Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 25 - Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 25 - Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai

. Kiến thức:

- Nhận biết cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.

- Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai và biết chuyển đồi nhiệt độ.

 2. Kỹ năng:

- Thao tác trên các dụng cụ thí nghiệm.

- Kĩ năng nhận dạng đâu là nhiệt kế thủy ngân, đâu là nhiệt kết y tế và đâu là nhiệt kế rượu.

 3. Thái độ:

- Say mê, hứng thú môn học.

- Có ý thức hợp tác nhóm trong các hoạt động.

II. Chuẩn bị:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 25 - Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28.02.2010	Vật Lý 6
Ngày dạy: 01.03.2010	Tiết 25
BÀI 22
NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Nhận biết cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai và biết chuyển đồi nhiệt độ.
	2. Kỹ năng:
Thao tác trên các dụng cụ thí nghiệm.
Kĩ năng nhận dạng đâu là nhiệt kế thủy ngân, đâu là nhiệt kết y tế và đâu là nhiệt kế rượu.
	3. Thái độ:
Say mê, hứng thú môn học.
Có ý thức hợp tác nhóm trong các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
Cho mỗi nhóm học sinh: ba chậu thủy tinh, mỗi chậu đựng một ít nước, một ít nước đá, một phích nước nóng. Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế thủy ngân, một nhiệt kế y tế.
Cho cả lớp: Tranh vẽ cac loại nhiệt kế khác nhau, ghi cả hai nhiệt Xenxiút và Farenhai.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3’)
Con: Mẹ ơi! cho con đi đá bóng nhé!
Mẹ: Không được đâu! Con đang sốt nóng đây này!
Con: Con không sốt đâu! Mẹ cho con đi nhé!
 Vậy phải dùng dụng cụ nào để biết chính xác người con có sốt không?
Học sinh: Phải dùng nhiệt kế để biết chính xác người có sốt không?
Bài 22
NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI
* Hoạt động 2: Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh. (15’)
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm (H 22.1 và H 22.2) và thảo luận rút ra kết luận từ thí nghiệm.
- Học sinh thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
C1: Học sinh thực hiện thí nghiệm như câu C1. Rút ra kết luận gì?
C2: Cho biết thí nghiệm vẽ ở Hình 22.3 và 22.4 dùng để làm gì?
1. Nhiệt kế: 
C1: Cảm giác của ngón tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng – lạnh.
C2:Xác định nhiệt độ ở 0oC và 100oC trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệt kế (15’)
C3: Hãy quan sát rồi so sánh các nhiệt kế vẽ ở hình 22.5 và GHĐ, ĐCNN và công dụng, điền vào 22.1.
C4: Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có đặc điểm gì?
C3: Bảng 22.1
Loại nhiệt kế
GHĐ
ĐCNN
Công dụng
Nhiệt kế rượu
Từ 
đến 
Nhiệt kế thủy ngân
Từ  
đến 
Nhiệt kế ytế
Từ 
đến 
C4: Ống quản ở gần bầu thủy ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu nhiệt giai (8’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin.
- Giáo viên thuyết trình cung cấp thông tin:
Xenxiút người Thụy Điển đã đề nghị (1742) chia khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1o, kí hiệu là 1oC.
Thang nhiệt độ này được gọi là thang nhiệt độ Xenxiút. Trong nhiệt gia này, những nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm.
Trước đó, năm 1714 nhà vật lý người Đức là Farenhai đã đề nghị một nhiệt giai mang tên ông
Theo nhiệt giai này nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, nhiệt đô của hơi nước đang sôi là 212 oF.
Giáo viên giới thiệu nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai.
Cho học sinh xem hình vẽ nhiệt kế rượu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh học sinh thí dụ trong sách giáo khoa.
II. Nhiệt giai:
Nhiệt giai Xenxiut: 0oC đến 100oC được chia làm 100 vạch có khoảng cách bằng nhau. Những nhiệt độ thấp hơn 0oC được gọi là nhiệt độ âm. Ví dụ: – 20 oC gọi là âm 20 oC
Nhiệt giai Farenhai: Từ 32oF đến 212oF
Như vậy khoảng 100oC ứng với khoảng 180oF hay:
 Ta có: 1oC= 1,8 oF
Thí dụ: 
20oC = 0oC + 20oC vậy:
20oC = 32oF + (20 x 1,8oF) = 68oF
* Hoạt động 5: Vận dụng – củng cố - hướng dẫn về nhà:
C5: Tính xem 30 oC ứng với bao nhiêu oF?
Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ và ghi vào vở.
Ghi nhớ:
Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên tiêu chí dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế.
* Hướng dẫn về nhà: 
Học sinh học thuộc lòng ghi nhớ.
Làm bài tập 22.6 và 22.7
* Tích hợp môi trường:
 Địa chỉ: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế dầu, nhiệt kế thủy ngân, ... 
 Nội dung: + sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn, nhưng thủy ngân là một chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. Trong trường học ta chỉ dùng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế dầu được pha màu cho thuận lợi nhìn số chỉ trên vach.
3. Vận dụng
C5:
30 oC = 0 oC + 30 oC
 = 32 oF + 30x1,8 oF
 = 32 oF + 54 oF
 = 86 oF.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 25 nhiệt kế nhiệt giai.doc