Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 4 đến tuần 7

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 4 đến tuần 7

. Mục đích yêu cầu của tiết:

 - Nêu được khối lượng của một vật cho biệt lượng chất cấu tạo nêu vật.

- Biết được số chỉ khối lượng trên túi là gì? Biết được khối lượng của quả cân 1 kg.

 - Biết sử dụng cân Rôbecvan. Đo được khối lượng của một vật bằng cân.

- Chỉ ra được GHĐ, ĐCNN của cân. Rèn tính cẩn thận, trung thực khi đọc kết quả.

II. Chuẩn bị:

 1. Cho các nhóm:

 - 1 cân bất kỳ. - 1 cân Rôbecvan. - 2 vật để cân.

 2. Cho cả lớp:

 Tranh vẽ các loại cân.

 

doc 17 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 4 đến tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4	Tiết: 4
Ngày soạn: 2/ 9/ 2011
Ngày Giảng: 20/9/2011
Bài 5:
KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục đích yêu cầu của tiết:
	- Nêu được khối lượng của một vật cho biệt lượng chất cấu tạo nêu vật.
- Biết được số chỉ khối lượng trên túi là gì? Biết được khối lượng của quả cân 1 kg.
	- Biết sử dụng cân Rôbecvan. Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
- Chỉ ra được GHĐ, ĐCNN của cân. Rèn tính cẩn thận, trung thực khi đọc kết quả.
II. Chuẩn bị:
	1. Cho các nhóm:
	- 1 cân bất kỳ. - 1 cân Rôbecvan. - 2 vật để cân.
	2. Cho cả lớp:
	Tranh vẽ các loại cân.
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5’)
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV à nhận xét.
- GV đặt câu hỏi: Đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng phương pháp nào? Cho biết thế nào là GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
Hoạt động 2: Tạo tình huống học tập. (5’)
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
- GV đặt câu hỏi: Em có biết mình nặng bao nhiêu cân không? Bằng cách nào em biết? à GV chuyển ý vào bài mới mới.
Hoạt động 3: Khối lượng – Đơn vị đo khối lượng. (15’)
- HS trả lời C1: Khối lượng tịnh 397g chỉ lượng sữa chứa trong vật.
- HS trả lời C2: Số 500g chỉ lượng bột giặt chứa trong túi.
-HS trả lời: 
 (1) 500g (2) 397g
 (3) khối lượng (4) lượng
- HS đọc SGK. 
- HS trả lời:
- HS lắng nghe.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- Yêu cầu HS tìm hiểu con số túi đựng hàng. Con số đó có ý nghĩa gì? C1.
- Yêu cầu HS thực hiện câu C2.
- Yêu câu HS làm C3, C4, C5, C6.
- GV thông báo: Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng.
- GV giải thích thêm: 
“Khối lượng tịnh”
“Khối lượng ròng”
- GV chuyển ý 2.
- GV: Hãy cho biết đơn vị đo khối lượng là gì?
- GV hỏi: Kilôgam là gì?
- Ngoài đơn chính để đo khối lượng là kg. Có những đơn vị nào nhỏ hơn kg? Hay co những đơn vi nào lớn hơn kg?
- GV: Ở các nước nói tiếng Anh, thường đơn vị đo khối lượng là Ounce (ao xơ) kí hiệu oz; pound (pao) kí hiệu lb.
 1oz = 28,35 g
 1lb = 16 oz = 453,6g
- Trong tất cả các đơn vị để đo khối lượng đơn vị nào là đơn vị chính để đo khối lượng?
- GV: Chúng ta sử dụng dụng cụ gì để biết được khối lượng của vật là bao nhiêu? Làm thế nào để đo (cân) được khối lượng?
I. Khối lượng – Đơn vị đo khối lượng:
 1. Khối lượng:
- Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng.
- Khối luông của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật.
 2. Đơn vị đo khối lượng:
- Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kí hiệu: kg).
- Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế ở Pháp.
1g= 0,001 kg
1g=1000 mg; 1mg=0,001 g
1hg =1(lạng)=100g
Hoạt động 4: Đo khối lượng. (15’)
- HS trả lời C7:
 (1) đòn cân
 (2) đĩa cân
 (3) kim cân
 (4) hộp quả cân
- HS quan sát cân thật.
- HS lắng nghe
- HS trả lời C8:
 GHĐ 205g
 ĐCNN 1mg
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm trả lời C9
- HS thực hiện câu C10 
- HS trả lời C11:
 H 5.3 Cân y tế
 H 5.4 Cân tạ
 H 5.5 Cân đòn
 H 5.6 cân đồng hồ
-Yêu cầu HS quan sát H 5.2 và chỉ ra bộ phận của cân.
- Yêu cầu HS quan sát cân thật.
- GV giới thiệu núm điều chỉnh cân về vạch số 0 (cân thăng bằng) và giới thiệu vạch chia trên thanh đòn.
- Yêu cầu HS làm câu C8.
- GV cần hướng dẫn thêm về GHĐ vầ cân Rôbecvan.
- Để cân một vật bằng cân Rôbecvan thì cân như thế nào?
- GV hướng dẫn HS cách cân của cân Rôbecvan.
- Yêu cầu HS nghiêm cứu tài liệu à điền vào chỗ trống C9. 
- GV cho HS thực hiện cân một vật nào đó.
- Ngoài cân Rôbecvan ta còn những loại cân nào?
- GV có thể nói phương pháp của từng loại cân nếu còn thời gian.
II. Đo khối lượng:
 1. Tìm hiểu cân Rôbecvan:
(Có thể thay thế bằng can đồng hồ)
Cấu tạo gồm: (1) đòn cân, (2) đĩa cân, (3) kim cân, (4) hộp quả cân, (5) ốc điều chỉnh, (6) con mã.
 2. Cách dùng cân Rôbecvan: 
 Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
 3. Các loại cân khác:
Cân y tế; cân tạ; Cân đòn; Cân đồng hồ; Cân tiểu ly 
Hoạt động 5: Vận dụng. (5’)
- HS có thể nêu ra phương án rồi thực hiện câu C12 và về nhà thực hiện.
- HS trả lời C13.
- HS hoạt động nhóm trả lời bài tập trên.
- Yêu cầu HS đọc câu C12 
- Yêu cầu làm câu C13
- GV treo bản con bài tập cho HS làm:
Đúng hay sai:
a) Đơn vị của khối lượng là g.
b) cân dùng để đo khối lượng của vật.
c) Cân luôn có 2 đĩa.
d) Một tạ bằng 100kg.
e) Một tấn bằng 100 tạ.
f) Một tạ bông có khối lượng ít hơn một tạ sắt.
- GV nhận chung. 
III. Vận dụng:
C13: Số 5t chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được phép qua cầu.
Hoạt động 6: Củng cố – Hướng dẫn về nhà. (5’) 
- HS trả lời:
- HS đọc theo yêu cầu của GV
- HS về nhà làm bài tập 5.1 à 5.5
- HS về nhà xem bài mới “ Lực – Hai lực cân bằng”
- GV đặt câu hỏi: 
+ Khi cân cần ước lượng khối lượng vật cần cân để chọn cân, điều này có nghĩa gì?
+ Cân gạo dùng cân tiểu ly được không?
+ Để cân một chiếc nhẫn vàng ta dùng cân đòn được không?
+ Qua bài học này ta rút ra được kiến thức gì?
- GV yêu cầu HS đọc phần “ghi nhớ” và phần “có thể em chưa biết”.
- Hướng dẫn hS về nhà làm bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
Kí duyệt ..
	 Tổ trưởng
 Lê Thị Hoa
 Tuần: 5	Tiết: 5
 Ngày soạn: 3/ 9 / 2011
 Ngày Giảng: 27/9/2011
Bài 6: 
LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
I. Mục đích yêu cầu của tiết:
	- Nếu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Chỉ ra được lực đẩy, lực hút, lực kéo  khi vật này tác dụng vào vật khác.
	- Chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.
	- Nêu được VD về vật đứng yean dưới tác dụng của hai lực can bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. 
	- Chỉ ra hai lựccân bằng.
	- Nhận xét được trạng thái của vật khi chịu tác dụng lực.
	- HS bắt đầu biết cách lắp các bộ phận TNo sau khi nghiên cứu kênh hình.
	- Nghiêm túc khi nghiên cứu các hiện tượng, rút ra qui luật.
II. Chuẩn bị:
	1. Cho các nhóm:
	- 1 chiếc xe lăn. - 1 lò xo xoắn. - 1 thanh nam châm. - 1 quả nặng. - 1 giá đỡ.
	2. Cho cả lớp:
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5’)
- HS lắng nghe và nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS lên bảng sửa bài.
- Yêu cầu HS1: Hãy cho biết cách dùng cân Rôbecvan.
-HS2: sửa bài 5.1 à 5.3
Hoạt động 2: Tạo tình huống học tập. (5’)
- HS đọc trong SGK và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời:
- Yêu cầu hS đọc phần đặt vấn đề trong SGK.
- GV đặt câu hỏi: Tại sao gọi là lực đẩy và lực kéo? Dựa vào dấu hiệu gì?
- GV: Bài học hôm nay sẽ nghiên cứu về vấn đề này.
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm lực. (10’)
- HS hoạt động nhóm để lắp ráp TNo theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời câu C1:
Khi tay ta ép lò xo lá tròn lại
+ Lực đẩy ở tay ta truyền qua xe và đẩy lò xo ép vào (lực ép).
+ Lò xo bung ra, tác dụng vào xe một lực đẩy (lực đẩy).
- HS làm TNo và trả lời C2:
+ Xe tác dụng vào lò xo một lực kéo (kéo ra).
+ Lò xo cũng tác dụng vào xe một lực kéo (lực kéo).
 Sau này , lực này goiïlực là đàn hồi.
 - HS làm TNo và trả lời C3:
Nam châm sẽ hút quả nặng về phía mình, ta bảo nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
- HS trả lời C4:
a) (1) lực đẩy (2) lực ép
b) (3) lực kéo (4) lực kéo
c) (5) lực hút.
- HS rút ra kết luận.
- GV hướng dẫn cho HS lắp ráp thí nghiệm, vì đây là thí nghiệm đầu tiên về cơ học, giới thiệu dụng cụ.
- Yêu cầu HS thực hiện câu C1.
- GV hướng dẫn HS làm TNo 2 và HS trả lời C2.
- Yêu cầu HS làm TNo 3 và trả lời C3.
- Yêu cầu HS tự làm C4.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
 - GV chỉnh lại sai sót (nếu có)
I. Lực:
 1. Thí nghiệm:
a) Dụng cụ:
Lò xo lá tròn, lò xo xoắn, xe lăn, nam châm, quả nặng, giá đỡ.
b) Các bước tiến hành:
 2. Rút ra kết luận:
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
- Tác dụng đẩy, kéo vật này lên vật khác gọi là lực.
Hoạt động 4: Nhận xét phương và chiều của lực. (10’)
- HS lắng nghe.
- HS làm TNo và nhận xét phương và chiều của lự à kết luận.
- HS trả lời C5:
Nam châm hút vật nặng bởi một lực hút.
Lực này có phương dọc theo trục của tham nam châm S – N ( S cực Nam, N cực Bắc).
- GV thông báo HS trước về phương và chiều của lực như thế nào?
- Yêu cầu HS làm lại TNo và cho nhận xét về phương và chiều của chúng.
- Yêu cầu HS thực hiện câu C5 .
- GV chuyển ý: Khi tác dụng hai lực vào cùng một vật mà vật đó vẫn đúng yên. Ta nói hai lực đó bằng nhau. Vậy dấu hiệu nào mà để ta biết được đó là hai lực cân bằng.
II. Phương và chiều của lực:
- Về phương: phương nằm ngang; phương thẳng đứng; phương xiên.
- Về chiều: Chiều từ phải sang trái, chiều từ trái sang phải; Chiều từ trên xuống, chiều từ dưới lên.
à Mỗi lực có phương và chiều xác định.
Hoạt động 5: Hai lực cân bằng (10’)
- HS quan sát H 6.4 và trả lời câu C6.
+ Nếu đội bên trái mạnh hơn, sợi dây sẽ được di chuyển về bên trái.
+ Nếu đội bên trái yếu hơn, sợi dây sẽ được đi chuyển về bên phải.
+ Nếu hai đ ... tác dụng lực vào vật thì vật bị biến đổi chuyển động. Vậy vậy còn bị gì nữa không?
- GV: Thế nào là sự biến dạng?
- GV yêu cầu HS làm C2
I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng:
 1. Những sự biến đổi chuyển động:
- Vật đang chuyển động , bị dừng lại.
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
- Vật chuyển động nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại.
- Vật đang chuyển động theo hướng này, bổng chuyển động theo hướng khác.
 2. Những sự biến dạng:
Đó là những sự thay đổi hình dạng của một vật.
Hoạt động 4: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực. (15’)
- HS làm TNo 
- HS trả lời C3: Khi buông tay, lúc này lò xo lá tròn tác dụng lên xe 1 lực đẩy, làm xe chuyển động. Lực của lò xo đã làm biến đổi chuyển động của xe.
- HS trả lời C4: Lực giữ dây của tay đã làm biến đổi chuyển động của xe (từ đang chuyển động biến đổi thành đứng yên).
- HS trả lời C5: Khi vừa chạm vào lò xo, viên bi sẽ bị bật trở ra.
 Lực do lò xo lá tròn tác dụng vào viên bi, sẽ làm biến đổi chuyển động của viên bi. (Biến đổi phương và chiều chuyển động của viên bi).
- HS trả lời C6: Lực do tay ta tác dụng vào lò xo, làm lò xo bị biến dạng (co lại).
- HS trả lời C7: 
(1) Biến đổi chuyển động
(2) Biến đổi chuyển động
(3) Biến đổi chuyển động
(4) Biến dạng
- HS trả lời C8:
(1) Biến dạng
(2) Biến đổi chuyển động
- HS rút ra kết luận.
- GV hướng dẫn HS làm TNo H 6.1 ; H 7.1 ; H 7.2
- Yêu cầu HS trả lời C3
- Yêu cầu HS trả lời C4
- Yêu cầu HS trả lời C5
- Yêu cầu HS làm TNo và trả lời câu C6
- Yêu cầu HS thực hiện C7
- Yêu cầu HS thực hiện C8
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
II. Những kết quả tác dụng của lực:
 1. Thí nghiệm:
a) Dụng cụ:
- Xe lăn, máng nghiêng, giá đỡ, lò xo lá tròn, viên bi.
b) Các bước tiến hành thí nghiệm:
c) Kết quả thí ngiệm:
 2. Rút ra kết luận:
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
Hoạt động 5: Vận dụng. (10’)
- HS trả lời C9:
+ Xe đang đưng yên, ta dùng tay đẩy cho nó chuyển động. 
+ Ném quả banh Tennis vào tường, banh bật ngược trở lại do lực cản của trường.
+ Xe đang chạy, ta thắng lại. Lực thắng làm xe dừng lại.
- HS trả lời C10:
+ Dùng ta kéo dãn một lò xo xoắn.
+ Bẻ cong một thanh thép.
+ Bóp méo một cục cao su.
- HS trả lời C11:Banh đánh Tennis khi vừa được ném vào tường, bị bật ra ngược lại. Nó vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
- Yêu cầu HS trả lời C9
- Yêu cầu HS trả lời C10
- Yêu cầu HS trả lời C11
- GV: Nếu không có lực tác dụng lên vật, thì vật không thể tự nó thay đổi hướng đi. Vì vậy để thay đổi vận tốc của mình, con tàu vũ trụ phải mang theo nhiên liệu. Khi phụt nhiên liệu ra, nhiên liệu tác dụng lực lên con tàu làm cho con tàu tăng tốc.
III. Vận dụng:
Hoạt động 6: Củng cố – Hướng dẫn về nhà. (5’)
- HS đọc phần “có thể em chưa biết”.
- HS về nhà làm bài tập 7.1 à 7.5
- HS xem trước bài “Trọng lực – Đơn vị lực”.
- Yêu cầu HS đọc phần “có thể em chưa biết”.
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập.
.
IV. Rút kinh nghiệm:
.
..
..
.
Kí duyệt ..
	 Tổ trưởng
 Lê Thị Hoa
 Tuần: 7	Tiết: 7
 Ngày soạn: 10 / 9 / 2011
 Ngày Giảng: 11/10/2011
Bài 8:
TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
I. Mục đích yêu cầu của tiết:
	- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Hiểu được trọng lực hay trọng lượng là gì?
	- Nêu được phương và chiều của trọng lực.
	- Nêu được đơn vị đo cường độ của lực là niutơn.
	- Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế. 
- Kỷ thuật: Sử dụng dây dọi xác định phương thẳng đứng.
	- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
	1. Cho ccác nhóm:
	- 1 giá treo - 1 lò xo. - 1 quả nặng. - 1 dây dọi. - 1 thước êke. - 1 chậu nước
	2. Cho cả lớp:
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NÔI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5’)
- HS lên bảng sửa bài tập.
- HS khác chú ý à nhận xét.
- Yêu cầu HS1: Sửa bài tập 7.1 à 7.2
- Yêu cầu HS2: Sửa bài tập 7.3 à 7.4
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Tổ chức tạo tình huống. (5’)
- HS trả lời:
- HS đọc mẫu đối thoại trong SGK .
- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết Trái Đất hình gi? Em có đoán được vị trí người đứng trên Trái Đất đứng như thế nào không?
- Yêu cầu HS đọc mẫu đối thoại đầu bài.
- Theo lời ông bố giải thích thì Trái Đất tác dụng lực lên mọi vật. Và lực hút này tác dụng lên mọi vật gọi là Trọng lực. Vậy trọng lực là gì?
- GV chuyể ý vào bài mới.
Hoạt động 3: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực. (15’)
- HS quan sát.
- HS trả lời C1:Treo một quả nặng vào lò xo, lò xo bị dãn ra một đoạn, sau đo vật mới đứng yên. Điều này chứng tỏ lò xo cũng tác dụng vào quả nặng một lực. Lực này có phương thẳng đứng theo trục của lò xo và có chiều từ dưới lên trên. Quả nặng đứng yên là do lực của lò xo tác dụng lên quả nặng và trọng lượng của quả nặng là hai lực cân bằng nhau (cùng phương, cùng độ lớn, ngược chiều nhau). 
- HS quan sat TNo và trả lời C2: Khi buông tay ra, ta thấy viên phấn rơi thẳng đứng xuống. Điều này chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn (lực hút của Trái Đất). Lực này có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới.
- HS trả lời C3:
(1) cân bằng; (2) Trái Đất
(3) biến đổi; (4) lực hút
(5) Trái Đất
- HS thảo luận nhóm rút ra kết luận.
- HS giải thích: Muốn tránh ánh sáng Mặt Trời thì ta trốn vào buồng tối. Muốn tránh âm thanh thì trốn vào một thùng cách âm thật tốt. Nhưng không thể nào tránh được lực hút của Trái Đất. Mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của trọng lực, cho dù vật ấy có được cách ly bằng những vật liệu dày nhất, tốt nhất. Lực hút này xuyên qua mọi vật và không thể né tránh hay ngăn cản được lực hút này.
- HS trả lời: Có thể ngủ yên dưới một tảng đá khổng lồ mà không sợ bị đá đè bẹp; Không lo sợ động đất vì nhà không sập xuống; Khó nuốt thức ăn; Cây cối không mọc thẳng đứng lên trên
- GV làm thí nghiệm H 8.1
- Yều cầu HS thực hiện C1.
- GV có thể gợi ý: Tại sao quả nặng không rơi xuống nữa?
- GV hỏi tiếp: Tại sao quả nặng này lại đứng yên?
- GV: Vật đã chịu hai lực cân bằng nào?
- GV làm TNo và yêu câu HS trả lời C2.
- Yêu cầu HS điền từ C3.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV đặt câu hỏi: Tất cả các lực như: lực kéo, lực đẩy, lực hút của nam châm ta có thể ngăn cản nó nhưng có thể ngăn cản hay tránh né nó được không?
- GV đặt câu hỏi: Giả sử không có lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. Em hãy tưởng tượng sự vật xung quanh mình sẽ biến đổi như thế nào?
I. Trọng lực là gì?
 1. Thí nghiệm:
a) Dụng cụ:
- Quả nặng, lò xo, giá đỡ.
b) Tiến hành thí nghiệm:
c) Kết quả thí nghiệm:
 2. Kết luận:
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật đó.
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực. (10’).
- HS quan sát TNo và đọc thông tin trong SGK.
- HS trả lời C4:
(1) cân bằng
(2) dây dọi
(3) thẳng đứng
(4) từ trên xuốn dưới
- HS trả lời C5: 
(1) thẳng đứng
(2) từ trên xuống dưới.
à rút ra kết luận.
- GV làm TNo như H 8.2 
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát TNo. 
- Yêu cầu HS điền từ C4
- Yêu cầu HS trả lời C5.
II. Phương và chiều của trọng lực:
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới ( hướng về phía Trái Đất).
Hoạt động 5: Tìm hiểu đơn vị lực. (5’)
- HS đọc thông tin SGK.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
+ Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
-GV đặt câu hỏi:
+ Đơn vị lực là gì?
+ Trọng lượng của quả cân 100g được tính bằng bao nhiêu?
+ Trọng lượng của quả cân 1kg được tính bằng bao nhiêu?
+ Tương tự cho 3kg, 10kg, 20kg thì có trọng lượng là bao nhiêu? 
III. Đơn vị lực:
- Đơn vị lực là niutơn (N)
- Trọng lượng của quả cân 100g là 1N
Hoạt động 6: Vận dụng. (5)
- HS thực hiện C6 và trả lời: 
Phương thẳng đứng vuông góc với phương nằm ngang.
- Yêu cầu HS thực hiện câu C6.
- GV hướng dẫn: Đặt thước êke sao cho một cạnh góc vuông của êke dọc theo dây dọi. Quan sát, ta thấy cạnh còn lại sẽ tiếp xúc với mặt thoáng của nước. 
IV.Vận dụng:
Hoạt động 7: Củng cố – Hướng dẫn về nhà. (5’)
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS đọc phần “có thể em chưa biết”
- HS về nhà làm bài tập 8.1 à 8.4
- HS về học bài 1 à 8 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
- GV đặt câu hỏi củng cố.
- Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
- GV giải thích thêm: Các nhà khoa học đã biết rằng Mặt Trăng không có khí quyển, nhưng Trái Đất có một lớp khi quyển dày tới hàng vạn kilômét, càng lên cao càng loãng. Điều đó là do lực hút của Mặt Trăng lên các vật ở lân cận nó quá bé nhỏ, chỉ bằng 1/6 lực hút của Trái Đất. Lực hút bé nhỏ như vậy không đủ để giữ các chất khí ở miền không gian tiếp giáp Với Mặt Trăng.
Do đó, Mặt Trăng không đủ điều kiện cho sự sống xuất hiện và được duy trì một cách tự nhiên. Nhưng Mặt Trăng lại có thể là một sân bay vũ trụ rất tốt. Từ Mặt Trăng, muốn phóng một con tàu vũ trụ hoặc bất kỳ một vật gì vào vũ trụ, chỉ cần một lực bằng 1/6 lực phải dùng khi phóng nó từ Trái Đất.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 8.1 à 8.4
IV. Rút kinh nghiệm:
Kí duyệt ..
	 Tổ trưởng
 Lê Thị Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Bai 5678 Vat Ly 6.doc