vào bảng 1.1 (SGK), HD cách tính giá trị trung bình: (l1 + l2 + l3): 3, yêu cầu HS thực hiện theo nhóm. HS: Thực hiện các yêu cầu của GV, phân công trách nhiệm cho từng thành viên để hoàn thành bảng 1. GV: Chú ý quan sát HS thực hiện để uốn nắn hoạt động của các nhóm. 3. Đo độ dài: a. Chuẩn bị: (SGK) b. Tiến hành đo: HOẠT ĐỘNG 5:(5ph) Vận dụng. GV: Yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi ở SGK. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung. III. Vận dụng: ( SGV) IV. CỦNG CỐ: - Nêu các đơn vị đo độ dài mà em đã học? - Hãy đổi các đơn vị sau: 1km = ? m = ? mm. 10cm = ? m = ? km. - Làm như thế nào để đo độ dài một cái bàn học sinh? Cách chọn dụng cụ đo? V. DẶN DÒ: - Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học. - Tập ước lượng một vài độ dài của một vài vật. - Làm bài tập ở SBTVL6. - Chuẩn bị bài học mới: Đọc mục I của bài 2 (SGK). TIẾT 2: ĐO ĐỘ DÀI (tiếp theo) Ngày giảng: A. MỤC TIÊU: 1. Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. 2. Rèn luyện được các kỉ năng: + Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. + Đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo quy tắc đo. + Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo. 3. Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm HS. B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ: Nhóm HS: - 01thước kẻ có ĐCNN đến mm. - 01 thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm Cả lớp: - Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm, Bảng 1.1(SGK) kết quả đo độ dài. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. II. Bài cũ: Không. III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: (15ph) Thảo luận về cách đo độ dài. GV: Yêu cầu HS nhớ lại cách thực hành đo độ dài ở tiết trước, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi C1- C5, cụ thể: - Yêu cầu HS ước lượng độ dài đối với từng vật theo nhóm. - Với từng độ dài GV cho HS chọn các thước đo sao cho phù hợp. - Khi đo độ dài một vật cần đặt thước như thế nào? - Khi đọc cần đặt mắt như thế nào để đọc cho chính xác. HS: Căn cứ hướng dẫn của GV, thảo kuận, đề xuất các nội dung trong quá trình thực hành đo. GV: Chốt nội dung về cách đo độ dài. I. Cách đo độ dài: - Chọn dụng cụ đo thích hợp. - Đặt đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước. - Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật. - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. HOẠT ĐỘNG 2: (10ph) Hướng dẫn HS rút ra kết luận. GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu hỏi C6 và ghi vào vở theo hướng dẫn chung. Hướng dẫn HS thảo luận toàn lớp để thống nhất nội dung phần kết luận. HS: làm việc cá nhân, điền từ thích hợp vào chổ trống như SGK yêu cầu và ghi kết quả vào vở. Tham gia thảo luận theo hướng dẫn của GV, nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung về cách đo độ dài. Kết luận: C6: (1) - độ dài. (2) - GHĐ. (3) - ĐCNN. (4) - dọc theo. (5) - ngang bằng với (6) - vuông góc. (7) - gần nhất. HOẠT ĐỘNG 3: (10ph) Vận dụng. GV: Lần lượt cho HS thực hiện các câu hỏi từ C7- C10 (SGK) và các bài tập 1- 2.7.... ( có thể làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm) và hướng dẫn HS thảo luận theo hướng dẫn chung. Nếu hết thời gian thì giao bài về nhà. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, thảo luận, nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung của từng câu hỏi và ghi vào vở. III. Vận dụng: C7: chọn C C8: chọn C C9: (1) (2) (3) : 7cm. - Bài 1-2.7(SBT) B. 50dm. - Bài 1-2.8 (SBT) C. 24cm. IV. CỦNG CỐ: - Nêu kết luận về các bước cách đo độ dài? - Vì sao khi đo độ dài cần lưu ý chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp? - Cần thực hiện như thế nào để đo được độ dài chính xác? - Nêu nội dung ghi nhớ của bài học. V. DẶN DÒ: - Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học. - Xem nội dung “có thể em chưa biết”. - Làm các bài tập còn lại ở SBTVL6. - Chuẩn bị bài học mới. TIẾT 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG Ngày giảng: A. MỤC TIÊU: 1. Biết kể tên một số dụng cụ thương dùng để đo thể tích chất lỏng, xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp. 2. Rèn luyện được các kỉ năng: + Biết ước lượng gần đúng một số thể tích cần đo. + Đo thể tích một số chất lỏng theo quy tắc đo. + Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo. 3. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm HS. B. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành đo, nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ: Nhóm HS: - 01bình đựng đầy nước chưa biết dung tích. - 01 bình đựng một ít nước. - 01 bình chia độ. - 01 vài loại ca đong.... D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. II. Bài cũ: Không. III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: (3ph) Tổ chức tình huống học tập. GV: Có thể dùng 2 bình có hình dạng khác nhau và dung tích gần bằng nhau hoặc tranh vẽ SGK để đặt vấn đề và giới thiệu bài học. Làm thế nào để biết trong bình nước còn chứa bao nhiêu nước? tình huống học tập HOẠT ĐỘNG 2: (5ph) Ôn lại đơn vị đo thể tích. GV: HD HS ôn lại đơn vị đo thể tích, yêu cầu HS đổi các đơn vị thể tích ở SGK. HS: thực hiện theo yêu cầu của GV, nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức. GV: Cần lưu ý đổi đơn vị thể tích từ ml, lít sang dm3, cm3 ... HS: Thực hiện câu C1 (SGK). GV: Chú ý những chổ HS còn nhầm lẫn trong quá trình đổi để nhắc nhở HS. I. Đơn vị đo thể tích: Đơn vị thường dùng: mét khối (m3) và lít (l): 1l = 1dm3, 1ml = 1cm3 (1cc) 1m3 = 1000dm3 = 1000 000cm3 1m3 = 1000l = 1000 000ml = 1000 000cc HOẠT ĐỘNG 3: (10ph)Tìm hiểu các dụng cụ đo thể tíchchất lỏng. GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Tự đọc mục II.1 và trả lời các câu hỏi C2, C3, C4, C5 (SGK), hướng dẫn thảo luận và thống nhất từng câu trả lời: Câu 3: GV gợi ý các tình huống để HS tìm ra nhiều dụng cụ trong thực tế để đo thể tích. Câu 4: Yêu cầu HS xác định ĐCNN. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, theo dõi, bổ sung và hoàn chỉnh vào vở. II. Đo thể tích chất lỏng: 1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích: - Bình chia độ. - Ca đong. (các loại chai có ghi dung tích, xô, thùng .....) C4: (xem bảng) GHĐ ĐCNN Bình a 100ml 2ml Bình b 250ml 50ml Bình c 300ml 50ml HOẠT ĐỘNG 4: (10ph)Tìm hiểu cách đo thể tíchchất lỏng. GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Trả lời các câu hỏi C6, C7, C8 (SGK), Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất từng câu trả lời. GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân điền vào chổ trống câu C9 và rút ra kết luận về cách đo thể tích chất lỏng. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GVđể hoàn thành nội dung kiến thức 2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng: C9: (1) - thể tích. (2) - GHĐ (3) - ĐCNN. (4) - thẳng đứng. (5) - ngang. (6) - gần nhất. HOẠT ĐỘNG 5: (10ph) Thực hành đo thể tíchchất lỏngchứa trong bình. GV: Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm thực hành đo và ghi kết quả. HS: Các nhóm thực hiên theo yêu cầu của GV, hoàn thành kết quả đo thể tích chất lỏng chứa trong bình. Tham gia trình bày cách làm của nhóm theo yêu cầu của GV. III. Thực hành đo thể tích: a. Chuẩn bị: (SGK) b. Tiến hành đo: ( HS Thực hiện theo HD của GV) IV. CỦNG CỐ: - Nêu cách đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ. - Đề xuất phương án đo thể tích của chất lỏng bằng một số dụng cụ khác. - Đọc nội dung ghi nhớ của bài học. V. DẶN DÒ: - Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài và SGK. - Xem nội dung có thể em chưa biết. - Làm các bài tập ở SBTVL6. - Chuẩn bị bài học mới. TIẾT 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC Ngày giảng: I. MỤC TIÊU: 1. Biết sử dụng các dụng cụ đo ( bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn không thấm nước. 2. Rèn luyện được các kỉ năng: + Tuân thủ quy tắc đo thể tích của vật rắn không thấm nước. + Đo thể tích một số vật rắn theo quy tắc đo. + Biết đọc các giá trị của các kết quả đo. 3. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trung thực, hợp tác trong nhóm HS. II. CHUẨN BỊ: Nhóm HS: - Vật rắn không thấm nước (hòn đá hoặc đinh ốc) - 01 bình chia độ, 1chai (ca đong) ghi sẳn dung tích. - 01 bình tràn. - 01 bình chứa ( khay hoặc đĩa đặt dưới bình tràn). - Kẻ sẳn bảng 4.1 (SGK) vào vở. Cả lớp: - 01 xô đựng đầy nước. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Kể tên một số dụng ... - Hai cốc thuỷ tinh giống nhau. - Một cốc nước có pha màu. - Nhiệt kế. - Khăn lau khô. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. II. Bài cũ: - Kiểm tra việc vạch kế hoạch làm th/ng ở bài học trước? - Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: (5ph) Trình bày dự đoán về sự ngưng tụ. GV: Giới thiệu với HS về dự đoán trình bày trong SGK. Có thể gợi ý để HS tham gia vào việc đưa ra dự đoán. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, của. I. Sự ngưng tụ: 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ: a. Dự đoán: Bay hơi Lỏng Hơi Ngưng tụ HOẠT ĐỘNG 3: (20ph) Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. GV: HD HS cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm, Theo dõi HS thảo luận về các câu hỏi C1- C5 SGK. HS: Hoạt động theo nhóm. - Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm - Cá nhân trả lời câu hỏi C1- C5 SGK. - TL nhóm, sau đó thảo luận trên lớp . b. Làm thí nghiệm kiểm tra: (SGK) HOẠT ĐỘNG 4: (5ph) Rút ra kết luận. GV: Hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi trả lời, nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh. HS: Thảo luận các câu hỏi và hoàn thành nội dung kiến thức và rút ra kết luận. GV: Chốt ý chính cho HS nắm. c. Rút ra kết luận: C1: Nhiệt độ cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ cốc đối chứng. C2: Có nước đọng lại ở mặt ngoài cốc thí nghiệm. Không có nước đọng lại ở cốc đối chứng. C3: Không. Vì ... C4: Do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ lại. C5: Đúng..C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn. HOẠT ĐỘNG 4: (5ph) Vận dụng. GV: Hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi ở phần vận dụng và trả lời, nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh. HS: Thảo luận các câu hỏi và hoàn thành nội dung kiến thức. GV: Yêu cầu HS nhắc lại ý chính của câu trả lời. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. II. Vận dụng: C6, C7, C8: (SGV) IV. CỦNG CỐ: - Đọc nội dung ghi nhớ của bài học? - Thế nào là sự ngưng tụ? Cho ví dụ về sự ngưng tụ? - Trình bày ví dụ chứng tỏ sự bay hơi phụ thuộc vào gió, nhiệt độ, diện tích mặt thoáng của chất lỏng? V. DẶN DÒ: - Học bài và nắm nội dụng ghi nhớ của bài học. - Xem nội dung có thể em chưa biết. - Làm các bài tập trong SBTVL6. - Chuẩn bị bài học mới: Đọc SGK. TIẾT 32: SỰ SÔI Ngày giảng: A. MỤC TIÊU: 1. HS mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi. 2. Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm. 3. Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập. B. PHƯƠNG PHÁP: Thí nghiệm khảo sát, nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ: Nhóm HS: - Một giá đỡ thí nghiệm. - Một kẹp vạn năng. - Một kiềng và lưới kim loại. - Một cốc đốt, một đèn cồn. - Một nhiệt kế đo được tới 1100C. - Một đồng hồ có kim giây. Mỗi HS: - Chép bảng 28.1 SGK vào vở. - Một tờ giấy kẻ ô khổ vở HS. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. II. Bài cũ: - Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Nêu nội dung ghi nhớ của bài học? III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: (3ph) Trình bày dự đoán về sự ngưng tụ. GV: Có thể dựa vào phần mở đầu của bài học 28 để tổ chức tình huống học tập. HS: Căn cứ nội dung đó suy nghĩ tìm kiến thức trong bài học để trả lời. (SGK) HOẠT ĐỘNG 3: (30ph) Làm thí nghiệm. GV: HD HS cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm như SGK: - Lắp thí nghiệm như H28.1 SGK, đổ khoảng 100cm2 nước vào cốc. - Dùng đèn cồn đốt nước đạt tới 400C mới bắt đầu ghi thời gian, nhiệt độ và hiện tượng. - khi nước sôi tiếp tục đun thêm khoảng 2-3 phút nữa. - HD HS theo dõi thí nghiệm. - Lưu ý về an toàn trong thí nghiệm. HS: Hoạt động theo nhóm. - Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV - Phân công theo dõi thời gian, nhiệt độ, hiện tượng xảy ra. - Điền các số liệu vào bảng, thảo luận. - Thực hiện phần trả lời câu hỏi và rút ra kết luận. I. Thí nghiệm về sự sôi: 1. Tiến hành thí nghiệm: a. Bố trí thí nghiệm: (H28.1 SGK) b. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian: (Ghi bảng SGK) Thời gian theo dõi (ph) Nhiệt độ (t0C) Hiện tượng trên mặt nước Hiện tượng trong lòng nước 0 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 HOẠT ĐỘNG 4: (8 ph)Vẽ đường biểu diễn . GV: Hướng dẫn HS hướng dẫn vẽ đường biểu diễn HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Vẽ đường biểu diễn, ghi nhận xét về đường biểu diễn. 2. Vẽ đường biểu diễn: (HS vẽ theo HD của GV) IV. CỦNG CỐ: - Thế nào là hiện tượng sôi? - Trình bày thí nghiệm về sự sôi, trong quá trình sôi nhiệt độ của nước như thế nào? V. DẶN DÒ: - Xem lại toàn bộ nội dung của bài học? - Làm các bài tập trong SBTVL6. - Chuẩn bị bài học mới: Đọc SGK. TIẾT 33: SỰ SÔI (tiếp) Ngày giảng: A. MỤC TIÊU: 1. HS nhận biết được hiện tượng sôi và các đặc điểm của sự sôi. 2. Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi. 3. Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập. B. PHƯƠNG PHÁP: Thí nghiệm khảo sát, nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ: Nhóm HS: - Một giá đỡ thí nghiệm. - Một kẹp vạn năng. - Một kiềng và lưới kim loại. - Một cốc đốt, một đèn cồn. - Một nhiệt kế đo được tới 1100C. - Một đồng hồ có kim giây. Mỗi HS: - Chép bảng 28.1 SGK vào vở. - Một tờ giấy kẻ ô khổ vở HS. GV: - Thu vở một vài HS để kiểm tra việc trả lời các câu hỏi ở bài trước. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. II. Bài cũ: - Nêu hiện tượng sôi? - Mô tả thí nghiệm về sự sôi? III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: (30ph) Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi. GV: Yêu cầu đại diện nhóm HS mô tả lại thí nghiệm về sự sôi: - Cách bố trí thí nghiệm. - Phân công theo dõi. - Ghi kết quả thí nghiệm. Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung. GV: Điều khiển HS thảo luận về kết quả, câu hỏi và kết luận. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV: - Theo dõi việc thảo luận, tham gia ý kiến. - Thảo luận nhóm, trên lớp. - Tự sửa chữa câu trả lời cũng như kết luận của mình. II. Nhiệt độ sôi: 1. Trả lời câu hỏi: C1, C2, C3: Câu trả lời tuỳ thuộc vào từng thí nghiệm của HS đặc biệt là vào nhiệt kế dùng trong thí nghiệm của mỗi nhóm. C4: Không tăng. Chú ý: (SGK) 2. Rút ra kết luận: C5: Bình đúng. C6: a. ... (1) 1000C ...(2) nhiệt độ sôi ... b. ... (3) không thay đổi. c. ... (4) bọt khí ... (5) mạt thoáng. HOẠT ĐỘNG 3: (8 ph)Vận dụng. GV: hướng dẫn HS thảo luận trên lớp về các câu hỏi trong phần vận dụng và giới thiệu nội dụng của phần có thể em chưa biết. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, hoàn chỉnh nội dung các câu trả lời, bổ sung và hoàn chỉnh. III. Vận dụng: C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi. C8: vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước. HOẠT ĐỘNG 4: (3 ph)Chuẩn bị tổng kết chương. GV: hướng dẫn HS ôn tập để chuẩn bị cho việc tổng kết chương II cũng như kiểm tra học kì II. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, ghi chép nội dung cần thiết để có cơ sở ôn tập. IV. CỦNG CỐ: - Trình bày thí nghiệm về sự sôi, trong quá trình sôi nhiệt độ của nước như thế nào? - Thế nào là hiện tượng sôi? V. DẶN DÒ: - Xem lại toàn bộ nội dung của bài học? - Làm các bài tập trong SBTVL6. - Chuẩn bị bài học mới: Ôn tập chương II. - Chuẩn bị kiểm tra học kì II. TIẾT 34: ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG II - NHIỆT HỌC Ngày giảng: A. MỤC TIÊU: 1. HS nhắc lại được kiến thứccơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. 2. Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan. 3. Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập. B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị ô chữ treo bảng H30.4 SGK. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS. II. Bài cũ: - Thế nào là sự nóng chảy, đông đặc? Cho ví dụ. - Thế nào là sự bay hơi và ngưng tụ? Cho ví dụ. III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP. GV: - Dùng phương pháp chủ yếu là nêu vấn đề để HS trả lời và thảo luận về các câu trả lời khi cần thiêt. - Đối với mỗi nội dung ôn tập GV cần yêu cầu HS tóm tắt lại thí nghiệm dẫn đến việc rút ra được nội dung này. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. C1: Thể tích của các chất hầu hết tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm. C2: Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. C3: HS tự lấy ví dụ. C4: Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt. - Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển. - Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm. - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. C5: (1) Nóng chảy; (2) Bay hơi; (3) Đông đặc; (4) Ngưng tụ. C6: Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ n/c của các chất khác nhau không giống nhau. C7: Trong thời gian đang nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi, dù ta tiếp tục đun. C8: Không. C9: Ở nhiệt độ sôi thì dù ta tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhệt độ đó chất lỏng bay hơi cả trong lòng chất lỏng và trên mặt thoáng. HOẠT ĐỘNG 2: VẬN DỤNG. Câu 1: Chọn C. Câu 2: nhiệt kế C. Câu 3: Để khi có hơi nóng chạy qua, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản. Câu 4: a. Sắt. b. Rượu. c. - Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng. - Không. Vì ở mhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc. Câu 5: Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lữa nhỏ đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi là duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước. Câu 6: a. - Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy. - Đoạn DE ứng với quá trình sôi. b. - Trong đoạn AB ứng với nước tồn tại ở thể rắn. - Trong đoạn CD ứng với nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi. HOẠT ĐỘNG 3: Ô CHỮ. GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, HS bổ sung và hoàn chỉnh nội dung. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. N Ó N G C H Ả Y B A Y H Ơ I G I Ó T H Í N G H I Ê M M Ặ T T H O Á N G Đ Ô N G Đ Ặ C T Ố C Đ Ộ Từ hàng dọc để chỉ mức nóng lạnh: NHIỆT ĐỘ. IV. CỦNG CỐ: - Trình bày sự nóng chảy và đông đặc? - trình bày sự bay hơi và ngưng tụ? - Sự sôi là gì? V. DẶN DÒ: - Xem lại toàn bộ nội dung bài tổng kết chương II. - Làm và xem lại các bài tập liên quan nội dung ôn tập ở SBTVL6. - Chuẩn bị kiểm tra học kì II.
Tài liệu đính kèm: