Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 9 - Tiết 27: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 9 - Tiết 27: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

 2.Kỹ năng:

- HS phân tích được một hợp số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản.

II. Phương tiện dạy học:

 1. Giáo viên: Sgk, bài soạn

 2. Học sinh: Đọc trước bài học ở nhà.

III. Tiến trình dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 9 - Tiết 27: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 12/10/2011
Tuần: 9
Tiết: 27	PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ	
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
 2.Kỹ năng:
- HS phân tích được một hợp số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản.
II. Phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên: Sgk, bài soạn
 2. Học sinh: Đọc trước bài học ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- GV nêu yêu cầu đề bài: 
Tính:
a) 22.3.5
b) 24 . 52
- GV đặt vấn đề: Ta thấy 60, 400 được viết dưới dạng tích của các thừa số nguyên tố. Vậy muốn phân tích một số ra thừa số nguyên tố ta làm như thế nào?
- HS lên bảng làm:
a) 22.3.5 = 4.3.5 = 60
b) 24 . 52 = 16.25 = 400
Hoạt động 2: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. (13 phút)
- Số 300 có thể viết được dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay không ?
- Căn cứ vào câu trả lời của HS, GV viết sơ đồ cây (theo nhiều cách)
- Với mỗi thừa số trên có viết được dưới dạng một tích hai thừa số lớn hơn 1 hay không ?
- Các số 2, 3, 5 là các số nguyên tố.
Ta nói 300 đã được phân tích ra thừa số nguyên tố.
- Vậy phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì ? 
- Tại sao không phân tích tiếp các số 2, 3,5.
- Tai sao 6, 50,100, 25 lại phân tích tiếp được ? 
300 = 6.50
300 = 3.100
6.50 = 2.3.2.25 = 2.3.2.5.5
3.100 = 3.2.50 = 3.2.2.25 = 3.2.2.5.5
- Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố. 
- Số nguyên tố phân tích ra là chính số đó.
- Vì đó là các hợp số.
Hoạt động 3: Cách phân tích một số ra thừa số nnguyên tố. (15 phút)
- GV hướng dẫn HS phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc.
+ Nên lần lượt xét tính chia hết cho các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn.
+ Trong quá trình xét tính chia hết nên vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5 đã học.
+ Các số nguyên tố được viết bên phải cột, các thương được viết bên trái cột.
- GV hướng dẫn HS viết gọn bằng lũy thừa và viết các ước nguyên tố của 300 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Qua nhiều cách phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố GV rút ra nhận xét: Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì cuối cùng ta cũng được một kết quả duy nhất.
- GV yêu cầu HS làm ?
? Phân tích số 420 ra thừa số nguyên tố
300 2	
150 2
 75 3
 25 5
 5 5
 1
- 300 = 2.2.3.5.5
- 300 = 22.3.52
- HS làm ?
420 2	 Vậy 420 = 2.2.3.5.7 = 22.3.5.7
210 2
105 3
 35 5
 7 7
 1
Hoạt động 4 : Củng cố (10 phút)
- Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
- Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài tập 125 sau đó gọi HS lên bảng làm.
- HS trả lời như trong SGK.
- HS lên bảng làm:
a) 60=22.3.5 d) 1035=32.5.23
b) 84=23.3.7 e) 400=24.52
c) 285=3.5.19 g) 1000000=26.56
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. (2 phút)
- Học bài.
- Làm các bài tập: 126, 127, 128.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 27.doc