Mục tiêu:
- Hs nhận biết được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng này.
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
- Giải thích được 1 số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt.
- Có kỹ năng phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép.
- Rèn kỹ năng quan sát cho Hs.
- Giáo dục ý thức làm việc cẩn thận, nghiêm túc.
Ngày soạn:................... Ngày giảng: 6A:................................ 6B:................................. Tiết 24 Một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt A- Mục tiêu: - Hs nhận biết được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng này. - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép. - Giải thích được 1 số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt. - Có kỹ năng phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép. - Rèn kỹ năng quan sát cho Hs. - Giáo dục ý thức làm việc cẩn thận, nghiêm túc. B- Chuẩn bị : - Đồ dùng: + Gv: Trang vẽ hình 21.2; 21.3; 21.5, cồn, bông, chậu nước, khăn. + Mỗi nhóm Hs: Giá TN, băng kép, đèn cồn. - Những điểm cần lưu ý: Hs làm TN nghiêm túc tránh gây tai nạn. - Kiến thức bổ xung: C- Các hoạt động trện lớp: I- ổn định tổ chức: + Tổng số lớp 6A....có mặt:............................................................ + Tổng số lớp 6B....có mặt:............................................................. II- Kiểm tra 15 phút: Đề bài: Câu 1: Phát biểu các kết luận về sự giãn nở vì nhiệt của chất khí. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng 1 lượng chất lỏng: Khối lượng của chất lỏng tăng. Thể tích của chất lỏng tăng. Trọng lượng của chất lỏng tăng. Câu 3: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? Đáp án – biểu điểm: Câu 1: (5 điểm): Phát biểu đúng các kết luận : 3 điểm. So sánh đúng : 2 điểm. Câu 2: (2,5 điểm): B - đúng. Câu 3: (2,5 điểm): Để tấm tôn giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản. Gv: ĐVĐ: Cho Hs quan sát tranh vẽ hình 21.2. Tại sao chỗ tiếp nối giữa 2 đầu thanh ray xe lửa người ta phải để hở? Bài này sẽ giới thiệu 1 số ứng dụng thường gặp về sự nở vì nhiệt của chất rắn trong đời sống và kỹ thuật. III- Bài mới: Phương pháp Nội dung Gv: Giới thiệu dụng cụ và lắp TN hình 21.a - Lắp chốt ngang rồi vặn ốc xiết chặt thanh thép. Hs: Dự đoán: Đốt thanh thép hiện tượng gì sẽ xảy ra? Gv: Làm TN. Hs: Quan sát – trả lời C1; C2. - Hiện tượng xảy ra đối với chốt gang chứng tỏ điều gì? Gv: Bố trí TN theo hình 21.1b. - Dùng khăn lạnh phủ lên thanh thép -> hiện tượng gì sẽ xảy ra? Gv: Làm TN kiểm tra. Hs: Quan sát – Trả lời C3. Hs: Hoàn chỉnh C4 -> rút ra kết luận. Gv: Chốt lại. * GDBVMT : - Sự giãn nở vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Gv: Treo tranh hình 21.3: Vẽ gối đỡ 2 đầu cầu thép. Hs: Vận dụng trả lời C5; C6. Gv: Giới thiệu cấu tạo của băng kép. Hs: Dự đoán: Nếu đốt băng kép thì băng kép sẽ cong về phía nào? Tại sao? Hs: Hoạt động nhóm làm TN: Đốt nóng băng kép. Gv: Giớ thiệu 1 số thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện sử dụng băng kép như bàn là. Hs: Trả lời C10. I. Lực xuất hiện trong sư co giãn vì nhiệt. 1- Quan sát TN. 2- Trả lời câu hỏi C1: Thanh thép giãn nở dài ra. C2: Khi giãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn. C3: Khi thanh thép đang nóng gặp lạnh sẽ co lại, vì bị ngăn cản -> thanh thép gây ra 1 lực lớn làm gãy chốt ngang. 3- Rút ra kết luận. C4: (1)- Nở ra (3)- Vì nhiệt (2)- Lực (4)- Lực - Kết luận: Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra 1 lực rất lớn. * GDBVMT - Biện pháp bảo vệ môi trường: + Trong xây dựng ( đường dây xe lửa, nhà cửa , cầu... cần tạo ra khoảng cách nhất định giữa các phần để các phần đó giãn nở. + Cần có bịên pháp bảo vệ cơ thể, giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè để tránh bị sốc nhiệt , tránh thức ăn quá nóng và quá lạnh. 4- Vận dụng C5: Có để 1 khe hở vì khi trời nóng đường ray dài ra, nếu không để để khe hở sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra 1 lực lớn làm cong đường ray. C6: Không giống nhau, 1 đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản. II- Băng kép 1.Quan sát TN 2.Trả lời câu hỏi C7: Khác nhau. C8: Cong về phía thanh nhôm vì đồng giãn nở nhiều hơn thép -> thanh đồnh dài hơn nằm phía ngoài vòng cung. C9: Có và cong về phía thanh thép, đồng co lsị vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn nằm phía ngoài. III.Vận dụng C10: Khi đủ nóng băng kép cong lại về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện -> thanh đồng nằm trên. IV- Củng cố: - Khi giãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản -> hiện tượng gì sẽ xảy ra? - Nêu cấu tạo của băng kép. Khi bị đốt nóng băng kép sẽ cong về phía nàoTại sao? V- Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Liên hệ giải thích 1 số hiện tượng giãn nở vì nhiệt trong thực tế. - Làm bầi tập 21.1 -> 21.6 (24 – SBT). - Hướng dẫn bài 21.1: không nên đậy nút ngay chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên -> nở ra thoát ra ngoài 1 phần mới đậy nút. - Đọc trước bài “Nhiệt kế – Nhiệt lạnh”. D- Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: