A- MỤC TIÊU:
- Hs hiểu được khối lượng riêng, trọng lượng riêng của 1 chất.
- Nắm được các công thức: m = D . V; P = d . V, vận dụng các công thức đó vào tính khối lượng, trọng lượng của 1 chất.
- Biết tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của 1 chất qua bảng.
- Sử dụng bảng khối lượng riêng của 1 chất để xác định: Chất đó là chất gì khi biết khối lượng riêng của chất đó.
- Rèn luyện ký năng: Đo khối lượng của 1 vật, đo thể tích chất lỏng.
- Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc
Ngày soạn:................... Ngày giảng: 6A:................................ 6B:................................. Tiết 12 Khối lượng riêng , trọng lượng riêng A- Mục tiêu: - Hs hiểu được khối lượng riêng, trọng lượng riêng của 1 chất. - Nắm được các công thức: m = D . V; P = d . V, vận dụng các công thức đó vào tính khối lượng, trọng lượng của 1 chất. - Biết tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của 1 chất qua bảng. - Sử dụng bảng khối lượng riêng của 1 chất để xác định: Chất đó là chất gì khi biết khối lượng riêng của chất đó. - Rèn luyện ký năng: Đo khối lượng của 1 vật, đo thể tích chất lỏng. - Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc B- Chuẩn bị: - Đồ dùng: + Gv: Kẻ sẵn bảng khối lượng riêng của 1 số chất. + Cho mỗi nhóm: 1 lực kế GHĐ: 5 N 1 quả cân 200g có dây buộc. 1 bình chia độ 250 cm3 ( Cốc nước. - Những điểm cần lưu ý: + Phương pháp xác định khối lượng riêng và trọng lượng riêng của 1 chất rắn chỉ dùng cho vật rắn không thấm nước. (Các vật nhỏ như hạt gạo phải dùng phương pháp khác, không đề cập ở đây). + Khái niệm của trọng lượng riêng có tính chất tương tự như khái niệm khối lượng riêng, nên có thể thông báo ngay cho Hs. - Kiến thức bổ xung: C- Các hoạt động trên lớp: I- ổn định tổ chức: + lớp 6A có mặt:....................................... + lớp 6B có mặt:....................................... II- Kiểm tra bài cũ: H1: Lực kế là dụng cụ dùng để đo đại lượng vật lý nào?Viết hệ thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của cùng 1 vật. Nêu ý nghĩa các đại lượng. Trả lời bài tập 10.2 ( 15 – SBT). (Kết quả: a, 28 000 N; b, 92 N; c, 160 000 N). ĐVĐ: ở ấn Độ thời cổ xưa người ta đã đúc được 1 cái cột bằng sắt nguyên chất có khối lượng đến gần 10 tấn. Làm thế nào để cân được chiếc cột đó? -> Vào bài: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó. III- Bài mới: H/Đ của Thầy và Trò Nội dung Hs: Đọc C1- nắm vững vấn đề cần giải quyết. - Chọ phương án xác định khối lượng chiếc cột sắt. Gv: Hướng dẫn để Hs có sự lựa chọn đúng: - Phương án A- sẽ làm hỏng cột sắt. - Phương án B- Biết khối lượng 1 m3 sắt nghiên cứu.- - 1 dm3 sắt nghiên cứu có m = 7,8 Kg - 1 m3 . m =? Kg V = 0,9 m3 . m =? Kg Hs: Đọc nghiên cứu khái niệm riêng – Trả lời. - Khối lượng riêng của 1 chất là gì? Đơn vị đo khối lượng riêng? Gv: Treo bảng phụ giới thiệu khối lượng riêng của 1 số chất. Hs: Quan sát – tìm hiểu – cho biết khối lượng riêng của 1 số chất: sắt, nhôm, gỗ, nước. - So sánh khối lượng riêng của các chất rắn với khối lượng riêng của các chất lỏng. Hs: Vận dụng làm C2. - Tínhkhối lượng của 1 khối đá biết: Vđá = 0,5m3. Hs: Tra bảng tìm khối lượng riêng của đá và tính. Hs: Trả lời C3. Gv: Chốt lại – nhấn mạnh các đại lượng trong công thức. Hs: Đọc thông báo về trọng lượng riêng, đơn vị trọng lượng riêng. Trả lời: - Trọng lượng riêng là gì? Đơn vị? Hs: Trả lời C4. Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống. Gv: Uốn nắn để Hs điền đúng. - Hãy tính d theo D từ công thức sau: P = 10 . m m = D .V d = P/V Hs: Đọc C5 – tìm hiểu nội dung công việc. Gv: Nhắc lại công việc cần làm: - Có quả cân m = 200g, cần xác định d =? Ta biết d = P/V; biết m -> tính được P =? - Xác định Vquả nặng bằng cách nào? Nếu cho bình chia độ? Hs: Hoạt động nhóm – làm thực hành qua các bước. Ghi lại kết quả P, V -> tính d. Gv: Quan sát – kiểm tra điều khiển HS thực hành . - Đại diện nhóm đọc kết quả. -> Nhận xét. Hs: Đọc đầu bài. - Dùng ký hiệu, tóm tắt các đại lượng đã biết, phải tìm. - Tính m bằng công thức nào? Tra bảng tìm Dsắt? - Lưu ý đổi đơn vị cho phù hợp. Gv: Chốt lại. I- Khối lượng riêng, tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng. 1- Khối lượng riêng C1: - Phương án B: Tính khối lượng riêng của 1m3 sắt nghiên cứu. + Đo Vcột => tính được khối lượng m của cột sắt. Biết V = 0,9m3 V = 1dm3 sắt nghiên cứu có khối lượng m = 7,8kg. V = 1m3 m = 7800kg. V = 0,9 m3 m = 7800 . 0,9 = 7020kg - Khối lượng cột sắt là 7020kg. - Khối lượng riêng * Khối lượng riêng của 1m3 của 1 chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. - Đơn vị khối lượng riêng là Kg/m3. * Bảng khối lượng riêng của 1 số chất - Nhận xét: Cùng có V = 1m3 nhưng các chất khác nhau có khối lượng khác nhau. 3- Tính khối lượng của 1 vật theo khối lượng riêng. C2: Khối lượng của 1 khối đá là: 0,5 . 2600Kg/m3 = 1300 Kg C3 - Ký hiệu: D- Khối lượng riêng m- Khối lượng V- Thể tích m = D .V II- Trọng lượng riêng - Trọng lượng của 1m3 của 1 chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. - Đơn vị trọng lượng riêng là N/m3 C4: d = P/V d- Trọng lượng riêng, đơn vị: N/m3 P- Trọng lượng, đơn vị: N V- Thể tích, đơn vị: m3 Ta có: P = 10 . m = 10 .D .V d = P/V = 10 . D .V/V = 10 . D Vậy d = 10 . D III- Xác định trọng lượng riêng của 1 chất C5: Xác định trọng lượng Pquả nặng P = 10 . m - Đo Vquả nặng bằng bình chia độ. - Tính trọng lượng riêng d của chất làm quả nặng. IV- Vận dụng C6: V = 40 dm3 = 0,04 m3 Dsắt = 7800 kg/m3 - m = ? - Khối lượng của đầm sắt là: m = D . V = 7800 . 0,04 = 312Kg - Trọng lượng của đầm sắt là: P = 10 . m = 10 . 312 = 3120 N IV- Củng cố: Gv: Treo bảng phụ ghi các công thức để trống Hs: Lên điền. P = ? d = ? m = ? d = ? . D V- Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Đọc trước bài thự c hành “ Xác định khối lượng riêng của sỏi”. - Mỗi nhóm chuẩn bị 15 viên sỏi sạch bằng quả táo. - Kể sẵn mấu báo cáo thực hành - giờ sau thực hành. D- Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: