Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 31 đến tiết 33

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 31 đến tiết 33

I- Mục tiêu

*Kiến thức:- Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ.

 - Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.

* Kỹ năng: Sử dụng nhiệt kế, quan sát, so sánh và sử dụng đúng các thuật ngữ.

*Thái độ: Rèn tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý.

II- Chuẩn bị

1.Học sinh: Học bài và làm bài tập . Chuẩn bị giấy kiểm tra 15 phút.

2. Giáo viên: Giáo án.

 *Mỗi nhóm : 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, 1 nhiệt kế dầu, đĩa đậy.

 

doc 8 trang Người đăng levilevi Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 31 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: - Tiết : 31
Ngày soạn: .................
Ngày dạy: 6a:...............
 6b................
Bài 27
Sự bay hơi và sự ngưng tụ 
(tiếp theo)
I- Mục tiêu
*Kiến thức:- Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ.
 - Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ. 
* Kỹ năng: Sử dụng nhiệt kế, quan sát, so sánh và sử dụng đúng các thuật ngữ.
*Thái độ: Rèn tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý.
II- Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập . Chuẩn bị giấy kiểm tra 15 phút.
2. Giáo viên: Giáo án. 
 *Mỗi nhóm : 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, 1 nhiệt kế dầu, đĩa đậy.
III- Tổ chức hoạt động dạy học
A- Tổ chức 6a......./........................................6b......./......................................... 
B- Kiểm tra kiểm tra 15 phút
Đề bài:
Câu 1. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy
A. Nhiệt kế rượu
B. Nhiệt kế y tế 
C. Nhiệt kế thủy ngân
D. Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được
Câu 2. Trong suốt thời gian nóng chảy ( hay đông đặc ) nhiệt độ của vật
A. Không thay đổi
B. Thay đổi 
C. Tăng
D. Giảm
Câu 3. Sự nóng chảy là sự:
A. Chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
C. Chuyển từ thể lỏng sang thể khí
B. Chuyển từ thể lỏng sang thể rắn 
D. Cả ba phương án trên đều sai
Câu 4. Sự đông đặc là sự:
A. Chuyển từ thể rắn sang thể lỏng 
C. Chuyển từ thể khí sang thể lỏng
B. Chuyển từ thể lỏng sang thể rắn 
D. Chuyển từ thể lỏng sang thể khí
Câu 5. Các chất khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy của các chất:
A. Giống nhau. B. Khác nhau . C. Có thể giống, có thể khác
Câu 6. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi 
A. Càng lớn
B. Càng nhỏ
C. Không thay đổi
Câu 7. Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng
A. Lớn
B. Nhỏ
C. Yếu
Câu 8. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng rộng thì tốc độ bay hơi càng
A. Lớn
B. Nhỏ
C. Hẹp
Câu9: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? 
Đáp án và biểu điểm
Câu
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
Câu7
Câu8
Điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
ý đúng
C
A
A
B
B
A
A
A
Câu9( 2điểm): Phụ thuọc vào 3 yếu tố: nhiệt độ , mặt thoáng, gió.
( Thiếu ý nào trừ 1điểm, trình bài sai lỗi chính tả hay bẩn trừ 1điểm toàn bài)
C- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập và trình bày dự đoán về sự ngưng tụ (8ph)
- GV làm TN: Đổ nước nóng vào cốc, cho HS quan sát thấy hơi nước bốc lên. Dùng đĩa khô đậy vào cốc nước. Một lúc sau nhấc đĩa ra, cho HS quan sát và nêu nhận xét.
- Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.Ng/cứu bài mới.
HĐ2: Trình bày dự đoán về sự ngưng tụ(7phút)
- Gợi ý để HS tham gia vào việc đưa ra dự đoán: Muốn quan sát hiện tượng ngưng tụ , phải làm tăng hay giảm nhiệt độ?
HĐ3: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán (20ph)
- ĐVĐ: Trong không khí có hơi nước, bằng cách nào làm giảm nhiệt độ của không khí , ta có thể làm hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh hơn và quan sát được hiện tượng này.(dùng nước đá)
- Hướng dẫn HS cách bố trí thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.
- Hướng dẫn và theo dõi HS trả lời, thảo luận nhóm và ở lớp cho các câu C1, C2 C3, C4, C5 để thống nhất câu trả lời.
? Rút ra kết luận gì về sự ngưng tu? Lấy ví dụ trong thực tế?
HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ(10ph)
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C6, C7, C8.
- Hướng dẫn HS thảo luận chung các câu trả lời của các câu C6, C7, C8 dể thống nhất.
- GV chốt lại các câu trả lời. 
*Qua bài học ghi nhớ nội dung gì?
- HS quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét.
Ghi đầu bài
II- Sự ngưng tụ
1- Tìm cách quan sát sự ngưng tụ
a- Dự đoán
- HS tham gia dự đoán và nêu dự đoán của mình
 Bay hơi
 Lỏng Hơi
 Ngưng tụ 
.*-Làm giảm nhiệt độ ,nhiệt độ càng giảm ngưng tụ xảy ra càng nhanh.
b- Thí nghiệm kliểm tra
- HS có thể vạch kế hoạch thí nghiệm để kiểm tra dự đoán, đọc SGK nắm được ND thực hành.
*) Chuẩn bị :SGK.
*)Tiến hành: (H27.1 SGK)
- Các nhóm lấy dụng cụ, bố trí và tiến hành thí nghiệm theo SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
c- Rút ra kết luận
- Cá nhân HS trả lời câu C1, C2, C3, C4, C5.
- Thảo luận nhóm và thảo luận ở lớp về các câu trả lời.
C1: Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
C2: Có nước đọng ở ngoài mặt cốc thí nghiệm. Không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.
C3: Không . Vì nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu và nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài.
C4: Do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại.
C5: Đúng.
*Kết luận:Khi nhiệt độ giảm ngưng tụ xảy ra càng nhanh, chất lỏng bay hơI và ngưng tụ ở bất kì nhiệt độ nào.
*VD: Giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm, nấu rượu ,chưng cất nước cất.
2- Vận dụng (H/đ cá nhân)
- HS trả lời và thảo luận các câu trả lời C6, C7, C8
1.BàiC6: -Hơi nước trong các đám mây, ngưng tụ tạo thành mưa.
- Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh, ngưng tụ tạo thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương.
2.BàiC7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây.
3.BàiC8: Trong chai đựng rượu, đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Chai được đậy kín, có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu được ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Với chai để hở, quá trình bay hơi mạnh hơn quá trình ngưng tụ nên rượu cạn dần.
4. Ghi nhớ: SGK (T84).
 Hai học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
D- Củng cố
 - GV khái quát lại những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ)
 - Giới thiệu nội dung: Có thể em chưa biết
E- Hướng dẫn về nhà
 - Học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài 26-27.3, 26-27.4, 26-27.5(SBT).
 - Đọc trước bài 28: Sự sôi
 Chuẩn bị một tờ giấy kẻ ô vuông và bảng 28.1(SGK/86)
HD: bài26-27.3C, 26-27.4 trong hơI thở của người có hơI nướcgặp gương lạnh ngưng tụ lại sau một thời gian bay hơI gương lai sáng ra. 26-27.5mùa lạnh.
 ************************ 
Tuần: - Tiết : 32
Ngày soạn: .................
Ngày dạy: 6a:...............
 6b................
Bài28: Sự sôi
******************
I- Mục tiêu
*Kiến thức:- Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
* Kĩ năng:- Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi.
*Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực , an toàn khi dùng đèn cồn và gây hứng thú tìm hiểu hiện tượng.
II- Chuẩn bị
1. Học sinh: Học bài làm bài tập và giấy kẻ ô vuông.Chậu nước sạch.
2. Giáo viên: Giáo án ,bảng phụ kẻ ôvuông và kẻ bảng 28.1.
 * Mỗi nhóm : 1 giáTN 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 bình cầu (cốc đốt), 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế dầu, 1 đồng hồ.
 III- Tổ chức hoạt động dạy học
A- Tổ chức 6a......./........................................6b......./......................................... 
B- Kiểm tra
HS1: Nêu kết luận chung về sự bay hơi và sự ngưng tụ? 
HS2: Chữa bài tập 26-27.4 và 26-27.5 (SBT)
C- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3ph)
- Yêu cầu HS đọc phần đối thoại của An và Bình trong SGK.
- Gọi một vài HS nêu dự đoán
- ĐVĐ: Chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định ai đúng, ai sai.
HĐ2: Làm thí nghiệm về sự sôi (30ph)
- Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm như H28.1 (SGK): Đổ vào bình cầu (cốc đốt) 50cm3. Điều chỉnh nhiết kế để bầu thuỷ ngân không chạm vào đáy bình.
- Yêu cầu các nhóm phân công việc cụ thể cho các bạn trong nhóm.
- GV kiểm tra lại cách lắp ráp thí nghiệm của các nhóm HS trước khi đun.
Lưu ý: Mục đích của việc theo dõi thí nghiệm là nhằm trả lời được 5 câu hỏi trong mục II bài 29 (C1- C5)
- Chú ý với HS về an toàn trong thí nghiệm.
-* Hướng dẫn HS theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng và ghi kết quả vào bảng 28.1 bằng các chữ cái hoặc số la mã.
- GV cần giải thích nguyên nhân nếu kết quả thí nghiệm nước sôi không ở 1000C
Nguyên nhân: nước không nguyên chất, chưa đạt điều kiện chuẩn, nhiệt kế mắc sai số,...
- GV nhấn mạnh: Nếu nước nguyên chất và điều kiện thí nghiệm là điều kiện chuẩn thì nhiệt độ sôi của nước là 1000C
Khi nói đến nhiệt độ sôi của một chất lỏng nào đó là nói đến nhiệt độ ở điều kiện chuẩn.
HĐ3: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước (10ph)
- Hướng dẫn và theo dõi HS vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông
+ Trục nằm ngang là trục thời gian
+ Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ
+ Gốc của trục nhiệt độ là 400C, gốc của trục thời gian là 0 phút.
- Yêu cầu HS ghi nhận xét về đặc điểm của đường biểu diễn:
+ Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ? Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
+ Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước có thay đổi không? Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về đường biểu diễn và thảo luận trên lớp.
( Thời điểm sôi của các nhóm của các nhóm có thể khác nhau nhưng yêu cầu nhận xét được: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang)
- HS đọc phần đối thoại của An và Bình trong SGK
- Cá nhân HS nêu dự đoán
- Ghi đầu bài
I- Thí nghiệm về sự sôi
1- Tiến hành thí nghiệm
- HS đọc nội dung thông tin nắm được cách lắp ráp thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.
a. Làm thí nghiệm( H28.1SGK)
- Các nhóm phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm: một bạn theo dõi thời gian, một bạn theo dõi nhiệt độ, một bạn theo dõi hiện tượng xảy ra ở trên mặt nước và ở trong lòng nước, một bạn ghi lại kết quả sau mỗi phút.
Trong thời gian đun nước phải làm đúng theo sự phân công, tránh chạm tay vào cốc, tránh đổ vỡ gây bỏng.
- Khi nước đun sôi được 2-3 phút thì dừng không đun nữa, tắt đèn cồn đúng kỹ thuật.
b. Nhận xét các hiện tượng xảy ra trên mặt nước.
- HS thảo luận trong nhóm và nhận xét về hiện tượng xảy ra trên mặt nước và trong lòng nước và ghi vào bảng 28.1
2- Vẽ đường biểu diễn
- Dựa vào kết quả bảng 28.1 (có được từ việc làm thí nghiệm), HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước theo hướng dẫn của SGK và GV.
- HS làm việc cá nhân: ghi nhận xét về đặc điểm của đường biểu diễn trong từng khoảng thời gian.
- Tham gia thảo luận trên lớp để nắm được nhiệt độ sôi của nước là 1000C và trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
D- Củng cố
 - GV thu bài của một số HS, nhận xét hoạt động của các nhóm, cá nhân
 - Cho điểm khuyến khích những HS hoạt động tích cực. 
E- Hướng dẫn về nhà
 - Yêu cầu HS vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước
 - Học bài và làm bài tập 28-29.4 & 28-29.6 (SBT)
 - Đọc trước bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
 ************************ 
Tuần: - Tiết : 33
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: 6a:...............
 6b................
Bài 29: Sự sôi
 (tiếp theo)
******************************
I- Mục tiêu
*Kiến thức:- Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi.
 *Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến sự sôi.
* Thái độ: Kích thích lòng ham hiểu biết, tìm tòi những hiện tượng khoa học.
II- Chuẩn bị
1. Học sinh:Vẽ đường biểu diễn sự sôi của nước và ng/cứu trước các câu hỏi bài 29. 2. Giáo viên : Giáo án, bảng phụ ghi kết quả TN bài 28.
 *Cả lớp: 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 bình cầu (cốc đốt), 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế dầu, 1 đồng hồ.
III- Tổ chức hoạt động dạy học
A- Tổ chức 6A: 6B:. 
B- Kiểm tra
GV thu vở của một số HS kiểm tra việc các em trả lời các câu hỏi ở bài trước.
C- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi (25ph)
- GV đặt bộ dụng cụ thí nghiệm (của tiết trước) lên bàn GV. Yêu cầu đại diện của một nhóm HS dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm đó mô tả lại thí nghiệm về sự sôi: Cách bố trí thí nghiệm, phân công các bạn trong nhóm theo dõi, ghi kết quả thí nghiệm, nêu kết quả và nhận xét về đường biểu diễn theo hướng dẫn từ tiết trước.
- Điều khiển HS thảo luận về kết quả thí nghiệm theo từng câu hỏi C1, C2, C3, C4 (SGK/87)
- Trong cuộc tranh luận của Bình và An (phần mở bài), ai đúng, ai sai?
- Rút kết luận gì về sự sôi của nước? (Hoàn thành câu C6)
- GV thông báo: Làm thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau, người ta cũng rút ra được kết luận tương tự.
- GV giới thiệu bảng 29.1: Nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện chuẩn.
- Gọi HS cho biết nhiệt độ sôi của một số chất.
GV lấy một số VD sự sôi ở áp xuất thấp và áp xuất cao trong thực tế.
? Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi không?
HĐ2:Vận dụng và ghi nhớ(15ph)
- Hướng dẫn HS thảo luận về câu trả lời của các câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi.
-? GV: Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi, hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào?
- GV chốt lại đáp án đúng.
*Qua bài học ghi nhớ nội dung gì?
II- Nhiệt độ sôi
1-Trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm HS mô tả lại thí nghiệm về sự sôi. HS dưới lớp theo dõi việc mô tả lại thí nghiệm và tham gia góp ý về cách tổ chức thí nghiệm trong nhóm.
- Các nhóm thảo luận về câu trả lời của các nhân câu C1, C2, C3, C4 để có câu trả lời chung.
- HS thảo luận cả lớp về các câu trả lời vàghi vở.
2- Kết luận
- HS thảo luận chung cả lớp để trả lời C5 và hoàn thiện C6
C6:a) Nước sôi ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
b) Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.
- HS theo dõi bảng 29.1: Nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện chuẩn để nhận xét được: Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
- Trả lời câu hỏi của GV: Không. Vì rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
*VD:Lên núi cao luộc trứng không chín.
-Khử trùng các dụng cụ y tế bằng nhiệt độ cao của nồi áp xuất..
III- Vận dụng
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C7, C8, C9.
- Tham gia thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời
1.BàiC7: Vì nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong quá trình nước sôi.
2.bàiC8: Vì thuỷ ngân sôi ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ sôi của nước.
3.BàiC9: -AB là quá trình nước tăng nhiệt độ
 - BC là quá trình nước sôi
*Kết luận chung: HS vận dụng giải thích sự khác nhau giữa sự sôi và sự bay hơi, thảo luận đê đi đến đáp án đúng và ghi vở
Sự bay hơi
Sự sôi
- Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng.
- Chỉ xảy ra ở mặt thoáng.
- Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
- Xảy ra đồng thời ở mặt thoáng và trong lòng chất lỏng.
4. Ghi nhớ: SGK (T88).
Hai HS đọc nội dung ghi nhớ.
D- Củng cố
 - GV hướng dẫn HS đọc và trả lời phần “Có thể em chưa biết”
 - Giải thích tại sao ninh thức ăn bằng nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn 
 nồi thường?
 - Nêu một số ứng dụng trong thực tế.
E- Hướng dẫn về nhà
 - Học bài và làm bài tập 28-29.1,28-29.2, 28-29.7, 28-29.8 (SBT)
 - Ôn tập các kiến thức về phần nhiệt học để kiểm tra học kì. giờ sau kiểm tra.
 * Câu hỏi ôn tập: 
1.Nêu cấu tạo ròng rọc, dùng ròng rọc có tác dụng gì? có mấy loại ròng rọc ? cho VD ứng dụng nó trong thực tế.
2. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng ,khí và ứng dụng của nó trong thực tế?
3.Nhiệt kế hoạt động dựa vào tác dụng sự nở vì nhiệt của chất nào? có mấy loại nhiệt giai, mối quan hệ của các nhiệt giai đó. Nhiệt kế y tế dùng để làm gì?
4.Nêu đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc? Lấy ví dụ trong thực tế?
5.Nêu đặc điểm của sự sôi? Lấy VD trong thực tế?
6. Xem lại tất cả các bài tập từ bài 16.1 đến bài 28-29.4.4 SBT.
 ************************ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31-33.doc