Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 01 đến tiết 33

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 01 đến tiết 33

1. Kiến thức

- Học sinh biết giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước, độ

chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

 - Học sinh biết cách tính giá trị trung bình các kết quả cần đo.

 2. Kỹ năng

 - Học sinh ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo

 - Học sinh biết đo độ dài trong một số trường hợp cụ thể.

 3. Thái độ

Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các yêu cầu của giáo viên.

 

doc 106 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tiết 01 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 15/8/09
G: 17/8/09 (6A)
 18/8/09 (6B) 
Tiết 1 – Bài 1: Đo độ dài
A. Mục tiêu 
	1. Kiến thức 
- Học sinh biết giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước, độ 
chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
	- Học sinh biết cách tính giá trị trung bình các kết quả cần đo. 
	2. Kỹ năng 
	- Học sinh ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo
	- Học sinh biết đo độ dài trong một số trường hợp cụ thể.
	3. Thái độ
Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các yêu cầu của giáo viên.
B. Chuẩn bị
	1. Giáo viên : Tranh vẽ, bảng phụ (kẻ bảng 1.1)
	2. Học sinh
Mỗi nhóm : 1 thước kẻ, 1 thước dây, 1 thước cuộn, chép bảng 1.1 ra giấy
C. Phương pháp
- Thuyết trình
- Vấn đáp
- Trực quan
D. Tổ chức dạy - học 
*) ổn định tổ chức (1’)
Hoạt động 1
Kiểm tra đầu giờ
1’
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Giáo viên kiểm tra sách, đồ dùng của học sinh?
Hoạt động 2
Giới thiệu chương và giới thiệu bài
3’
Giáo viên giới thiệu chương trình Vật lý 6 và nội dung của chương I cơ học .
Giáo viên đặt vấn đề vào bài như sách giáo khoa.
	I. Đơn vị đo độ dài
Hoạt động 3
Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài
10’
*)Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhớ lại các đơn vị đo độ dài đã học
- Kiểm tra khả năng ước lượng độ dài của học sinh
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài . 
- Học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở tiểu học.
C1 
(1) 10 (2) 100 
(3) 10 (4) 1000
2. Ước lượng độ dài 
C2 
C3 
ước lượng 20cm, đo 21cm. 
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo độ dài thường dùng?
+ Yêu cầu học sinh hoàn thành C1? 
- Giáo viên sửa sai cho học sinh.
- Giáo viên nhắc lại, khắc sâu khi tính toán phải đưa về đơn vị m. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm hoàn thành C2? 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành C3? 
- Giáo viên giới thiệu thêm đơn vị đo khác.
	II. ĐO độ dài 
Hoạt động 4
Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
15’
*)Mục tiêu:
- HS nhận biết được các dụng cụ đo độ dài thường dùng
- HS xác định được GHĐ, ĐCNN của mỗi loại thước
*) Đồ dùng
- Thước dây, thước kẻ, thước mét
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
- Học sinh quan sát hình 1.1 
C4 
Thợ mộc – thước cuộn 
Học sinh – thước kẻ
Thợ may – thước thẳng
C5 
Tuỳ thuộc học sinh
- Học sinh thảo luận thống nhất ý kiến
C6
a,b . GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
c. GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
C7
Thước thẳng, thước cuộn. 
- Giáo viên treo tranh.
+ Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời C4?
+ Yêu cầu học sinh xác định GHĐ, ĐCNN của thước? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
+ Yêu cầu học sinh hoàn thành C5?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét?
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm hoàn thành C6 và giải thích?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh trả lời C7?
- Giáo viên thống nhất ý kiến, khắc sâu. 
Hoạt động 5
Vận dụng đo độ dài
10’
 *)Mục tiêu:
- HS đo đươc độ dài của một số vật cụ thể bằng thước
*) Đồ dùng
-Bảng phụ
2. Đo độ dài 
- Chọn dụng cụ đo
- Tiến hành đo
- Hoàn thành bảng 1.1
- Tính giá trị trung bình
+Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thực hiện theo yêu cầu đó?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện, hướng đãn cách tính giá trị trung bình. 
+ Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến, củng cố lại kiến thức.
Hoạt động 6: Kết luận – Củng cố 
3’
- Học sinh trả lời 
- Học sinh đọc 
+ Nêu đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam?
+ GHĐ, ĐCNN của thước đo là gì?
+ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ, phần có thể em chưa biết?
E. Hướng dẫn các hoạt động về nhà 
2’
- Học sinh ghi nội dung về nhà
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT? 
+ Yêu cầu học sinh xem trớc bài mới?
F. Đánh giá rút kinh nghiệm 
	-----------------------------------------------------------------------------
S
G
Tiết 2 – Bài 2 ĐO Độ DàI (tiếp)
A. Mục tiêu 
	1. Kiến thức 
	Củng cố lại những mục tiêu đã học ở tiết một:
- Ước lượng chiều dài cần đo, chọn thước thích hợp. Xác định GHĐ, ĐCNN của thước. 
	- Đặt thước đo đúng, đặt mắt nhìn và đọc kết quả đúng.
	- Học sinh biết cách tính giá trị trung bình các kết quả đo.
	2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng đo đạc cho học sinh, rèn tính cẩn thận, chính xác.
	3. Thái độ
	- Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.
B. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên : Thước kẻ, tranh vẽ.
	2. Học sinh 
	Mỗi nhóm : 1 thước cuộn, 1 thước dây.
C. Tổ chức dạy - học 
Hoạt động 1
Kiểm tra đầu giờ
7’
Học sinh trả lời phần ghi nhớ SGK.
+ Nêu tên đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam?
+ Cho biết GHĐ, ĐCNN của thước là gì? 
- Giáo viên nhận xét cho điểm. 
I. Cách đo độ dài 
Hoạt động 2
Thảo luận về cách đo độ dài
15’
Nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày
C1 
Tuỳ học sinh
C2
C3
Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo
C4
Đặt mắt nhìn vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. 
C5 
* Kết luận 
C6
(1) độ dài (2) GHĐ
(3) ĐCNN (4) dọc theo
(5) ngang bằng với 
(6) vuông góc (7) gần nhất 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6?
- Giáo viên pháp phiếu học tập.
- Giáo viên theo dõi kiểm tra hướng dẫn.
+ Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo?
+ Yêu cầu các nhóm nhận xét bổ sung?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh tìm từ thich hợp để điền vào chỗ trống trong phần kết luận?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
- Giáo viên nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp. 
II. Vận dụng 
Hoạt động 3
Vận dụng
13’
Học sinh suy nghĩ trả lời
C7 : C
C8 : C
C9 
(1) 7cm
(2) 7cm
(3) 7cm
C10
Học sinh tự thực hiện
+ Yêu cầu học sinh đọc các câu hỏi C7, C8, C9, C10 suy nghĩ và trả lời?
+ Yêu cầu học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét ?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận thống nhất ý kiến.
D. Kết luận bài học
3’
Học sinh nghe
Học sinh đọc 
- Giáo viên nhắc lại toàn bộ kiến thức đã học.
+ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ, phần có thể em chưa biết?
E. Hướng dẫn các hoạt động về nhà 
2’
Học sinh ghi nội dung về nhà.
+ Yêu cầu học sinh đo chiều dài quyển vở: Ước lượng là bao nhiêu và nên chọn dung cụ đo có GHĐ, ĐCNN là bao nhiêu?
+ Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SBT, xem trước bài mới?
F. Đánh giá rút kinh nghiệm 
	---------------------------------------------------------------------	
S
G 
Tiết 3 – Bài 3 Đo thể tích chất lỏng
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức
- Học sinh kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
- Học sinh biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
	2. Kỹ năng
	- Học sinh đo được thành thạo thể tích của chất lỏng.
	- Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghệm.
	3. Thái độ 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.
B. Chuẩn bị
	1. Giáo viên : Xô đựng nước, tranh vẽ.
	2. Học sinh 
	Mỗi nhóm : 2 bình đựng nước, 1 bình chia độ, 2 ca đong. 
C. Tổ chức dạy - học 
Hoạt động 1
Kiểm tra đầu giờ
3’
Học sinh trả lời phần ghi nhớ SGK
+ Nêu các bước đo độ dài khi tiến hành đo chiều dài của một vật?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến, cho điểm.
Hoạt động 2
Giới thiệu bài
2’
Học sinh quan sát 
Học sinh suy nghĩ 
- Giáo viên cho học sinh quan sát hai bình có hình dạng khác nhau có dung tích không bằng nhau.
+ Làm thế nào để biết trong mỗi bình có chứa bao nhiêu nước?
 Vào bài . 
	I. Đơn vị đo thể tích
Hoạt động 3
Tìm hiểu đơn vị đo thể tích
5’
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối ( m3 ) và lít ( l ).
 1 lít = 1 dm3
 1 ml = 1 cm3 ( cc ) 
C1 
1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3
1 m3 = 1000 lít = 1000000 ml 
 = 1000000 cc
- Giáo viên giới thiệu mỗi vật dù to hay nhỏ đều chiếm một thể tích trong không gian. 
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối ( m3 ) và lít ( l ).
- Mối liên hệ giữa các đơn vị đo thể tích 
 1 lít = 1 dm3
 1 ml = 1 cm3 ( cc ) 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành C1? 
+ Yêu cầu học sinh học sinh khác nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
II. Đo thể tích chất lỏng
Hoạt động 4
Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích
7’
 1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích
- Học sinh thoả luận 
C2 
Ca đong to : GHĐ 1 lít, ĐCNN 0.5 lít
Ca đong nhỏ : GHĐ 0.5 lít, ĐCNN 0.5 lít 
Can nhựa : GHĐ 5 lít, ĐCNN 1 lít
C3 
Chai, lọ,can nhựa có ghi sẵn dung tích.
C4 
GHĐ
ĐCNN
Bình a
100 ml 
2 ml
Bình b
250 ml
50 ml
Bình c
300 ml 
50 ml 
C5 
Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bình chia độ
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bàn trong 2’ hoàn thành C2? 
+ Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh trả lời C3?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trong 3’ hoàn thành C4? 
+ Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh trả lời C5? 
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 5
Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
10’
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
C6
b. Đặt thẳng đứng 
C7 
b. Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
C8 
70 cm3
50 cm3
40 cm3
* Kết luận 
C9 
(1) thể tích (2) GHĐ
(3) ĐCNN (4) thẳng đứng
(5) ngang (6) gần nhất
+ Yêu cầu học sinh trả lời C6, C7, C8?
+Yêu cầu học sinh khác nhận xét, thảo luận đa ra câu trả lời đúng?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành phần kết luận?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 6
Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình
13’
3. Thực hành
Học sinh nghe 
Các nhóm làm thí nghiệm hoàn thành bảng3.1
- Các nhóm báo cáo
- Giáo viên giới thiệu thí nghiệm và mục đích của thí nghiệm.
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm? 
- Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện.
- Giáo viên treo bảng phụ.
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
D. Kết luận bài học 
2’
Học sinh trả lời 
Học sinh đọc 
+ Yêu cầu học sinh nêu các cách đo thể chất lỏng? 
+ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? 
E. Hướng dẫn các hoạt động về nhà 
3’
Học sinh ghi nội dung về nhà
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT?
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới? Chuẩn bị dụng cụ thực hành, kẻ sẵn bảng 4.1? 
F. Đánh giá rút kinh nghiệm 
	------------------ ... ?
+ Yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét?
+ Yêu cầu học sinh tìm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong câu C4?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 5
Làm thí nghiệm kiểm tra
10’
 c. Thí nghiệm kiểm tra
C5
Để diện tích mặt thoáng của nước ở hai đĩa là như nhau.
C6
Để loại trừ tác dụng của gió.
C7
Để kiểm tra tác động của nhiệt độ.
C8
Nước ở đĩa bị hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng.
Học sinh làm thí nghiệm
Học sinh nghe để về nhà thực hiện
- Những nhận xét ở trên mới chỉ là một dự đoán. Cần phải làn thí nghiệm để kiểm tra.
- Có 3 yếu tố cùng tác động lên tốc độ bay hơi, ta không thể kiểm tra tác động đồng thời cả 3 yếu tố, mà ta chỉ có thể kiểm tra được một yếu tố.
- Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. 
+ Trước khi làm thí nghiệm yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C5, C6, C7,C8?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra?
- Giáo viên theo dõi các nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh về nhà tự vạch kế hoạch kiểm tra tác động của gió và diện tích mặt thoáng?
- Giáo viên hướng dẫn như sách giáo khoa.
Hoạt động 6
Vận dụng
5’
C9
Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước.
C10
Thời tiết phải nắng nóng và có gió.
+ Yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức vừa học để trả lời các câu hỏi C9, C10?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
D. Kết luận bài học 
3’
Học sinh trả lời
Học sinh đọc 
+ Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? 
E. Hướng dẫn các hoạt động về nhà 
2’
Học sinh ghi nội dung về nhà. 
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập? 
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm? 
F. Đánh giá rút kinh nghiệm 
	--------------------------------------------------------------------------
S
G
Tiết 31 – Bài 27	Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiết 2)
A. Mục tiêu 
	1. Kiến thức 
	- Học sinh nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của sự bay 	hơi.
	- Biết cách tiến hành thí nghiệm kiểm ta dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra 	nhanh hơn khi giảm nhiệt độ. 
	2. Kỹ năng 
	- Học sinh tìm được các thí dụ về hiện tượng ngưng tụ.
	- Học sinh làm được thí nghiệm trong bài và rút ra được nhận xét.
 	3. Thái độ 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. 
B. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ. 
	2. Học sinh 
	Mỗi nhóm: 2 cốc thuỷ tinh, nước pha màu, nước đá đập nhỏ, 1 nhiệt 	 kế, khăn lau.
C. Tổ chức dạy - học 
Hoạt động 1
Kiểm tra đầu giờ
5’
Học sinh trả lời
+ Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
	II. Sự ngưng tụ 
Hoạt động 2
Trình bày dự đoán về sự ngưng tụ
5’
1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ
 a. Dự đoán 
Học sinh dự đoán
- Giáo viên giới thiệu sự ngưng tụ.
+ Để dễ quan sát hiện tượng bay hơi, ta có thể cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ chất lỏng. Vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta làm tăng hay giảm nhiệt độ?
+ Yêu cầu học sinh dự đoán?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 3
Làm thí nghiệm kiểm tra đự đoán
10’
 b. Thí nghiệm kiểm tra
Học sinh làm thí nghiệm
- Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm?
- Giáo viên theo dõi các nhóm làm thí nghiệm.
+ Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng để trả lời các câu hỏi ? 
Hoạt động 4
Rút ra kết luận
10’
 c. Rút ra kết luận
C1
Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
C2
Co nước đọng ở ngoài cốc thí nghiệm, không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.
C3
Không phải là nước ở trong cốc thấm ra. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài.
C4
Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
C5 
Dự đoán của chúng ta là đúng.
+ Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận thống nhất ý kiến
- Giáo viên gợi ý nếu các nhóm thấy khó khăn.
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 5
Vận dụng
10’
2. Vận dụng
C6
Tuỳ học sinh
C7
Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành những giọt sương đọng trên lá.
C8
Trong chai rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Nhưng sự bay hơi ở chai không nút chặt xảy ra mạnh hơn, ở chai nút chặt sự bay hơi và ngưng tụ là cân bằng nhau.
+ Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C6, C7, C8?
- Giáo viên có thể gợi ý nếu học sinh gặp khó khăn.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
D. Kết luận bài học 
3’
Học sinh trả lời 
Học sinh đọc 
+ Thế nào là sự bay hơi, ngưng tụ của một chất lỏng? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? 
E. Hướng dẫn các hoạt động về nhà 
2’
Học sinh ghi nội dung về nhà. 
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập? 
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm? 
F. Đánh giá rút kinh nghiệm 
S
G
	 Tiết 32 	 Sự sôi (tiết 1)
A. Mục tiêu 
	1. Kiến thức 
	- Học sinh mô tả được sự sôi và biết được các đặc điểm của sự sôi.
	- Học sinh biết cách thu thập số liệu từ thí nghiệm.
	2. Kỹ năng 
	Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ 	của nước. 
	3. Thái độ 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. 
B. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên : Thước thẳng, bảng phụ. 
	2. Học sinh 
	Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp, 1 đèn cồn, 1 cốc thuỷ tinh, 1 nhiệt 	 kế. 
C. Tổ chức dạy - học 
Hoạt động 1
Kiểm tra đầu giờ
5’
Học sinh trả lời
+ Thế nào là sự bay hơi, ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2
Giới thiệu bài
2’
Học sinh đọc
- Giáo viên cho học sinh đọc mẩu đối thoại trong sách giáo khoa.
 Bài này giúp các em biết được trong cuộc tranh luận này, ai đúng, ai sai.
	I. Thí nghiệm về sự sôi
Hoạt động 3
Tiến hành làm thí nghiệnm về sự sôi
20’
1. Tiến hành làm thí nghiệm
Bảng phụ 
Học sinh làm thí nghiệm
Các nhóm báo cáo kết quả
- Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. 
+ Yêu cầu học sinh đọc mục 1 để nắm vững cách làm thí nghiệm và cách quan sát thí nghiêm?
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm quan sát hiện tượng, ghi kết quả vào bảng 28.1 đã chuẩn bị sẵn ở nhà?
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm thực hiện.
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả? 
+ Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 4
Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước
13’
Bảng phụ
Học sinh vẽ đường biểu diễn theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước mà các nhóm vừa làm thí nghiệm.
- Cách vẽ các trục, xác định trục thời gian, trục nhiệt độ.
- Cách biểu diễn các giá trị trên các trục. Trục thời gian bắt đầu từ 0 phút, trục nhiệt độ bắt đầu từ 400C.
- Cách xác định một điểm trên đồ thị. Để làm mẫu giáo viên có thể xác định 2 điểm đầu tiên tương ứng với các phút 0, 1 trên bảng có kẻ ô vuông.
- Cách nối các điểm thành đường biểu diễn. Để làm mẫu giáo viên nối 2 điểm trên.
+ Yêu cầu học sinh thực hiện tiếp theo sự hướng dẫn của giáo viên?
D. Kết luận bài học 
3’
Học sinh trả lời 
+ Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Trong cuộc tranh luận ở đầu bài thì ai đúng, ai sai?
E. Hướng dẫn các hoạt động về nhà 
2’
Học sinh ghi nội dung về nhà. 
+ Yêu cầu học sinh nào chưa vẽ song thì về nhà thực hiện tiếp?
+ Yêu cầu học sinh xem trước các câu hỏi của bài sau và trả lời?
F. Đánh giá rút kinh nghiệm 
S
G
	Tiết 33 – Bài 28	Sự sôi (tiết 2)
A. Mục tiêu 
	1. Kiến thức 
	- Củng cố những kiến thức đã học ở tiết trước
	- Học sinh biết nhiệt độ sôi của nước là 1000 C, trong khi nước sôi thì 	nhiệt độ không thay đổi.
	2. Kỹ năng 
	- Rèn kỹ năng phân tích bảng biểu, rút ra nhận xét.
	3. Thái độ 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.
B. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ. 
	2. Học sinh 
C. Tổ chức dạy - học 
Hoạt động 1
Kiểm tra đầu giờ
5’
Học sinh thu bài 
+ Yêu cầu học sinh thu bài vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước? 
- Giáo viên nhận xét tinh thần hcọ tập cảu học sinh.
	II. Nhiệt độ sôi 
Hoạt động 2
Trả lời các câu hỏi
15’
1. Trả lời câu hỏi
C1 
Tuỳ học sinh làm thí nghiệm.
C2
 Tuỳ học sinh làm thí nghiệm.
C3
Tuỳ học sinh làm thí nghiệm.
C4
Không tăng
* Chú ý 
+ Dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận thống nhất ý kiến.
- Giáo viên giới thiệu bảng nhiệt độ sôi của một số chất. 
Hoạt động 3
Rút ra kết luận
10’
2. Rút ra kết luận
C4
Bình đúng, An sai
C5
 (1) 1000C
 (2) nhiệt độ sôi
 (3) không thay đổi
 (4) bọt khí
 (5) mặt thoáng
+ Yêu cầu học sinh trả lời C4?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh tìm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong câu C5?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận khi đã điền đầy đủ các từ?
	III. Vận dụng
Hoạt động 4
Vận dụng
10’
C7
Vì nhiệt độ 1000C là xác định và không đổi trong quá trình nước sôi.
C8
Vì nhiệt độ sôi của nước cao hơn nhiệt độ sôi của rượu, còn nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
C9
Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước, đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.
+ Yêu cầu học sinh đọc suy nghĩ và trả lời các câu hỏi C7, C8, C9?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh làm một số bài tập trong sách bài tập.
D. Kết luận bài học 
3’
Học sinh trả lời 
Học sinh đọc
+ Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Nhiệt độ này gọi là gì, trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của nước có thay đỏi không?
+ Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? 
E. Hướng dẫn các hoạt động về nhà 
2’
Học sinh ghi nội dung về nhà. 
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập? 
+ Ôn tập toàn bộ kiến thức để chuẩn bị thi học kì?
F. Đánh giá rút kinh nghiệm 
S
G
Tiết 34	thi học kì II
( Theo đề của nhà trường)
	---------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY 6(10).doc