Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 7: Luyện tập 1

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 7: Luyện tập 1

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: - HS cũng cố các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên để áp dụng thành thạo vào các bài tập .

 2. Kỹ năng: - Biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm , tính nhanh .

 - Biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào bài toán .

 3. Thái độ: HS cẩn thận trong việc tính toán

 

doc 10 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 7: Luyện tập 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 - Ngày soạn:30 – 8 - 2010
Tiết 7: LUYỆN TẬP 1
I. MỤC TIÊU: 	
	1. Kiến thức: - HS cũng cố các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên để áp dụng thành thạo vào các bài tập .
	2. Kỹ năng: - Biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm , tính nhanh .
	 - Biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào bài toán .
	3. Thái độ: HS cẩn thận trong việc tính toán
II. CHUẨN BỊ:
GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài tập.
HS: Làm bài tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
	HS : Phát biểu các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên . 
	Tính nhanh : a) 4 . 37 . 25 
 4 . 37 . 25 = 4 . 25 . 37
 = 100 . 37
 = 37000
	 b) 56 + 16 + 44 
 56 + 16 + 44
 = 56 + 44 + 16
 = 100 + 16
 = 116
	3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
Dạng 1: Dạng tính nhẩm
Bài 27 trang16 sgk:
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Hỏi : Hãy nêu các bước thực hiện phép tính?
HS: Lên bảng thực hiện và trả lời:
- Câu a, b áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
- Câu c áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.
- Câu d áp dụng tính chất phân phối của phép cộng đối với phép nhân.
Bài tập 31 trang 17 Sgk:
GV: Tương tự như trên, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn, GV gọi HS lên bảng thực hiện và nêu các bước làm
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài 32 trang 17 Sgk: 
GV: Tương tự các bước như các bài tập trên. 
Dạng 2: Dạng tìm qui luật của dãy số. 
Bài 33 trang 17 Sgk:
GV: Cho HS đọc đề bài.
- GV phân tích và hướng dẫn cho HS cách giải: 2 = 1 + 1 ;
 3 = 2 + 1 ; 
 5 = 3 + 2 ..
HS: Lên bảng trình bày.
Dạng sử dụng máy tính bỏ túi . 
Bài 34 trang 17 Sgk:
GV: Treo bảng phụ vẽ máy tính bỏ túi như SGK.
- Giới thiệu các Phím trên máy tính và hướng dẫn cách sử dụng máy tính bỏ túi như SGK.
GV: Cho HS nhận xét, đánh giá.
Dạng toán nâng cao:(dành cho lớp 6B)
GV: cho HS đọc thông tin về nhà bác học Gau-xơ và giới thiệu về tiểu sử của ông trong mục “ có thể em chưa biết”.
- Giới thiệu cách tính tổng nhiều số hạng theo qui luật như SGK.
Tổng = ( Số đầu + số cuối ) . Số số hạng : 2
Số các số hạng = ( Số cuối – số đầu) : k/c giữa hai số hạng liên tiếp + 1
HS: Hoạt động theo nhóm bàn làm bài tập.
Tính nhanh các tổng sau:
a) A = 26 + 27 + 28 +  + 33
b) B = 1 + 3+ 7 + . + 2007
Bài 27 trang16 sgk:
a) 86 + 357 +14
 = (86 + 14) +357 
=100+ 357 = 457
b) 72+ 69 + 128 
= (72+128) + 69
 = 200 + 69 = 269;
c)25.5.4.27.2 = (25.4) (2.5).27
= 100.10.27 = 27000
d) 28 . 64 + 28 .36 = 28.(64+36) = 28 .100 = 2800
Bài tập 31 trang17 Sgk: 
Tính nhanh : 
a) 135 + 360 + 65 + 40 
= (135 + 65) + (360 + 40)
= 200 + 400 = 600
b) 463 + 318 + 137 + 22 = 
(463 + 137) + (138 + 22) = 
600 + 340 = 940
c) 20 + 21 + 22 +  + 29 + 30
= (20 + 30) + (21 + 29) +.
 + (24 + 26) + 25 = 275
Bài 32 trang 17 Sgk:
Tính nhanh.
a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41)
= (996 + 4) + 41
= 1000 + 41 = 1041
b) 37 + 198 = (35 + 2) + 198
= 35 + (2 + 198) 
= 35 + 200 
= 235
Bài 33 trang 17 Sgk:
Bốn số cần tìm là 13; 21; 34, 55
Bài 34 trang17 Sgk:
Dùng máy tính bỏ túi tính các tổng sau :
a) 1364 + 4578 = 5942
b) 6453 + 1469 = 7922
c) 5421 + 1469 = 6890
d) 3124 + 1469 = 4593
e) 1534 + 217 + 217 + 217 = 2185
* Bài tập khó: Tính nhanh các tổng sau:
a) A = 26 + 27 + 28 +  + 33
= (26 + 33) . (33 - 26 + 1)
= 59 . 8 = 472
b) B = 1 + 3+ 7 + . + 2007
= (1 + 2007).[(2007 - 1):2 + 1]
= 2007 . 1004 = 2015028
4. Củng cố: 
5. Dặn dò: 
	- Xem lại các bài tập đã giải.
	- Làm bài tập 35, 36, 37, 38, 39, 40 trang 19, 20 SGK.
	- Làm bài 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49 trang 9 SBT.
	- Tiết sau mang máy tính bỏ túi .
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8: LUYỆN TẬP 2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS tiếp tục cũng cố các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên để áp dụng thành thạo vào các bài tập .
	2. Kỹ năng: - Biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh . Biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào bài toán 	3. Thái độ: HS cẩn thận trong làm toán
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề một số bài tập, máy tính bỏ túi .
HS: Làm bài tập đầy đủ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS: Ghi dạng tổng quát về các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên. Phát biểu tính chất đó thành lời?.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
Dạng 1: Dạng tính nhẩm. 
Bài 36 trang19 Sgk:
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
- Yêu cầu HS đọc đề,
- Hướng dẫn cách tính nhẩm 45.6 như SGK.
- Gọi 2 HS lên bảng làm câu a, b.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
Bài tập 37 trang 20 Sgk:
GV: Hướng dẫn cách tính nhẩm 13.99 từ tính chất a.(b - c) = ab – ac như SGK.
GV cho HS lên bảng tính nhẩm:
 16.19; 46.99; 35.98
GV: Cho cả lớp nhận xét
 GV Đánh giá
Bài 35 trang 19 Sgk:
GV: Gọi HS đọc đề và lên bảng
Tìm các tích bằng nhau?
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Nêu cách tìm?
HS: Trả lời.
sử dụng máy tính bỏ túi. 
Bài 38 trang 20 Sgk:
GV: Giới thiệu nút dấu nhân “x”
- Hướng dẫn cách sử dụng phép nhân các số như SGK và thực hành trên máy tính
+ Sử dụng máy tính phép nhân tương tự như phép cộng chỉ thay dấu “+” thành dấu “x”
- Cho 3 HS thực hiện nêu KQ
Bài 39 trang 20 Sgk:
GV: Gọi 5 HS nêu KQ phép tính.
HS: Sử dụng máy tính điền kết quả.
GV: Hãy nhận xét các kết quả vừa tìm được?
HS: Các tích tìm được chính là 6 chữ số của số đã cho nhưng viết theo thứ tự khác nhau.
Dạng toán thực tế( GV cho HS thảo luận la,f bài nếu còn thời gian) : 
Bài 40 trang 20 Sgk:
GV: Cho HS đọc đề và dự đoán ; ; 
HS: Bình Ngô đại cáo ra đời năm: 1428
Bài 36 trang19 Sgk:
15.4 = 15.(2.2) 
= (15.2) .2
 = 30.2 = 60 
 25.12 = 25.(4.3)
 =(25.4) .3 
 = 100.3 = 300
125.16= 125.(8.2) 
= (125.8) 
= 1000.2 = 2000
b) 25.12 = 25.(10 + 2) 
 = 25.10 + 25.2
= 250 + 50 = 300
34.11 = 34.(10 + 1) 
= 34.10 + 34.1 
= 340 + 34 
= 374 
 47.101 = 47.(100 + 1)
 = 47.100 + 47.1
 = 4700 + 47 = 4747
Bài tập 37 trang20 Sgk:
a) 16.19 = 16. (20 - 1) 
= 16.20 - 16.1
 = 320 - 16 = 304
b) 46.99 = 46.(100 - 1) 
= 46.100 - 46.1 
= 4600 - 46 
= 4554
c) 35.98 = 35.(100 - 2) 
= 35.100 - 35.2 
= 3500 - 70 
= 3430
Bài 35 trang19 Sgk:
Các tích bằng nhau là ;
a) 15.2.6 = 5.3.12 = 15.3.4 
(đều bằng 15.12)
4.4.9 = 8.18 = 8.2.9 
(đều bằng 16.9 hoặc 8.18 )
Bài 38 trang20 Sgk:
1. 375. 376 = 141000
2. 624.625 = 390000
3. 13.81.215 = 226395
Bài 39 trang 20 Sgk:
142857. 2 = 285714
142857.3 = 428571
142857. 4 = 571428
142857. 5 = 714285
142857. 6 = 857142
Nhận xét: Các tích tìm được chính là 6 chữ số của số đã cho nhưng viết theo thứ tự khác nhau
.
Bài 40 trang 20 Sgk:
 = 14 ; = 2 = 2.14 = 28
 = 1428
Bình Ngô đại cáo ra đời năm: 1428
4. Củng cố: 
5. Dặn dò: 
	- Xem lại các bài tập đã giải.
	- Làm các bài tập : 53, 54, 59, 60, 61trang 9;10 SBT.
	- Xem bài “ Phép trừ và phép chia”.
	- Vẽ trước tia số vào vở nháp.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 9: §6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: - HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả phép chia là một số tự nhiên.
	 - HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
	2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một vài bài tập thực tế.
	3. Thái độ: HS tính toán chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SBT, phấn màu, bảng phụ ghi sẵn các đề bài ?  , và các bài tập củng cố.
HS: Nghiên cứu bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS : Tìm số tự nhiên x sao cho :
	a. x : 8 = 10 
	b. 25 - x = 16 
	3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
*GV: Giới thiệu dùng dấu “-” để chỉ phép trừ.
- Giới thiệu quan hệ giữa các số trong phép trừ như SGK.
Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà:
a) 2 + x = 5 không?
b) 6 + x = 5 không?
HS: a) x = 3 b) Không có x nào.
GV: Giới thiệu: Với hai số tự nhiên 2 và 5 có số tự nhiên x (x = 3) mà 2 + x = 5
 thì có phép trừ 5 – 2 = x
* Tương tự: Với hai số tự nhiên 5 và 6 không có số tự nhiên nào để 6 + x = 5
 thì không có phép trừ 5 – 6
GV: Khái quát và ghi bảng phần in đậm SGK.
GV: Giới thiệu cách xác định hiệu bằng tia số trên bảng (dùng phấn màu)
- Đặt bút ở điểm 0, di chuyển trên tia số 5 đơn vị theo chiều mũi tên, rồi di chuyển ngược lại 2 đơn vị. Khi đó bút chì chỉ điểm 3. 
Ta nói : 5 - 2 = 3
GV: Tìm hiệu của 5 – 6 trên tia số?
GV: Giải thích: Khi di chuyển bút từ điểm 5 theo chiều ngược chiều mũi tên 6 đơn vị thì bút vượt ra ngoài tia số. Nên không có hiệu: 5 – 6 trong tập hợp số tự nhiên.
GV cho HS làm ?1a, b
HS: a) a – a = 0 
 b) a – 0 = a
GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu a, b
GV: Từ Ví dụ 1hãy so sánh hai số 5 và 2?
HS: 5 >2
GV: Ta có hiệu 5 -2 = 3
- Tương tự: 5 < 6 ta không có hiệu 5 – 6
- Từ câu a) a – a = 0
Hỏi: Điều kiện để có hiệu a – b là gì? 
HS:
 c) Điều kiện để có phép trừ a – b là: a b
GV: Nhắc lại điều kiện để có phép trừ.
GV: Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà
a) 3. x = 12 không?
b) 5 . x = 12 không?
HS: a) x = 4 b) Không có x nào.
GV: Giới thiệu
Với hai số 3 và 12, có số tự nhiên x( x = 4)
 mà 3. x = 12 thì ta có phép chia hết 12 : 3 = x
- Câu b không có phép chia hết.
GV: Khái quát và ghi bảng phần in đậm SGK.
- Giới thiệu dấu ‘’ : ” chỉ phép chia 
- Giới thiệu quan hệ giữa các số trong phép chia như SGK.
GV cho HS làm ?2 
GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời
GV: Cho 2 ví dụ.
 12 3 14 3 
 0 4 2 4
GV: Nhận xét số dư của hai phép chia?
HS: Số dư là 0 ; 2
GV: Giới thiệu - VD1 là phép chia hết. 
 - VD2 là phép chia có dư
- Giới thiệu các thành phần của phép chia như SGK. Ghi tổng quát: a = b.q + r 
(0r <b)
Nếu: r = 0 thì a = b.q => phép chia hết
 r 0 thì a = b.q + r => phép chia có dư.
GV cho HS làm ?3 (treo bảng phụ)
GV: Cho HS đọc phần đóng khung SGK.
GV: Trong phép chia, số chia và số dư cần có điều kiện gì?
HS: Trả lời: số chia khác 0 số dư nhỏ hơn số chia
1. Phép trừ hai số tự nhiên:
 a – b = c
( số bị trừ) (số trừ) (hiệu)
Cho a, b N, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a - b = x 
- Tìm hiệu trên tia số:
Ví dụ 1: 5 – 2 = 3
 5
 0 1 2 3 4 5
2
Ví dụ 2: 5 – 6 = (không có hiệu)
 5
 6
- Làm ?1
a) a – a = 0 
 b) a – 0 = a
Điều kiện để có hiệu a - b là : a b
2. Phép chia hết và phép chia có dư :
 a : b = c
 ( số bị chia) (Số chia) (Thương )
a) Phép chia hết: Cho a, b, x N, b0, nếu có số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta có phép chia hết a : b = x
- Làm ?2
b) Phép chia có dư:
 Cho a, b, q, r N, b0
ta có a : b ®­îc th­¬ng lµ q dư r
hay a = b.q + r (0 < r <b)
số bị chia = số chia . thương + số dư
Tổng quát : SGK trang22
 a = b.q + r (0r <b)
r = 0 thì a = b.q 
=> phép chia hết
r 0 thì a = b.q + r
=>ta nói phép chia có dư.
a
392
278
357
360
420
b
28
13
21
14
35
q
14
21
17
25
12
r
0
5
0
10
0
4. Củng cố: GV cho HS làm bài 45 trang 24 SGK
	- Củng cố quan hệ giữa các số trong phép chia, phép trừ .
	- Phép chia thực hiện được khi số chia khác 0
	- Trong phép chia có dư, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
	- Phép trừ thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
5. Dặn dò: 
	- Học các phần đóng khung in đậm SGK.
	- Làm bài tập 41, 42, 43, 44, 46 trang 23, 24 SGK.
	- Làm bài tập 47, 48, 49, 50, 51 trang 24 SGK.
	- Làm các bài tập 62, 63, 64, 65, 66, 67 trang 11 SBT.
	- Tiết sau đem theo máy tính bỏ túi.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet789.doc