Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 19 - Tiết 18 - Bài 15: Đòn bẩy

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 19 - Tiết 18 - Bài 15: Đòn bẩy

1. Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. [NB]. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

- Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.

- Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Cụ thể, khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 19 - Tiết 18 - Bài 15: Đòn bẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 19 Ngày soạn: 24/12/2011
 Tiết: 18 Ngày dạy: 27/12/2011
BÀI 15: ĐÒN BẨY
 I: Chuẩn bị:
 * GV : 1 lực kế 2 N, khối trụ kim loại 200g, 1 đòn bẩy.
II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( ...ph)
3. Bài mới:
Thời gian
Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy trình trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng
Phương pháp dạy học
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
35
phút
1. Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
[NB]. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
- Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống. 
- Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Cụ thể, khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật. 
Hỏi đáp, thí nghiệm
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐÒN BẨY 
- GV đặt câu hỏi :
 ? Điểm O, O1, O2 gọi là gì ?
 ? Nêu sự khác nhau giữa hai loại đòn bẩy?
Hoạt động 2 : TÌM HIỂU TÁC DỤNG CỦA ĐÒN BẨY 
- GV nêu vấn đề như SGK, vậy để khảo sát vấn đề này ta làm TN.
- GV hướng dẫn HS trong hai trường hợp đầu.
? Hãy nêu các cách thay đổi OO2 < OO1?
? Em có nhận xét gì về lực kéo vật lên ?
- HS trả lời :
+ O là điểm tựa.
+ O1 là điểm tác dụng lực F1.
+ O2 là điểm tác dụng lực F2.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tiến hành TN và ghi kết quả đo vào bảng 15.1 SGK.
- HS trả lời : Dùng đòn bẩy lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật .
10 ph
2. Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
[TH]. Nêu được ít nhất một ví dụ trong thực tế cần sử dụng đòn bẩy và chỉ ra được lợi ích của nó.
Hỏi đáp
Hoạt động 3 : VẬN DỤNG 
- GV yêu cầu HS trả lời C4.
- GV sửa ví dụ sai nếu có .
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời C5, C6 SGK.
- HS lấy ví dụ : cái cần cẩu, chổi lau sàn, cái bật nắp chai, bàn dập phím giấy .
 III:Củng cố - dặn dò:
1.Củng cố :
 - HS đọc ghi nhớ SGK.
2. Dặn dò :
 - HS xem lại các kiến thức đã học .
 IV:Rút kinh nghiệm 
Kí duyệt tuần 19
Ngày 25 tháng 12 năm 2011
Tổ Trưởng :
BÙI TẤN KHUYÊN

Tài liệu đính kèm:

  • docVL6(tuan 19).doc