I: Chuẩn bị:
* GV : Chuẩn bị cho mỗi nhóm : Giá đỡ thí nghiệm , 1 kẹp vạn năng , 2 đĩa nhôm giống nhau , 1 bình chia độ ( có ĐCNN là 0,1 hoặc 0,2 ml), một đèn cồn .
II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ph)
3. Bài mới:
Tuần: 32 Ngày soạn: 08/04/2012 Tiết: 30 Ngày dạy: 09/04/2012 BÀI 26:SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (T1) I: Chuẩn bị: * GV : Chuẩn bị cho mỗi nhóm : Giá đỡ thí nghiệm , 1 kẹp vạn năng , 2 đĩa nhôm giống nhau , 1 bình chia độ ( có ĐCNN là 0,1 hoặc 0,2 ml), một đèn cồn . II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ph) 3. Bài mới: Thời gian Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy trình trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng Phương pháp dạy học Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò 15 ph Kiến thức: - Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng. - Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi. [Thông hiểu] · Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng, chẳng hạn như: Khi đổ một ít cồn ra mặt tấm kính, sau ít phút ta không còn thấy cồn trên tấm kính, vì cồn đã chuyển từ thể lỏng sang thể hơi bay vào không khí. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. · Phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng bay hơi đồng thời vào nhiều yếu tố: - Quan sát hiện tượng bay hơi. - Dự đoán những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ bay hơi ( bằng trải nghiệm và kiến thức của HS). - Xây dựng phương án thí nghiệm để kiểm chứng lại những dự đoán đã nêu. - Bổ sung những yếu tố còn chưa có dự đoán. - Rút ra kết luận. Hỏi đáp, thảo luận nhóm Giáo dục môi trường - Giáo viên đổ 1 ít cồn ra tay và cho HS nhận xét xem cồn đã biến đi đâu. Nó có giống 2 quá trình trước chúng ta đã học không ? Hôm nay ta xét tiếp sự chuyển thể từ lỏng sang hơi. ? Cho 2 ví dụ về sự bay hơi của 1 chất không phải là nước ? Sự bay hơi xảy ra nhanh khi nào? - Quan sát H.26.2a(A1,A2) trả lời C1,C2,C3 - Từ đó em cho biết tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Ghi KL - Các nhóm thảo luận và trả lời C4 ? - GV nhận xét và sửa lại. * Lưu ý : - Trong không khí luôn có hơi nước. Độ ẩm của không khí phụ thuộc vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí. - Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Độ ẩm không khí thường dao động trong khoảng từ 70% đến 90%. Không khí có độ ẩm cao ( xấp xỉ 100%) ảnh hưởng đến sản xuất, làm kim loại chóng bị ăn mòn, đồng thời cũng làm cho dịch bệnh dễ phát sinh . Nhưng nếu độ ẩm không khí quá thấp ( dưới 60% ) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp . - Khi lao động và sinh hoạt, cơ thể sử dụng nguồn năng lượng trong thức ăn chuyển thành năng lượng của cơ bắp và giải phóng nhiệt. Cơ thể giải phóng nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Mồ hôi bay hơi trong không khí mang theo nhiệt lượng. Độ ẩm không khí quá cao khiến tốc độ bay hơi chậm, ảnh hưởng đến hoạt động của con người. - Ở ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì ngoài chất dinh dưỡng mà bèo cung cấp cho ruộng lúa, bèo còn che phủ mặt ruộng hạn chế sự bay hơi ở ruộng. - Cả lớp quan sát hiện tượng trả lời. Bôi cồn lên tay ta thấy cồn chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. HS trả lời. Rượu, xăng để trong chai không đậy nắp lâu ngày ta thấy rượu, xăng cạn dần. HS hoạt động nhóm để trả lời C1:Nhiệt độ C2:Gió C3: Diện tích mặt thoáng Ghi Kl vào vở. Kết luận:Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ,gió và diện tích mặt thoáng C4: (1) Cao (thấp).....(2) Lớn (nhỏ) (3) Mạnh(yếu)......(4) Lớn ( nhỏ) (5) Lớn (Nhỏ).....(6) Lớn (Nhỏ) -HS:Tiếp nhận thông tin 10 ph Kĩ năng: Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố. [Vận dụng] · Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Cụ thể: - Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào, nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. - Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh. - Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn. · Xây dựng được phương án thực nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng đối với sự bay hơi của chất lỏng. Ví dụ tham khảo phương án thực nghiệm đơn giản dưới đây: Đồng thời nhỏ năm giọt nước (rượu, cồn) như nhau trên năm tấm kính nhỏ (hoặc ở 5 vị trí khác nhau trên nền nhà bằng gạch men). Hỏi đáp, thảo luận nhóm, làm thí nghiệm - Làm thí nghiệm kiểm chứng - Trả lời C5, C6, C7 C8? - Mục tiêu của thí nghiệm muốn kiểm chứng điều gì ? - GV giới thiệu các dụng cụ và cho HS nói cách tiến hành TN - Các nhóm tiếm hành TN và ghi kết quả vào bảng. - Yêu càu học sinh vạch kế hoạch kiểm chứng các điều kiện còn lại ? Thảo luận nhóm viết ra giấy và đại diện nhóm trả lời. C5:Để diện tích mặt thoáng của nước ở 2 dĩa như nhau C6: Để lọa trừ tác động của gió C7:Để kiểm tra tác động của nhiệt độ. C8:Nước ở dĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở dĩa đối chứng. -HS:Tự vạch kế hoạch kiểm chứng các yếu tố còn lại 15 ph Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế. [Vận dụng] Dựa vào ba yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế. Ví dụ như: Hỏi đáp, thảo luận nhóm GV:Yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu trong phần vận dụng - Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Nếu thời tiết nắng to và có gió mạnh thì nhanh thu hoạch được muối. - Khi lau nhà xong, ta thường bật quạt để tốc độ bay hơi của nước trên sàn nhà diễn ra nhanh hơn. HS:Vận dụng trả lời: C9:Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn C10: Nắng nóng và có gió Kí duyệt tuần 32 Ngày 09 tháng 04 năm 2012 Tổ Trưởng : BÙI TẤN KHUYÊN III:Củng cố - dặn dò: 1.Củng cố : 2. Dặn dò : IV:Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: