. Kiến thức:
- Có khái niệm về thứ tự trong tập hợp các số nguyên nhờ cách biểu diễn số nguyên trên trục số.
2.Kỹ năng:
- Tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
- Sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Vẽ hình trục số, bảng phụ.
2. Học sinh: Học và làm bài cũ
Ngày soạn: 13/11/2011 Tuần: 14 Tiết: 42 THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Có khái niệm về thứ tự trong tập hợp các số nguyên nhờ cách biểu diễn số nguyên trên trục số. 2.Kỹ năng: - Tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên. - Sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Vẽ hình trục số, bảng phụ. 2. Học sinh: Học và làm bài cũ III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5 phút) Tập hợp các số nguyên gồm những số nào ? Viết kí hiệu Tìm các số đối của các số sau: 6, -4, 0, -21 - GV nhận xét và cho điểm. - 1HS lên bảng trả lời và làm bài tập. Hoạt động 2: So sánh hai số nguyên. (19 phút) - Hãy so sánh giá trị của số 3 và 5 và nêu nhận xét về vị trí của điểm 3 đối với điểm 5 trên tia số? - Hãy so sánh giá trị của số 4 và 2 và nêu nhận xét về vị trí của điểm 4 đối với điểm 2 trên tia số? - Vậy các em có kết luận gì về so sánh hai số tự nhiên ? GV: Tương tự như so sánh hai số tự nhiên. Trong hai số nguyên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia. Số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b được viết là a a) - GV nêu nhận xét và cho HS đọc nhận xét sgk/71 - GV đưa ra bảng phụ ?1 và cho HS lên bảng điền vào chỗ trống. - GV nêu chú ý về số liền trước và số liền sau rồi yêu cầu HS lấy ví dụ - GV cho HS đọc chú ý sgk. - Cho HS làm ?2 sgk ? Hãy so sánh các số nguyên dương với số 0 So sánh số nguyên âm với số 0 So sánh số nguyên âm với số nguyên dương - GV nêu nhận xét sgk/72. HS : 3 < 5, trên tia số điểm 3 ở bên trái điểm 5. 4 > 2, trên tia số điểm 4 ở bên phải điểm 5. - HS: Trong hai số tự nhiên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia Trên tia số, số tự nhiên a nằm bên trái của sốtự nhiên b thì a < b. - HS đọc nhận xét sgk/71 HS quan sát hình vẽ ở bảng phụ, điền vào chỗ trống. a/ Điểm -5 nằm điểm -3, nên -5 -3 và viết: -5 -3; b/ Điểm 2 nằm điểm -3, nên 2 -3 và viết: 2 -3; c/ Điểm -2 nằm điểm 0, nên -2 0 và viết: -2 0. - HS đọc chú ý sgk. - HS đứng tại chỗ đọc kết quả so sánh. - HS trả lời. - HS đọc nhận xét sgk/72. Hoạt động 3: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên. (12 phút) ? Nhận xét khoảng cách từ –3 đến 0 và từ 3 đến 0 trên trục số . Hình 43 - GV yêu cầu HS làm ?3 ? Nhận xét và ký hiệu về giá trị tuyệt đối của một số nguyên a - GV yêu cầu HS làm ?4 Qua ?4 rút ra nhận xét - Gv: Dựa vào nhận xét này HS có thể so sánh hai số nguyên a, b mà không cần xét chúng trên trục số - HS vẽ trục số vào vở -HS lấy VD:Chẳng hạn 3 và -3 cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0 - HS: điểm -3 và 3 cách đều điểm 0 là 3 đơn vị. - HS trả lời. HS nghe đọc khái niệm giá trị tuyệt đối của một số nguyên a HS : |1| = 1; |- 1| = 1; |- 5| = 5; |5| = 5 |- 3| = 3; |2| = 2 - HS trả lời. Hoạt động 4: Củng cố. (7 phút) - GV treo bảng phụ bài 11 sgk /73 và yêu cầu HS lên bảng làm . - Cho HS hoạt động nhóm làm bài tập 12 sgk/73. - GV nhận xét và sửa sai nếu có. - HS lên bảng làm. - HS hoạt động nhóm làm bài tập 12 sgk/73. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. (2 phút) - Hoc bài. - Làm bài tập 14, 15 , 20 sgk trang 73. - Xem trước bài mới.
Tài liệu đính kèm: