Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 2 - Tiết 6 - Bài 5 : Phép cộng và phép nhân

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 2 - Tiết 6 - Bài 5 : Phép cộng và phép nhân

- Hs nắm được các tính chất của phép cộng và phép nhân, biết phát biểu và viết dạng tổng quát của tính chất đó.

- Hs biết vận dụng các tính chất trên vào tính nhẩm, tính nhanh.

- Hs biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải bài tập.

II/ Chuẩn Bị :

- GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ

- HS: dụng cụ học tập.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 2 - Tiết 6 - Bài 5 : Phép cộng và phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :1/9/07	Tuần : 2	Khối: 	6	Môn : 	SH	 Tiết : 	006	
Bài 5 : PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
I/ Mục Tiêu :
Hs nắm được các tính chất của phép cộng và phép nhân, biết phát biểu và viết dạng tổng quát của tính chất đó.
Hs biết vận dụng các tính chất trên vào tính nhẩm, tính nhanh.
Hs biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải bài tập.
II/ Chuẩn Bị :
GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ 
HS: dụng cụ học tập.
III/ Các Hoạt Động Dạy Học Trên Lớp :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
GHI BẢNG
1/. ÔĐL , KTBC :
HS : YC HS nhắc lại T/C của phép cộng và phép nhân đã học ở tiểu học .
GV : Giữa phép nhâ và phép cộng các số tự nhiên có tính chất gì giống nhau ? Bài học hôm nay , ta sẽ học về phép cộng , phép nhân và các tính chất của nó .
2/. Bài Mới :
HĐ 1 :
GV giới thiệu tổng và tích của hai số tự nhiên như SGK.
GV giới thiệu các thành phần của phép cộng cà phép nhân.
GV treo bảng phụ bt ? 1 và yêu cầu hs điền vào chỗ trống.
GV gọi 2 hs trả lời ? 2 
GV yêu cầu hs thảo luận nhóm làm bt 30 a trang 17 SGK.
GV gợi ý: áp dụng ? 2 b để giải.
HĐ 2 : 
GV treo bảng phụ các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên cho hs quan sát và hỏi:
Phép cộng các số tự nhiên có tính chất gì? Phát biểu các tính chất đó.
Phép nhân các số tự nhiên có tính chất gì? Pháp biểu các tính chất đó.
GV gọi hai hs phát biểu.
GV ghi bảng
GV cho hs áp dụng làm ? 3
? 2 
a. Tích của một số với số 0 thì bằng 0
b. Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0.
HS : Thảo luận + thực hiện .
Hs quan sát.
Hs phát biểu bằng lời.
HS : Thảo luận nhóm + thực hiện .
Tổng và tích hai số tự nhiên:
 a	+	b	=	c
số hạng số hạng tổng
 a	+	b	=	d
thứa số thừa số tích
Chú ý:
Tích của một số với số 0 thì bằng 0
Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0.
? 1 
a
12
21
1
0
b
5
0
48
15
a+b
17
21
49
15
b . b
60
0
48
0
BT 30 / 17 SGK
Hs thảo luận nhóm
(x – 34) . 15 = 0
x – 34 = 0
x = 0 + 34
x= 34
Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên:
Tính chất giao hoán.
a + b = b + a
a . b = b . a
Tính chất kết hợp.
(a + b) + c = a + ( b + c)
(a . b) . c = a .(b . c)
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
(a + b) . c = ab + ac
? 3 
46 + 17 + 54 = (46 + 54) + 17 
 = 100 + 17 = 117
4 . 37 .25 = (4 . 25) . 37 = 100 . 37 = 3700
87.36 + 87.64 = 87(36 + 64) = 87.100 = 8700
3/. Củng Cố :
GV : Phép cộng và phép nhân có tính chất gì giống nhau?
GV : Các tính chất của phép cộng và phép nhân dùng để làm gì ? 
GV yêu cầu hs làm bài tập 26 trang 16 SGK
GV treo bảng phụ vẽ sơ đồ đường bộ: Hà Nội – Vĩnh Yên – Việt Trì – Yên Bái 
 HN VY VT YB
54km 19km 82km
GV yêu cầu hs làm tiếp bài tập 27 trang 8 SGK
Phép cộng và phép nhân đều có tính chất giao hoán và kết hợp.
1 HS thực hiện .
4 HS thực hiện .
BT 26 / 16 SGK
Quảng đường từ Hà Nội lên Yên Bái là:
54 + 19 + 82 = 155 (km)
BT 27 / 8 GSK
86 + 357 + 14 = (86 +14) +357 
 = 100 + 357 = 457
72 + 69 + 128 = (72 + 128) + 69 
 = 200 + 69 = 269
25.5.4.27.2 = (25.4).(5.2).27 
 = 100.10.27 
 = 1000.27 = 27000
28.64 + 28.36 = 28(64+36) 
 = 28.100 = 2800
4/. Hướng Dẫn Ở Nhà :
_ Học thuộc tính chất của phép cộng và phép nhân , ghi được công thức tổng quát của từng tính chất và phát biểu thành lời .
_ BTVN : 29 à 34 / 17 ; Chuẩn bị luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 006.doc