Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 10 - Tiết 9 - Bài 9:Lực đàn hồi

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 10 - Tiết 9 - Bài 9:Lực đàn hồi

/ Biến dạng đàn hồi

- Mở SGK đọc câu hỏi đầu bài 9

- Gọi HS trả lời, gọi tiếp HS khác trả lời,GV ghi lại phần trả lời ra bảng phụ .Cho HS mở vở ghi bài mới

- Các em quan sát lên bảng: Đây là 1 lò xo treo trên giá ,nó có chiều dài ban đầu , chiều dài này gọi là chiều dài tự nhiên của lò xo.

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 10 - Tiết 9 - Bài 9:Lực đàn hồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 10 Ngày soạn: 23/10/2011
 Tiết: 9 Ngày dạy: 24/10/2011
BÀI 9: LỰC ĐÀN HỒI
 I: Chuẩn bị:
* GV : Lò xo 3 N, cái thước dẻo 30 cm, 3 quả nặng 50 g, cục đát sét, dây đồng, bóng cao su.
II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: ( Như trong SGK)
Thời gian
Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy trình trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng
Phương pháp dạy học
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
25
phút
1. Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
[NB]. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
Hỏi đáp, thí nghiệm
1/ Biến dạng đàn hồi
- Mở SGK đọc câu hỏi đầu bài 9
- Gọi HS trả lời, gọi tiếp HS khác trả lời,GV ghi lại phần trả lời ra bảng phụ .Cho HS mở vở ghi bài mới 
- Các em quan sát lên bảng: Đây là 1 lò xo treo trên giá ,nó có chiều dài ban đầu , chiều dài này gọi là chiều dài tự nhiên của lò xo.
- Khi kéo lò xo em thấy lò xo như thế nào ?
- Dựa vào đâu mà em biết lò xo biến dạng ?
- Vậy nghiên cứu biến dạng của lò xo, là ta xét sự thay đổi độ dài của lò xo .Ta đi vào phần 1 thí nghiệm 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của thí nghiệm trong SGK.
- GV chú ý cho HS 2 vấn đề 
- GV quan sát việc thực hiện thí nghiệm của HS. 
- Ghi ra bảng cá nhân theo các câu hỏi sau :
 ? Chiều dài tự nhiên của lò xo?
 ? Chiều dài lò xo khi treo 1,2,3 quả nặng? 
 ? Trọng lượng của 1,2,3 quả nặng ?(Nhận xét ghi kết quả )
- Lần lượt tháo từng quả nặng ra bỏ vào hộp và nhận xét độ dài của lò xo thay đổi như thế nào ?
- Ta vừa nghiên cứu sự kéo dãn của lò xo, còn khi lò xo bị nén thì sao.
- Nhìn lên bảng khi cô nén lò xo, chiều dài lò xo ra sao ?
 - Sau khi không nén nữa chều dài của lò xo thế nào đây ?
- Lợi dụng tính chất này của lò xo người ta gắn lò xo trong viết bi để di chuyển ruột bút .
- Nếu sợi dây thun bị kéo quá mạnh nó như thế nào ?
- Còn lò xo bị kéo quá mạnh thì sao ?
- GV nhắc cách giữ gìn độ bền của lò xo.
- Ghi bảng nhận xét, GV sửa.
- Nội dung C1 cho ta biết đặc tính của biến dạng đàn hồi .
 ? Vậy biến dạng của lò xo có đặc điểm gì ?
 ? Em hiểu như thế nào là biến dạng đàn hồi ?
- Các vật nào sau đây là vật đàn hồi : bóng cao su, cục đất sét, dây đồng nhỏ ?
- GV lưu ý cho HS: Vật đàn hồi là Vật sau khi thôi không tác dụng lực lên nó, thì hình dạng nó trở lại hình dạng ban đầu.
- HS dựa vào hình vẽ để trả lời.
- HS quan sát.
- HS trả lời :
 + Khi kéo lò xo em thấy lò xo bị biến dạng.
 + Dựa vào lò xo bị giãn dài ra em biết lò xo biến dạng. 
- HS chú ý lắng nghe.
- Các nhóm tự nghiên cứu tiến hành thí nghiệm với dụng cụ đã có trong khay và ghi kết quả lại bằng chì vào ô tương ứng ở bảng 9.1.
- Nhận xét và gắn số bảng 9.1.
- Nhận xét và gắn số bảng 9.1.
- Nhận xét ghi kết quả.
- Lần lượt tháo từng quả nặng ra bỏ vào hộp độ dài của lò xo thay đổi bị co lại.
- Khi cô nén lò xo ,chiều dài lò xo co lại.
- Nếu sợi dây thun bị kéo quá mạnh nó sẽ bị giãn ra không trở lại độ dài ban đầu được.
-Vận dụng trả lời C1. SGK.
-Đọc lại hoàn chỉnh C1.
-HS đọc lại kết luận trên bảng.
- HS trả lời: quả bóng cao su.
20 ph
2. So sánh được độ mạnh, yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
 [NB]. Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
Hỏi đáp, thí nghiệm
2/ Biến dạng đàn hồi
? Nghiên cứu phần độ biến dạng và cho biết độ biến dạng được tính như thế nào ?
- Đọc SGK phần lực đàn hồi và cho biết lực nào gọi là lực đàn hồi ?
- GV nhận xét và sửa. 
- Nhìn lại bảng 9.1 thì cột nào cho biết cường độ lực đàn hồi ?
- Khi độ biến dạng bằng 0 thì cường độ lực đàn hồi bằng bao nhiêu?
- Khi độ biến dạng khác 0 thì lực đàn hồi như thế nào ?
- Vậy lực đàn hồi xuất hiện khi nào ?
- Nhìn thí nghiệm trên bảng hãy cho biết lực đàn hồi tác dụng lên những vật nào ?
- Quả nặng và sợi dây được gắn với 2 đầu của lò xo .Vậy khi lực đàn hồi xuất hiện sẽ tác dụng lên cả 2 đầu của nó. Đó là đặc điểm của lực đàn hồi .Ta có kết luận gì ?
- Nhìn hiện tượng trên bảng cho biết lực nào tác dụng lên quả nặng ?
- Lực đàn hồi có tác dụng lên 2 giá đỡ không ? Tại sao ?
- Vậy độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi như thế nào ? 
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo l – l0
-Tính độ biến dạng trong bảng 9.1.
- Đọc, trả lời C3.
- Khi độ biến dạng bằng 0 thì cường độ lực đàn hồi bằng 0.
- Khi độ biến dạng khác 0 thì lực đàn hồi.
- Lực đàn hồi xuất hiện khi có độ biến dạng.
- P và lực đàn hồi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
 III:Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về học và làm các bài tập trong SGK, SBT
 IV:Rút kinh nghiệm
Kí duyệt tuần 10
Ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tổ Trưởng :
BÙI TẤN KHUYÊN

Tài liệu đính kèm:

  • docVL6(tuan 9).doc