1. Kiến thức:
- Nhận biết được cấu tạo của lực kế, xác định được GHĐ và ĐCNN của một lực kế.
- Biết đo lực bằng lực kế.
- Biết mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng hoặc ngược lại.
2. Kỹ năng:
- Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo.
- Biết cách sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.
3. Thái độ:
- Rèn tính sáng tạo, cẩn thận
Ngày soạn: 23.10.2009 Vật lý 6 Ngày dạy: 26.10.2009 Tiết 11 BÀI 10 LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết được cấu tạo của lực kế, xác định được GHĐ và ĐCNN của một lực kế. Biết đo lực bằng lực kế. Biết mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng hoặc ngược lại. 2. Kỹ năng: Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo. Biết cách sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo. 3. Thái độ: Rèn tính sáng tạo, cẩn thận Có ý thức hợp tác nhóm để giải quyết các yêu cầu do giáo viên đặt ra. II. Chuẩn bị: Đối với giáo viên: chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 lực kế lò xo. 1 quả nặng. 1 sợi dây mảnh, nhẹ để buộc vào sách giáo khoa. Chuẩn bị cho cả lớp: 1 cung tên 1 xe lăn. Bảng phụ ghi các câu C1 và C3 Đối với học sinh: Chuẩn bị bài. III. Tổ chức hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống học tập (10’) Học sinh 1: lò xo là vật có tính chất gì? Lực đàn hồi có phương và chiều như thế nào? Học sinh 2: Lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào? Chứng minh? * Tổ chức tình huống học tập: Tại sao khi mua, bán người ta có thể dùng một cái lực kế để làm một cái cân? Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra câu trả lời theo các em nghỉ? Giáo viên lưu ý kiến của học sinh ở 1 góc bảng. * Hoạt động 2: Tìm hiểu lực kế (10’) Giáo viên giới thiệu: lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. Có nhiều loại lực kế, trong bài này chúng ta nghiên cứu loại lực kế lò xo là loại lực kế hay sử dụng. Có loại lực kế đo lực kéo, có lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo lẫn lực đẩy. Giáo viên phát lực kế lò xo cho các nhóm đồng thời treo bảng phụ ghi câu C1. Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trong 5 phút: + Nghiên cứu cấu tạo của lực kế lò xo. + Hoàn thành câu C1. Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng điền vào chổ trống, các nhóm khác chú ý và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn? Giáo viên nhận xét và củng cố lại về cấu tạo của lò xo bằng cách chỉ vào các bộ phận trên lực kế và yêu cầu học sinh cho biết tên của bộ phận đó. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại: độ chia nhỏ nhất là gì? Giới hạn đo là gì? Yêu cầu học sinh các nhóm tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế của nhóm mình. Giáo viên yêu cầu đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét câu trả lời của bạn. I. Tìm hiểu lực kế. 1. Lực kế là gì? Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản. C1: (1) lò xo (2) kim chỉ thị (3) bảng chia độ. * Hoạt động 3: Đo một lực bằng lực kế (10’) Trước khi đo giáo viên chú ý học sinh là phải điều chỉnh kim lực kế trở về vạch số 0. Giáo viên hướng dẫn các nhóm điều chỉnh kim lực kế về vạch số 0. Giáo viên treo bảng phụ có ghi câu C3. Giáo viên đặt câu hỏi: để đo được lực bằng lực kế ta phải làm gì? Phải cầm lực kế như thế nào thì có thể đo và đọc được giá trị của lực kế? Học sinh: phải tác dụng lực cần đo vào lò xo của lực kế. Phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo. Giáo viên yêu cầu các nhóm hoàn thành câu C3. Giáo viên gọi đại diện 1 nhóm lên bảng hoàn thành câu C3, các nhóm khác nhận xét. Giáo viên chốt lại. Giáo viên yêu cầu các nhóm hoạt động trong 3 phút, tìm cách để đo trọng lượng quyển sách. Yêu cầu các nhóm các thành viên đều phải tiến hành đo để so sánh giữa các bạn trong một nhóm. Giáo viên gọi học sinh các nhóm cho biết kết quả đo được của nhóm mình. Yêu cầu học sinh cho biết em đã cầm lực kế ở tư thế nào để đo? Giáo viên yêu cầu các học sinh khác nhận xét xem bạn cầm như thế đúng chưa? Nếu sai thì sửa lại như thế nào? Giáo viên chốt lại. Và yêu cầu học sinh cho biết vì sao phải cầm lực kế như vậy? II. Đo một lực bằng lực kế 1. Cách đo lực C3: (1) vạch 0 (2) lực cần đo (3) phương 2. Thực hành đo lực C5: Vì để đo trọng lượng của cuốn sách nên cầm lực kế theo hướng thẳng đứng của trọng lực. * Hoạt động 4: Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng (5’) Yêu cầu từng cá nhân học sinh trả lời câu C6. Từ kết quả làm câu C6 của học sinh giáo viên hướng học sinh đến mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng. Giáo viên gợi ý học sinh tìm: m = 0,1kg P = 1N m = 1kg P = 10N Học sinh tìm ra được: P = 10m Yêu cầu học sinh cho biết đơn vị của m và P. III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. C6: a. 1 b. 200 c. 10 Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = 10m * Hoạt động 5: Vận dụng (5’) Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận trong 3 phút và trả lời câu hỏi C7 và C9. Yêu cầu học sinh các nhóm cử đại diện trả lời các câu hỏi. các nhóm khác theo dõi và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. Giáo viên chốt lại. IV. Vận dụng: C7: Vì trọng lượng của một vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó, nên trên bảng chia độ của lực kế ta có thể không ghi trọng lượng mà ghi khối lượng của vật. Thực chất “cân bỏ túi” chính là một lực kế lò xo. C9: P = 32000N * Hoạt động 6: Củng cố - hướng dẫn về nhà (5’) Yêu cầu học sinh trả lời: + Người ta dùng lực kế để làm gì? + Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng? + Cách cầm lực kế khi đo? Yêu cầu học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết”. * Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu học sinh về nhà trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C9. Học thuộc phần ghi nhớ và biết cách cầm lực kế khi đo. Làm các bài tập từ 10.1 đến 10.4 trong SBT.
Tài liệu đính kèm: