I: Chuẩn bị:
- 1 giá đỡ TN
- 1 nhiệt kế thủy ngân
- 1 bình cầu
II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ph)
Tuần: 35 Ngày soạn: 29/04/2012 Tiết: 33 Ngày dạy: 02/05/2012 BÀI 28 : SỰ SÔI( tt) I: Chuẩn bị: - 1 giá đỡ TN - 1 nhiệt kế thủy ngân - 1 bình cầu II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ph) 3. Bài mới: Thời gian Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy trình trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng Phương pháp dạy học Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò 40 ph Kiến thức: Nêu được đặc điểm về nhiệt độ sôi. [Nhận biết] Đặc điểm về nhiệt độ sôi: · Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. · Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. Thí nghiệm, hoạt động nhóm, hỏi đáp - GV yêu cầu HS dựa vào kết quả TN của bài trước để trả lời các câu hỏi sau : ? Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình? ? Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước ? ? Ở nhiệt độ nào xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều ? ? Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không ? - GV yêu cầu HS dựa vào bảng 29.1 SGK để trả lời các câu hỏi sau : ? Chất nào có nhiệt độ sôi nhỏ nhất ? ? Chất nào có nhiệt độ sôi lớn nhất ? ? Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu ? - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành C6 - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : ? Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ ? Tại sao để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu ? ? Hình 29.1 SGK vẽ đường biểu diễn thay đổi nhiệt độ của nước khi đun nóng. Các đoạn AB và BC của đường biểu diễn ứng với những quá trình nào ? - HS hoạt động nhóm trả lời : + Ở nhiệt độ 590C bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình . + Ở nhiệt độ 860C bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước. + Ở nhiệt độ 1000C xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều. + Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng . - HS hoạt động cá nhân trả lời + Chất Ête có nhiệt độ sôi nhỏ nhất. + Chất Sắt có nhiệt độ sôi lớn nhất. + Nước sôi ở nhiệt độ 1000C - HS hoàn thành C6: ( 1 ) 1000C ( 2 ) nhiệt độ sôi ( 3 ) không thay đổi. ( 4 ) bọt khí ( 5 ) mặt thoáng - Các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nước . - HS trả lời : + Vì nhiệt độ sôi của hơi nước đang sôi là 1000C. + Để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệt độ sôi của rượu . + Đoạn AB ứng với quá trình đun nước. Đoạn BC ứng với qấu trình nước đang sôi III:Củng cố - dặn dò: 1.Củng cố : 2. Dặn dò : IV:Rút kinh nghiệm Kí duyệt tuần 35 Ngày 03 tháng 05 năm 2012 Tổ Trưởng : BÙI TẤN KHUYÊN
Tài liệu đính kèm: