Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 14 - Tiết 40 - Bài 1: Làm quen với số nguyên âm (Tiếp)

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 14 - Tiết 40 - Bài 1: Làm quen với số nguyên âm (Tiếp)

. Kiến thức:

- Biết các số nguyên âm, tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm.

- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ.

2. Kỹ năng:

- Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

- Phân biệt được các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0.

3. Thái độ: Rèn luyện lập luận Logic, tính cẩn thận, chính xác.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tuần 14 - Tiết 40 - Bài 1: Làm quen với số nguyên âm (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 	 Ngày soạn: //2011
Tiết: 40 	 Ngày dạy://2011 - Lớp: 6A
 //2011 - Lớp: 6B
CHƯƠNG II. SỐ NGUYÊN
Bài 1: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết các số nguyên âm, tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm.
- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ.
2. Kỹ năng: 
- Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
- Phân biệt được các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0.
3. Thái độ: Rèn luyện lập luận Logic, tính cẩn thận, chính xác.
II. Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: nhiệt kế có chia độ âm, hình vẽ biểu diễn độ cao (âm dương)
2. Học sinh: SGK, kiến thức bài mới.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Lớp 6A:vắng	Lớp 6B:vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: (40 phút)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu các ví dụ, làm quen với số nguyên. (15 phút)
-GV :Giới thiệu sơ lược về chương “Số nguyên”
-GV: giới thiệu VD1 cùng nhiệt kế.
Yêu cầu HS làm ?1 theo nhóm 2 em.
-HS đọc VD2.
GV: Giới thiệu cho HS rỏ.
Yêu cầu làm ?2 theo nhóm 2 em.
Tương tự: GV giới thiệu VD 3
Yêu cầu HS làm ?3.
?) So sánh -1° C với -3° C ?
Hoạt động 2: Biểu diễn các số nguyên âm. (15 phút)
GV: Vẽ lại tia số tự nhiên N?
GV: giới thiệu cách biểu diễn các số nguyên âm:
Ko di tia số về phía còn lại và lần lượt biểu diễn các điểm
-1, -2, -3... theo hình vẽ.
-Củng cố làm ?4.
-GV: giới thiệu KH toạ độ cho HS.
-GV: chú ý cho HS: Ta có thể vẽ trục số nằm đứng như H34 sgk
và liên hệ lại thang chia độ của nhiệt kế.
Hoạt động 3: Củng cố. (10 phút)
GV cho HS trả lời nhanh BT1.
GV giải thích dựa vào trục số
-2, -3 số nào lớn hơn.
GV hướng dẫn BT5:
GV lấy 1 cặp vd (1,-1) cho Hs lấy những cặp còn lại? 
Tổng quát lên  (a,-a)
1. Các ví dụ:
?1 
H Nội : 18° C 
Bắc Kinh m 2° C 
Hoặc trừ 2° C 
?2: 
3143m
–30m
hay trừ 30m
2. Trục số:
0 gọi là điểm góc.
chiều dài -> phải gọn chiều dương
(từ bé đến lớn)
Chiều phải sang trái gọi chiều âm
(từ lớn đến bé)
?4
A biểu diễn số: -6
KH: A (-6)
 B (-2)
 D (5)
 C (1)
3. Luyện tập 
BT 1
a,b,c,d,e
-3° C ; - 2° C, 0° C , 2° C , 3° C 
-2° C > - 3° C 
BT5
Vẽ trục số
Những cặp biểu diễn
Cách đều 0: (1,-1); (2,-2); (3, -3)
(a, -a)
4. Củng cố: (3 phút)
	- Giáo viên nhắc lại những nội dung kiến thức trọng tâm cần nắm.
	- Cho một vài ví dụ về số nguyên âm? 
	- Cách biểu diển số nguyên âm trên trục số?
5. Dặn dò: (1 phút)
	- Xem lại các vd: Làm BT 2,3,4 SGK.
	- GV hướng dẫn BT 3 SGK.
	- Xem bài mới: “Tập hợp các số nguyên”
Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------š&›---------
Tuần: 14 	 Ngày soạn: //2011
Tiết: 41 	 Ngày dạy://2011 - Lớp: 6A
 //2011 - Lớp: 6B
Bài 2: TẬP HỢP Z CÁC SỐ NGUYÊN
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được tập hợp các số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số, số đối của số nguyên.
2. Kỹ năng: 
- Tìm và viết được số đối của một số nguyên.
- Phân biệt được các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0.
3. Thái độ: Liên hệ bài học với thực tiễn.
II. Phương pháp: Nếu giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình vẽ một trục số.
2. Học sinh: Nắm chắc bài cũ, chuẩn bị bài mới.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Lớp 6A:vắng	Lớp 6B:vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Cho ví dụ số nguyên âm? Cách biểu diển số nguyên âm trên trục số?
3. Bài mới: (37 phút)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Giới thiệu tập hợp Z. 
(15 phút)
GV: giới thiệu các loại số
(nguyên âm, nguyên dương, số 0). Tập hợp và kí hiệu tập hợp số nguyên.
GV: Z quan hệ như thế nào với N ?
GV nêu chú ý.
GV: như vậy trong số nguyên, ta có thể biểu diễn những đại lượng có hai hướng ngược nhau. 
HS: tập trung ghi nhận vấn đề.
GV: Nêu vd sgk
Củng cố : làm ?1 theo nhóm 4 em.
Hoạt động 2: Luyện tập. (10 phút)
-HS làm ? 2 theo nhóm 2 em.
-GV Có thể minh hoạ theo trục số đứng.
-HS làm ? 3 theo nhóm 4 em. 
GV giới thiệu các số đều nhau.
Hoạt động 3: Tìm hiểu 2 số đối nhau. 
(12 phút)
GV giới thiệu 2 gọi là số đối của –2
-2 gọi là số đối của 2
-HS làm ?4, gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét, GV uốn nắn sai lầm của HS.
1. Số nguyên
-Các số tự nhiên khác 0 gọi là số nguyên dương.
+1,+2,+3
-Các số –1,-2,-3 là các số nguyên âm.
Z= í, -3, -2, -1, 0, 1,2ý
gọi là tập hợp các số nguyên
Chú ý 
số 0 không là số nguyên âm
cũng không là số nguyên dương
-Điểm biểu diễn số nguyên a gọi là điểm a.
Nhận xét:
Số nguyên thường được sử dụng biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau
?1
điểm C biểu thị là : +4km, 
D là = -1km
E là – 4km
?2
đều cách a một mét
?3 
đáp số giống nhau nhưng kết quả thực tế khác nhau. 
+1m b) –1m
2. Số đối
Các số cùng cách điểm 0 gọi là các số đối nhau.
?4 
0 là số đối 0
7, -7
-3, 3
4. Củng cố: (3 phút)
	- Giáo viên nhắc lại những nội dung kiến thức trọng tâm cần nắm.
	- Tổ chức cho cả lớp thực hiện một số bài tập nhanh theo yêu cầu.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà xem lại vở ghi, sgk (làm bt 6,7,8,7,9,10 SGK trang 70,71)
- GV: hướng dẫn BT 10.
- Xem bài mới: “Thứ tự trong tập hợp các số nguyên”
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------˜&™----------
Tuần: 14 	 Ngày soạn: //2011
Tiết: 42 	 Ngày dạy://2011 - Lớp: 6A
 //2011 - Lớp: 6B
Bài 3: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- So sánh được hai số nguyên.
- Tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên
2. Kỹ năng: 
- So sánh hai số dựa vào điểm gốc, biểu diễn số nguyên trên trục số.
- Tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
3. Thái độ: Liên hệ bài học với thực tiễn.
 II. Phương pháp: Nêu, giải quyết vấn đề; phân tích đi lên; thảo luận nhóm. 
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Hình vẽ trục số, bảng phụ ?2.
2. Học sinh: Nắm chắc cách viết số nguyên, biểu diễn số nguyên trên trục số.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 	
Lớp 6A:vắng	Lớp 6B:vắng
2. Kiểm tra bài cũ:(3 phút) 
- Viết tập hợp các số nguyên, các số nguyên dương và các số nguyên âm ? Lấy ví dụ về 2 số đối nhau ?
3. Bài mới: (37 phút)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách so sánh hai số nguyên. (17 phút)
Nhìn vào trục số cho biết:
-5 nằm ở vị trí nào so với –3 ?
- GV so sánh –5 và –3 .
GV: hỏi tượng tự cho HS trả lời theo câu b, c.
GV: như vậy, trên trục số Z. nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a ntn so với số b? và ngược lại?
GV: kết luận .
-HS làm ?1 theo nhóm 4 em.
Gv: qua ?1 em có nhận xét gì ?
-GV chốt lại chú ý.
?) làm ?2 theo nhóm 2 em ?
Gv: nêu nhận xét.
Chú ý “ số liền sau” “ số liền trước cho HS”
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm giá trị tuyệt đối của một số nguyên. 
(12 phút)
GV: có nhận xét gì về khoảng cách từ 3 đến 0 ? có nhận xét gì về khoảng cách từ -3 đên 0 ?
-GV giới thiệu GTTĐ của 3 và -3 qua hình 43.
gv: cho HS làm ?3
Gv: giới thiệu giá trị tuyệt đối của số nguyên a. và kí hiệu,
nêu 1 vài ví dụ.
Cho HS làm ?4.
Rút ra nhận xét ?
Hoạt động 3: Cũng cố kiến thức bài. 
(8 phút)
Gv: cho HS trả lời BT 11 sgk.
GV hướng dẫn BT 14 : 
Lưu ý cho hs so sánh 2 giá trị tuyệt đôí của số.
Gv: chốt lại nội dung trọng tâm của bài ở 2 mục.
1. So sánh hai số nguyên
Trên trục số Z. nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a < b
? 1
a, điểm –5 nằm bên trái điểm –3
 nên –5<-3
b, điểm 2 nằm bên phải điểm –3 
nên 2>-3
Chú ý: 
?2
* Nhận xét
-Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0
-mọi số nguyên âm đều bé hơn 0
-mọi số nguyên âm đều bé hơn bất kì số nguyên dương.
2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
a. Đ/n:
Khoảng cách từ a đến 0 trên trục số gọi là GTTĐ của số nguyên a.Kí hiệu: 
?4
 = 1 ; = 1
 = 5 ; = 5 ; = 3 ; -= -2
b. Nhận xét 
+ = 0 
+ =a 
3. Luyện tập
BT 11: Điền >,=,< vào ô trống
3 - 5
4 >-6 ; 10 > -10
4. Củng cố: (3 phút)
	- Giáo viên nhắc lại những nội dung kiến thức trọng tâm cần nắm.
	- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên?
	- GV tổ chức thực hiện một số bài tập nhanh theo yêu cầu.
5. Dặn dò: (1 phút)
- GV: học thuộc các nhận xét và kết luận, định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số nguyên. 
- Làm Bt : 12; 13; 15 (SGK)
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
--------------™&˜---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4042.doc