1, Kiến thức
Thông qua tiết luyện tập học sinh nắm chắc các quy tắc thực hiện các phép tính về phân số và số thập phân.
2, Kĩ năng
Học sinh rèn kĩ năng thực hiện phép và tính tổng (hoặc hiệu) hai hỗn số
3, Thái độ
Học sinh biết vận dụng linh hoạt, sâng tạo các tính chất cảu phép tính và quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị biểu thức một cách nhanh nhất.
Tiết 91 Luyện tập Các phép tính về phân số và số thập phân A. Mục tiêu 1, Kiến thức Thông qua tiết luyện tập học sinh nắm chắc các quy tắc thực hiện các phép tính về phân số và số thập phân. 2, Kĩ năng Học sinh rèn kĩ năng thực hiện phép và tính tổng (hoặc hiệu) hai hỗn số 3, Thái độ Học sinh biết vận dụng linh hoạt, sâng tạo các tính chất cảu phép tính và quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị biểu thức một cách nhanh nhất. B. Chuẩn bị 1, Chuẩn bị của giáo viên. Sách giáo viên, sách giáo khoa, bảng phụ ghi nội dung kiểm tra đề bài 106, phiếu hoạt động nhóm. 2, Chuẩn bị của học sinh. Sách giáo khoa, chuẩn bị các bài tập GV cho về nhà. Kiến thức phép tính phân số và số thập phân, máy tính bỏ túi. C. Hoạt động dạy học 1. Ôn định lớp (1 phút) Sĩ số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ:( Xen vào khi làm bài luyện tập) 3. Tiến trình bài dạy: a, Giới thiệu bài: (1 phú) Vận dụng các kiến thức về phân số, hỗn số, số thập phân, số phần trăm và các phép tính về phân số và số thập phân. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm bài luyện tập để nắm chắc kiến thức về phân số và số thập phân. b, Tiến trình ( 43 phút) T.G Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Củng cố quy tắc về quy đồng mẫu nhiều phân số GV: Để củng cố lại cách phân số khác mẫu ta làm bài tập 106 (sgk_48): GV: Muốn giải bài tập này ta làm như thế nào? GV: Một số của các phân số bên phải có đặc điểm gì? GV: 36 có phải là mẫu chung của các phân số đó không? GV:Phân số ở vế trái chuyển thành phân số ở bên phải. Tử số nhân với 4 vậy số nào nhân với 9 được 36? Tương tự như phân số trên: phân số chuyển thành vậy số 12 nhân với số nà để được 36? Vậy số 5 nhân với số nào? GV: Tương tự với phân số . Sau đó các em cộng trừ các phân số cùng mẫu HS: Đây là bài tập về cộng trừ các phân số không cùng mẫu, muốn cộng thì ta phải quy đồng mẫu các phân số trên. HS: Mẫu số của các phân số trên cùng bằng 36 HS: Thưa cô, 36 là mẫu chung của các phân số đó. HS: 9 phải nhân với 4 để bằng 36 HS: 12 nhân với 3 để bằng 36 HS: vậy 5 phải nhân với 3 HS: Tự tìm. 1, Bài 106(sgk - 48) Hoạt động 2: Vận dụng tương tự như trên làm hoạt động nhóm GV: áp dụng cách giải như bài 106 chúng ta sẽ cùng nhau làm bài 107(sgk - 48) ý a và ý b. GV: Giờ cô sẽ chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm lớn sẽ có các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ sẽ là một bàn. Các nhóm sẽ thực hiện giải bài 107 (sgk - 48) ý a và ý b nhé. Sau đó các nhóm nhỏ sẽ đươc nhận xét bài của các nhóm khác thông qua việc tráo bài cho nhau. GV:Treo bảng phụ có kết quả của cả hai ý a và b để học sinh đối chiếu và nhận xét. GV:Nhận xét: Để cộng trừ các phân số không cùng mẫu ta phải quy đồng mẫu các phân số đó rồi cộng tử các phân số đã quy đồng đến kết quả cuối cùng phải rút gọn (nếu có). HS: Làm theo sự sắp xếp và chỉ đạo của giáo viên theo nhóm. HS: Nhận xét cách giải bài tập của nhóm bạn. 2, Bài 107 (sgk - 48) a, b, Hoạt động 3: Cộng trừ các hỗn số theo cách khác nhau GV: Vậy để cộng trừ các hỗn số thì ta phải làm như thế nào? Để giải quyết thắc mắc này cô trò chúng ta làm bài tập 108 (sgk - 48) GV: ở phần a, để bài yêu cầu chúng ta tính tổng hai số: GV: Để cộng hai hỗn số này ta có những cách nào? GV: Đúng rồi, chúng ta sẽ có hai cách. Vậy các em hãy dự đoán các bước thực hiện trong bài giải theo cách 1 và cách 2. GV: Cho hs đứng tại chỗ nêu cách giải. GV: Cho hs lên bảng làm bài 108 ý a theo cách 1 và cách 2. GV: ở phần b đề bài yêu cầu làm tính hiệu hai hỗn số, vậy theo dõi đề bài em nào cho cô biết cách giải bài tập này? GV: Đúng rồi, cách giải tương tự ý a. Nhưng các em lưu ý nhé, trường hợp phép trừ trong cách giải thứ 2, khi phần phân số của hỗn số của hỗn số bị trừ nhỏ hơn phần phân số của hỗn số trừ thì ta phải lấy phần nguyên của hỗn số bị trừ đưa qua phần phân số rồi sau đó mới thực hiện phép tính trừ. GV: Cho HS lên bảng làm, nhận xét và cho ví dụ. HS: Đọc đề bài và chú ý nghe giảng. HS: Thưa cô có 2 cách ạ! HS: Cách 1: Chuyển hỗn số sang phân số và thực hiện phép cộng phân số như bình thường HS: Cách 2: Cộng phần nguyên và quy đồng phân số tương ứng của mỗi hỗn số, cộng phần phân số. HS: Chú ý lắng nghe. HS: Lên bảng làm. 3, Bài 108 (sgk - 48) a, Cách 1: Cách 2: b, Cách 1: cách 2: Hoạt động 4: Vận dụng các phép tính và quy tắc dấu ngoặc GV: Trong một biểu thức có nhiều phép tính và có đầy đủ các phân số, hỗn số số thập phân thì các em nên làm bài tập đó như thế nào? Để tìm hiểu và giải quyết bài tập như trên ta đi vào bài tập 110 (sgk – 49) ý E GV: Với bài tập này ta làm như thế nào? Hướng dẫn các em học sinh làm tính trong dấu ngoặc trước và đưa các số thập phân, hỗn số sang phân số rồi tính. GV: Các em hãy chú ý biểu thức bên phải có gì đặc biệt không? Các em hãy để ý và phân tích biểu thức đó. GV: Đúng rồi, biểu thức bên phải bằng 0 vậy một số nhân với 0 thì bằng bao nhiêu? GV: Đúng rồi, vậy chúng ta có cần phải tính biểu thức đầu tiên không các em nhỉ? GV: Đúng rồi, nhưng đối với các biểu thức tương tự thì các em phải biến đổi các số thập phân, hỗn số sang phân số, quy đồng mẫu các phân số đó rồi thực hiện tính các biểu thức trong dấu ngoặc trước. HS: Đọc đề bài ý E bài 110(sgk - 49) HS: Suy nghĩ, tìm hiểu đề bài. HS: Làm các bước biến đổi từ số thập phân, hỗn số sang phân số. HS: Phân tích theo ý của giáo viên HS:Thưa cô, biểu thức bên phải có giá trị bằng 0. HS: một số nhân với 0 thì bằng 0 HS: Thưa cô, không ạ! HS: Lắng nghe và thực hiên. 4, Bài 110(sgk - 49) Hoạt động 5: Củng cố GV: Yêu cầu học sinh nêu các dạng bài tập đã giải quyết được trong bài luyện tập. GV: Yêu cầu học sinh nêu quy tắc dấu ngoặc. GV: Cho HS nêu lại các tính chất của phép nhân phân số. HS: Các phép tính cộng trừ và phép nhân các phân số, hỗn số, số thập phân. HS: Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu “ - “ đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc a-(b+c)=a-b-c Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước ta giữ nguyên dấu các số hạng trong dấu ngoặc a+(b+c)=a+b+c HS: + Tính chất giao hoán. +Tính chất kết hợp. +Nhân với số 1. +Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng. 4. Hướng dẫn về nhà:(2 phút) - Làm bài tập 109, 110(A, B, C, D) - Làm bài 114(sbt) - Xem lại kiến thức phân số, số thập phân, chuẩn bị phần “ Luyện tập ” tiếp theo. IV. Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: