Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 23 - Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 23 - Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Kiến thức:

- Học sinh nắm được:

+ Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

+ Tìm được ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế.

+ Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.

 2. Kỹ năng:

- Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.

- Biết cách đọc biểu bảng để rút ra được kết luận cần thiết.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 23 - Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23.01.2010	Vật Lý 6
Ngày dạy: 25.01.2010	Tiết 23
BÀI 20
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Học sinh nắm được:
+ Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
+ Tìm được ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế.
+ Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
	2. Kỹ năng:
Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.
Biết cách đọc biểu bảng để rút ra được kết luận cần thiết.
	3. Thái độ:
Rèn cho học sinh tính cẩn thận, trung thực.
II. Chuẩn bị:
* Cho giáo viên: quả bóng bàn bị bẹp, phích nước nóng, cốc.
* Cho nhóm học sinh: bình thủy tinh đáy bằng, ống thủy tinh thẳng, cốc nước pha màu, khăn lau.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (7’)
Kiểm tra bài cũ:
+ Chất lỏng có những biến đổi vì nhiệt như thế nào? Các chất lỏng giống nhau sự biến đổi vì nhiệt có giống nhau không?
+ Yêu cầu học sinh chữa bài tập 19.1 và 19. 3 trong sách bài tập
Tổ chức tình huống học tập:
Trong cuộc sống hàng ngày, những câu hỏi đặt ra như khi để xe đạp lâu dưới ánh nắng mặt trời thì bánh xe dể bị nổ. Hay bóng bay để lâu dưới ánh nắng mặt trời dể nổ. Vì sao lại như vậy?
Bài 20 
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
* Hoạt động 2: Thí nghiệm kiểm tra chất khí nóng lên thì nở ra (15’)
Gọi 1 HS đọc mục 1.
- Yêu cầu HS cho biết: 
+ Để làm thí nghiệm này chúng ta cần những dụng cụ gì?
+ Thí nghiệm được tiến hành như thế nào?
+ Mục đích của thí nghiệm?
 Mục đích của thí nghiệm là kiểm tra xem không khí nóng lên có nở ra không?
+ Cần quan sát gì trong thí nghiệm?
Chúng ta cần quan sát giọt nước màu có thay đổi gì sau khi làm thí nghiệm không.
- Chia nhóm và gọi đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm tiến hành làm thí nghiệm.
- HS lên nhận những dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm.
- GV lưu ý học sinh khi thấy giọt nước màu đi lên được 1 đoạn xa thì có thể bỏ tay áp ra khỏi bình để tránh giọt nước đi ra khỏi ống thuỷ tinh. Chú ý yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu khi thôi không áp tay vào bình nữa.
- Tiến hành làm thí nghiệm theo đúng các bước.
- Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu.
- Trong thí nghiệm ta dùng giọt nước màu để làm gì? Có thể thay giọt nước màu bằng cái gì khác không?
- Ta dùng giọt nước màu để kiểm tra xem không khí có nở ra khi nóng lên không. Vì ta làm thí nghiệm nhỏ nên thay những cái khác không thể hiện rõ được.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thí nghiệm?
1. Thí nghiệm.
* Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi (8’)
- Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc câu C1, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời.
C1: Có hiện tượng gì xảy ra với giọt màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi như thế nào?
C2: Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
C3: Tại sao không khí trong bình cầu lại tăng lên?
C4: Tại sao thể tích không khó trong bình cầu lại giảm đi?
C5: Giáo viên treo bảng phụ có ghi bảng 20.1 trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh đọc bảng và cho nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu thêm: Chú ý: sau này, khi học về áp suất chất khí các em sẽ biết rằng các số liệu về sự nở vì nhiệt của chất khí cho ở bảng này chỉ đúng khi áp suất chất khí không đổi.
2. Trả lời câu hỏi:
C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng, không khí nở ra.
C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm không khí co lại.
C3: Do không khí trong bình bị nóng lên
C4: Do không khí trong bình bị lạnh đi.
C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, chất rắn khác nhau nở vò nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
* Hoạt động 4: Rút ra kết luận (5’)
- Giáo viên treo bảng phụ ghi câu C6, yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận và hoàn thành câu C6.
- Giáo viên gọi đại diện một nhóm lên bảng điền, yêu cầu các nhóm khác nhận xét. 
- Giáo viên chốt lại, yêu cầu học sinh ghi vở câu C6.
3. Rút ra kết luận
 a. Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên.
 b.Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi.
 c. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất.
* Hoạt động 5: Vận dụng – củng cố - hướng dẫn về nhà (10’)
C7: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng không khí trong quả bóng bị nóng lên lại có thể phòng lên.
* Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
C8: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
C9: Dụng cụ đo nóng, lạnh (H 20.1). Dựa theo mực nước trong ống thủy tinh người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Giải thích.
Trả lời: Khi thời tiết nóng, không khí trong bình cầu cũng nóng lên nở ra đẩy nước trong ống thủy tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi co lại do đó mực nước trong ống dâng lên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố bài:
+ Chất khí dãn nở vì nhiệt như thế nào?
+ Các chất khí khác nhau dãn nở vì nhiệt có giống nhau không?
+ Trong các chất: Rắn, Lỏng, Khí chất nào dãn nở vì nhiệt nhiều nhất và chất nào dãn nở vì nhiệt ít nhất?
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết” ở cuối bài.
* Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc phần ghi nhớ ở cuối bài.
+ Vận dụng kiến thức giải thích được các hiện tượng trong thực tế đời sống.
+ Làm các bài tập 20 trong sách bài tập.
+ Chuẩn bị Bài 21 Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt 
4. Vận dụng
C7: Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
C8: Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi, nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vậy, trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng không khí lạnh.
C9: Khi thời tiết nóng, không khí trong bình cầu cũng nóng lên nở ra đẩy nước trong ống thủy tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi co lại do đó mực nước trong ống dâng lên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 23 sự nở vì nhiệt của chất khí.doc