Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 51 - Quy tắc chuyển vế

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 51 - Quy tắc chuyển vế

1. Kiến thức: HS hiểu và vận dụng đúng đẳng thức: a = b a + c = b + c.

 - HS hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện quy tắc, vận dụng quy tắc chuyển vế vào làm bài tập.

 3.Thái độ: Có ý thức học tập đúng đắn, khả năng tư duy khi làm các bài tập

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

+ chiếc cân bàn , 2 quả cân 1kg và 2 nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau .

+ Bảng phụ viết các tính chất của đẳng thức quy tắc chuyển vế. Bảng phụ,

 2. HS: Bảng nhóm, bút dạ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Bài cũ: không

 

doc 33 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 51 - Quy tắc chuyển vế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 51
S: /12/2010
G: /12/2010
QUY TẮC CHUYỂN VẾ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS hiểu và vận dụng đúng đẳng thức: a = b a + c = b + c.
 - HS hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện quy tắc, vận dụng quy tắc chuyển vế vào làm bài tập.
 3.Thái độ: Có ý thức học tập đúng đắn, khả năng tư duy khi làm các bài tập
II. CHUẨN BỊ:
GV: 
+ chiếc cân bàn , 2 quả cân 1kg và 2 nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau .
+ Bảng phụ viết các tính chất của đẳng thức quy tắc chuyển vế. Bảng phụ,
	2. HS: Bảng nhóm, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất của đẳng thức:(5’)
GV: Sử dụng H.50/SGK giới thiệu
HS: Theo dõi và rút ra nhận xét 
Hoạt động 2: Ví dụ áp dụng(15’)
GV: Nêu ví dụ, gọi HS nêu cách làm
HS: Trình bày cách giải
GV: Cho HS thực hiện ?2. GV gợi ý thực hiện tương tự VD
HS: Thực hiện ?2
GV: Nhận xét và chốt lại PP tìm x
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc chuyển vế.(20’)
GV: Quay lại phần ví dụ: Khi chuyển 1 hạng tử từ vế này sang vế kia của đẳng thức, em có nhận xét gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Giới thiệu quy tắc chuyển vế
HS: Đọc quy tắc
GV: Cho HS đọc và nghiên cứu ví dụ, yêu cầu HS trình bày lại cách giải, có giải thích cơ sở của từng bước biến đổi
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Cho HS thực hiện ?3
HS: Thực hiện ?3
GV: Chốt lại quy tắc chuyển vế và lưu ý HS khi vận dụng quy tắc vào giải bài tập. Tổng quát: x + a = b x = ?
HS: Chuyển a từ VT sang VP và đổi dấu , ta có: x = b - a
1. Tính chất của đẳng thức:
Nếu a = b thì a + c = b + c
Nếu a + c = b + c thì a = b
Nếu a = b thì b = a
2. Ví dụ:
 x - 2 = -3 (1)
Cộng 2 vế của (1) với +2, ta có:
 x - 2 + 2 = -3 + 2 
 x + 0 = -3 + 2 
 x = -1
?2 Đáp án:
 x + 4 = -2
x + 4 - 4 = -2 - 4
 x + 0 = -6
 x = -6
3. Quy tắc chuyển vế:
*Quy tắc: SGK
* Ví dụ: Tìm x
a) x - 2 = -6
x = -6 + 2
x = -4
b) x - (-4) = 1
x + 4 = 1
x = 1 - 4 = -3
?3 Đáp án:
x + 8 = -5 + 4
x = -5 + 4 -8
x = -13 + 4 = -9
GV: Cho HS làm bài tập 61/SGK
HS: 2 em lên bảng làm bài tập. 
GV: Đưa ra bảng phụ có nội dung bài 63: các bước biến đổi sau đúng hay sai? Nếu sai sửa lại cho đúng
HS: Thảo luận, trao đổi để tìm câu trả lời cho bài toán. 
GV: Gọi đại diện trình bày, chốt lại nội dung cần đạt. 
Bài 61/SGK:
a) 7 - x = 8 - (-7)
 7 - x = 8 +7
Bài 63/SGK:
Đúng hay sai
a) x - 12 = (-9) - 15 
 x = -9 +12 +15 (sai)
Sửa lại: x = -9 +12 -15 
 x = -12 
b) 2 - x = 17 - 5
 -x = 17 - 5 + 2 (sai)
Sửa lại: -x = 17 - 5 - 2 
 -x = 10
 x = -10
4. Củng cố - luyện tập. (5p)
5. Hướng dẫn học bài ở nhà. (3p)
- Học thuộc tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế.
- Xem lại các bài tập đã làm tại lớp.
- Bài tập về nhà: Các bài tập còn lại trong SGK.
- Tìm số nguyên x, 
a) Thực hiện phép tính 8 – (- 7) = ? , 7 – x = ? 
- Bài 62 vận dụng giá trị tuyệt đối vào làm bài tập. 
Tiết 52 
S: /12/2010
G: /12/2010
 BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS tiếp tục được củng số và khắc sâu các kiến thức về thực hiện cộng và trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế. HS hiểu sâu hơn về tổng đại số, khắc sâu các tính chất của phép cộng
 2. Kỹ năng: Rèn khả năng vận dụng tính toán, linh hoạt, cẩn thận 
 3.Thái độ: Có ý thức học tập đúng đắn, khả năng tư duy khi làm các bài tập
II. CHUẨN BỊ:
	1. GV: Bảng phụ, Bảng phụ bài 94/SBT.
	2. HS: Bảng nhĩm, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Chữa bài tập:(10’)
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập, mỗi HS thực hiện 1 ý
HS: 2 em lên bảng làm bài tập
GV: Cho HS nhận xét, GV đánh giá 
GV: Gọi tiếp 2 HS lên làm bài 89, mỗi em làm 2 ý của bài tập
HS: 2 em lên bảng làm bài tập
GV: Cho HS nhận xét, GV đánh giá
GV: Chốt lại: Sử dụng quy tắc dấu ngoặc, áp dụng tính chất của phép cộng 2 số nguyên
Hoạt động 2: Luyện tập tại lớp(25’)
GV: Cho cả lớp cùng làm bài 92
HS: Làm bài
GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời cách làm
GV: Nêu, phân tích yêu cầu cảu bài tập 92, hướng dẫn HS xây dựng chương trình giải
HS: Theo hướng dẫn của GV tìm lời giải cho bài toán.
GV: Đưa ra bảng phụ có nội dung bài 94
HS: Đọc nội dung bài toán.
GV: Gợi ý: Hãy tính tổng các số đã cho Nhận xét
HS: Thực hiện
GV: Gợi ý tiếp: Tổng của 4 số trên mỗi cạnh là 9, so sánh sự chênh lệch
HS: Tìm cách điền
GV: Tương tự về nhà làm các trường hợp b và c
Bài 89/SBT/65:
a) (-24) + 6 + 10 + 24
 =(-24) + 24 + 6 + 10 = 16
b) 15 + 23 + (-25) + (-23) 
 = 15 + (-25) = -10
c) (-3) + (-350) + (-7) + 350
 = (-3) +(-7) = -10
d) (-9) + (-11) + 21 + (-1)
 = (-9) + (-11) + (-1) + 21 = 0
Bài 92/SBT/65:
a) (18 + 29) + (158 - 18 - 29)
 = 18 + 29 + 158 - 18 - 29 = 158
b) ( 13 - 135 + 49) - (13 + 49)
 = 13 - 135 + 49 - 13 - 49 = -135
Bài 93/SBT/65: 
Tính giá trị biểu thức x + b + c , biết:
a) x = -3; b = -4; c = 2
Thay x, b, c vào biểu thức, ta có: 
-3 + (-4) + 2 = -7 + 2 = -5
b) x = 0; b = 7; c = -8
Ta có: 0 + 7 + (-8) = -1
Bài 94/SBT/65: 
Tổng của 9 số đã cho là 33 . Nếu tổng của 4 số trên mỗi cạnh là 9 tổng của bộ 4 số là: 9 x 3 = 27. Có sự chênh lệch đó là do mỗi số ở đỉnh được tính 2 lần. Như vậy 3 số ở đỉnh sẽ là: -1; -2; -3
 -1
 4 6
 8 7
 -2 9 5 -3
 4. Củng cố:( 5p)
 GV cho HS nhắc lại quy tắc dấu ngoặc, chuyển vế thứ tự thực hiện các phép tính, tính chất của phép toán.
 5. Hướng dẫn học bài ở nhà. (3p)
- Xem lại các bài tập đã làm tại lớp.
Làm bài tập sau: Tìm x biết: 12 + x = 36
- Ôn lại các kiến thức đã học trong chương trình từ đầu năm học .
- Ôn thi học kỳ I. 
=================&&&================
 Tiết 53 
S: /12/2010
G: /12/2010
 ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, thứ tự trong tập N và Z, biểu diễn 1 số trên trục số.
- Ôn các quy tắc lấy GTTĐ, quy tắc thực hiện các phép tính trong N và Z, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.
- Hệ thống các kiến thức đã học về tính chất chia hết, các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, số nguyên tố, hợp số, ước và bội, ƯC, BC, ƯCLN, BCNN.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh, tính tốn, vận dụng vào các bài tốn thực tế.
3.Thái độ:
- Có ý thức học tập đúng đắn, khả năng tư duy khi làm các bài tập
- HS có thái độ đúng đắn trong học tập cũng như trong khi làm bài tập
II. CHUẨN BỊ:
	1.GV: Bảng phụ
	2. HS: Bảng nhóm, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Lý thuyết (10’)
GV: Đưa ra bảng phụ hệ thống kiến thức lý thuyết cơ bản đã học trong học kỳ I
HS: Đọc từ ký hiệu và phát biểu bằng lời.
Hoạt động 2: Bài tập (30’)
GV: Đưa ra nội dung bài 1, yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời
HS: Trả lời bài tập 1
GV: Cho HS làm tiếp bài 2
HS: Đứng tại chỗ trả lời theo yêu cầu của bài
GV: Cho HS làm tiếp bài 3
HS: Đứng tại chỗ trả lời theo yêu cầu của bài
GV: Cho HS làm tiếp bài 29/SBT/58
HS: Thực hiện
GV: Yêu cầu HS phát biểu quy tắc bỏ dấu GTTĐ.
GV: Nêu nội dung bài 57/SBT/66
 Gọi HS nêu PP giải, gọi 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi em làm 1 ý.
HS: 2 em lên bảng làm bài tập, cả lớp cùng làm bài, theo dõi và nhận xét bài của bạn.
GV: Cho HS làm tiếp bài tập 4:
GV: Viết dạng TQ của 3 số tự nhiên liên tiếp
HS: Trả lời
GV: Lập tổng và chứng tỏ tổng đó chia hết cho 3
HS: Thực hiện
GV: Hướng dẫn HS viết số abcabc thành tích của 2 thừa số, trong đó có 1 thừa số chia hết cho 11
HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV
GV: Đưa ra dạng 5 và yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về SNT, hợp số
 Cho HS hoạt động nhóm làm bài tập
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Nêu phân tích yêu cầu bài toán.
Muốn tìm số phần thưởng trước tiên ta phải làm gì?
HS: Trả lời (tìm số vở, bút, tập giấy đã chia)
Để chia phần thưởng đều nhau thì số phần thưởng phải như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Cho HS hoàn thiện bài toán.
GV: Nêu, phân tích yêu cầu
 Gọi HS nêu PP giải
HS: Nêu PP giải
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày
GV: Nêu, phân tích yêu cầu bài tốn, vẽ sơ đồ biểu diễn lên bảng:
 A 110 km B
 v1 v2
Hướng dẫn HS giải bài tập
HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV
GV: Đưa ra bảng phụ ( sơ đồ ven để minh hoạ) bài 224
 Hướng dẫn HS giải bài tập
HS: Thực hiện từng ý theo hướng dẫn của GV
I. Lý thuyết:
Các câu hỏi SGK phần ơn tập chương I và II
II. Bài tập:
Bài 1: Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: 5; -15; 8; 3; -1; 0
Giải: -15; -1; 0; 3; 5; 8.
Bài 2: Liệt kê và tính tổng tất cả các số x Î Z sao cho -4 < x < 5
Giải: 
x = -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4.
Tính tổng: (-3) + (-2) +  + 3 + 4 = 4
Bài 3: Tìm a biết a Î Z thoả mãn:
| a | = 3; | a | = 0; | a | = -1; | a | = -2
Giải:
 a = ± 3; a = 0; không có; 
 a = ±2
Bài 29/SBT/58:
a) |-6 | - |-2| = 6 - 2 = 4
b) |-5 | . |-4| = 5 . 4 = 20
c) |20 | : |-5| = 20 : 5 = 4
d) |247| + |-47| = 247 + 47 = 294
Bài 57/SBT/60:
a) 248 +(-12) + 2064 + (-236)
= [248 + (-12) + (-236)] + 2064 = 2064
b) (-298) + (-300) + (-302)
= [(-298) +(-302) ] + (-300) 
= (-600) + (-300) = -900
Bài 4: Chứng tỏ rằng:
a) Tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp là 1 số chia hết cho 3
 Tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp là:
n + (n + 1) + (n + 2) = 3n + 3 
 = 3(n + 1) 3
b) Số có dạng abcabc bao giờ cũng chia hết cho 11
 Ta có: abcabc = abc.1000 + abc
 = abc.(1000 + 1) = 1001. abc
Mà 1001 11 do đó: 1001. abc 11
Vậy số abcabc 11
Bài 5: Các số sau là nguyên tố hay hợp số? Vì sao?
a) a = 717 là hợp số vì 717 3
b) b = 6.5 + 9.31 là hợp số vì:
6.5 + 9.31 = 3(10 + 93) 3
c) c = 3.8.5 - 9.13 = 3(40 - 39) = 3 là số nguyên tố.
Bài 6: Bài toán về ƯC, BC
Bài 213/SBT/27:
Gọi số phần thưởng là a
Số vở đã chia là: 133 - 13 = 120
Số bút đã chia là: 80 - 8 = 72
Số tập giấy đã chia là: 
170 - 2 = 168
a Î ƯC(120; 72; 168) và a > 13
ƯCLN (120; 72; 168) = 12
 ƯC(120; 72; 168) = { 1; 2; 3; 4; 6; 12}
Vì a > 13 a = 24 (thoả mãn)
Vậy có 24 phần thưởng.
Bài 26/SBT/28:
Gọi a là số HS khối 6, ta cĩ:
200 £ a £ 400 và (a - 5) là BC của 12, 15, 18
195 £ a - 5 £ 395
BCNN( 12; 15; 18) = 180
=> BC( 12; 15; 18) = {0; 180; 360; }
=> a - 5 = 360 => a = 365
Vậy số học sinh khối 6 là 365 em.
Bài 7: Dạng chuyển động
Bài 218/SBT/28:
Thời gian 2 người đi là 9 - 7 = 2 giờ.
Tổng vận tốc của 2 người là: 
110 : 2 = 55 (km/h)
Vận tốc của người thứ nhất là:
(55 + 5) : 2 = 30 (km/h)
Vận tốc của người thứ nhất là:
55 - 30 = 25 (km/h)
Bài 8: Dạng tập hơp.
Bài 224/SBT/29:
a) Sơ đồ biểu diễn
b) T Ì A; V Ì A; K Ì A.
c) T Ç V = M
 T Ç M = M
 T Ç K = Æ
d) Số H ... c phần tử
- Sử dụng tính chất của phép tồn để thực hiện phép cộng.
GV: Nêu yêu cầu và hướng dẫn HS giải ý a. Muốn tìm x ta phải làm gì?
HS: Trả lời: áp dụng quy tắc chuyển vế
GV: Cho HS thực hiện tìm x của ý a
 Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các ý a, b, c, d mỗi em 1 ý.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Cho HS khác nhận xét và chốt lại cách giải bài tốn tìm x.
GV: Tổ chức trị chơi cho HS , chuyển bài 115 thành bài tập đúng - sai.
a) |a| = 5 => a = ± 5
b) |a| = 0 => a = 0
c) |a| = -3 => a = 3
d) |a| = |-5| => a = 5
e) -11.|a| = -22 => a = 2
GV: Chốt lại bằng định nghĩa về GTTĐ
GV: Cho HS hoạt động nhĩm làm bài 120
HS: Hoạt động nhĩm làm bài
GV: Gọi đại diện nhĩm trình bày.
I. Lý thuyết:
II. Bài tập:
Bài 107/SGK/98:
a) |b| |a|
 | | | | | | | | |
 a -b 0 b -a
b) |-b| |-a|
c) a 0
 b = |b| = |-b| > 0; -b < 0
Bài 110/SGK/98:
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
d) Đúng
Bài 116/SGK/99:
a) (-4) . (-5) . (-6) = 20 . (-6) = -120
b) (-4). [ (-3) + 6 ] = (-4) . 3 = -12
c) = (-8) . 2 = -16
d) = (-18) : (-6) = 3
Bài tốn: 
Đúng hay sai?
a) (-7)3 . 24 = (-21) . 8 = -168
b) 54 .(-4)2 = 20 . (-8) = -160
Bài tốn giải sai vì luỹ thừa là tích các thừa số bằng nhau, nhưng ở bài tốn đã làm lại lấy cơ số nhân với số mũ.
Bài 119/SGK/100:
a) = 15 . 12 - 15 . 10 
 = 15.(12 - 10) 
 = 15 . 2 = 30
b) = 45 - 117 - 45 = -117
c) = 29 . 19 - 29 . 13 - 19 . 29 + 19 . 13
 = 13.(19 - 29) = 13 . (-10) = -130
Bài 114/SGK/99:
a) x = -7; -6; -5; ; 5; 6; 7.
Tổng: = (-7) + (-6) +  + 6 + 7 
 = [(-7) + 7] +[(-6) + 6] +  + 
 + [(-1) + 1] + 0 = 0
b) x = -5; -4; -3;  1; 2; 3.
Tổng: = (-5) + (-4) + (-3) +  + 2 + 3
 = (-5) + (-4) +[(-3) + 3] 
 + [(-2) + 2] +  + 0
 = (-5) + (-4) = -9
Bài 118/SGK/99:
a) 2x - 35 = 15
 2x = 15 + 35
 2x = 50
 x = 50 : 2
 x = 25
b) 3x + 17 = 2
 3x = 2 - 17
 3x = -15
 x = -15 : 3
 x = -5
c) x = 1
d) x = 50
Bài 115/SGK:
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai, vì khơng cĩ số a nào thoả mãn |a| là số âm.
d) Sai, vì |-5| = 5; |a| = |-5| => a = ± 5
e) Sai, vì |a| = 2 => a = ± 2
Bài 120/SGK:
a) Cĩ 12 tích.
b) Cĩ 6 tích lớn hơn 0 và 6 tích nhỏ hơn 0.
c) Bội của 6 là: -6; 12; -18; 24; 30.
d) Ước của 20 là: 10; -20.
	3. Củng cố:
 - Các kiến thức về quy tắc cộng trừ nhân chia số nguyên 
 quy tắcdấu ngoặc
	4. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ơn lại các kiến thức theo câu hỏi SGK .
- Xem lại các bài tập đã làm tại lớp.
- Bài tập về nhà: Các bài tâp SGK và SBT phần ơn tập chương II.
- Giờ sau kiểm tra 1 tiết.
S: / 1 / 2010
Kiểm tra: / 1 / 2010
Tiết 67: KIỂM TRA 1 TIẾT
MỤC TIÊU:
Kiên thức: Kiểm tra việc lính hội các kiến thức trong chương II.
Kỹ năng: Kiểm tra kỹ năng thực hành tính tốn, khả năng vận dụng lý thuyết vào bài tập.
Thái độ: Rèn tính tự giác trong học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo cho HS
 II. MA TRẬN HAI CHIÊU:
 Mức độ
Chủ đề
 Nhận biết
 Thơng hiểu
 Vận dụng
 Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
 TNKQ
TNTL
1. Các phép tính về số nguyên
1 
 0,5 
1
 1
2
 2
4
 3,5
2. Quy tắc dấu ngoặc
1 
 2
1
 2
3. Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
1 
 0,5
2 
 1
3
 1,5
4. Quy tắc chuyển vế
1 
 1
1 
 2
2
 3
Tổng
3
 3
3 
 4
4
 3
10
 10
III. ĐỀ BÀI : 
 A.Trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
* Hãy khoanh trịn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng (0,5 điểm):
Câu1 : Cĩ người nĩi :
Tổng hai số nguyên dương là một số nguyên dương 
Tổng hai số nguyên âm là một số nguyên dương 
Tổng một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên âm
Tổng 1 số nguyên dương và 1 số nguyên âm là 1 số nguyên dương .
Câu2 : Kết quả đúng của phép tính 3 – ( 2 + 3 ) là :
 A. – 2 B. 4 C. 8 D. 2 
Câu3: Tập hợp các số nguyên x thoả mãn : - 2 < x < 2 là :
 A. {-1 ; 1 ; 2 } B. {-2 ; 0 ; 2 }
 C. {-1 ; 0 ; 1 } D. { -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 }
Câu4 : Trên tập hợp các số nguyên Z , cách tính đúng là :
A. 10 – 13 = 3 B. 10 – 13 = -3 
C. 10 -13 = -23 C. 10 – 13 khơng trừ được
* Điền các từ thích hợp vào chỗ () để được một khẳng định đúng (1đ):
Câu 5 : Khi chuyển một .từ vế này sang vế kia của một , ta phải đổi dấu số hạng đĩ : Dấu đổi thành dấu “-” và dấu ..đổi thành dấu “+” .
II. Trắc nghiệm tự luận (7đ): 
Câu 6 (2đ): Bỏ dấu ngoặc rồi tính :
a, (18 + 29) + ( 157 – 18 – 29 ) b, ( 13 – 115 + 49 ) – ( 13 + 49 ) 
Câu 7 : (1đ) Tính :
 a, (-3).(-4).(-5) b, (- 6 – 3 ) . (- 6 +3 )
Câu 8: (1đ) Tính tổng :
 a, 5 + (-7) +9+(-11)+7 +11 b, (-12)+4+(-6)+8+(-10)+12 
Câu 9 (1đ): Tính giá trị của biểu thức : Biết a= -15 
 a, a +(-25) b, - a +( – 15 ) 
Câu 10 (2đ): Tìm số nguyên x , biết : 
 a, x- ( 12- 4) = 6- ( 25-3) b, x- 14 = 9
IV. ĐÁP ÁN: 
Trắc nghiệm khách quan: ( 3đ)
Câu1: A. (0,5d) Câu3: C. (0,5đ)
Câu2: A. (0,5đ) Câu4: B. (0,5đ)
Câu5: ( 1đ). Mỗi ý đúng được 0,25đ . Thứ tự các từ cần điền là : 
Hạng tử , đẳng thức , “ +” , “-” .
 II.Trắc nghiệm tự luận : (7đ)
Câu6 : (2đ) , Mỗi ý đúng 1đ.
 a, (18+29)+(157-18-29) = 18+29+157-18-29 = 29- 29 + 18- 18 + 157
 = 0 + 0 + 157
 = 157
 b, (13-115+49)-(13+49) = 13-115+49-13-49 = 13- 13+49- 49 +(-115)
 = 0 + 0 + (-115)
 = -115
Câu7: (1đ) , Mỗi ý đúng 0,5đ . 
 a, (-3).(-4).(-5) = - 60 b, (-6-3) . (-6+3) = (-9). (-3) =27
Câu8: ( 1đ) 
 a, 5+(-7)+9+(-11)+7 +11 = {( 5+9)} +{(-7)+7 +(-11)+ 11}
 = 14 + 0 + 0
b, (-12) +4+(-6)+8+(-10)+12 = {(4+8)} +{(-6)+(-10) =
 = 12 + (-16) = - 4
Câu9: (1đ) . Mỗi ý đúng 0,5đ. 
 Thay a = -15 vào biểu thức ta cĩ :
-15+(-25) = - 40
– (- 15) +(-15) = 0
Câu10 : (2đ)
a, x – (12- 4) = 6- (25-3) 
 x = 8+6-22 
 x = - 8
 b, x- 14 = 9
 x = 14+9
 x = 23
Họ và tên: KIỂM TRA 45P
Lời phê của cơ giáo
Điểm
Lớp:.6............. Mơn: Đại số 
 ĐỀ BÀI : 
 A.Trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
* Hãy khoanh trịn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng (0,5 điểm):
Câu 1 : Cĩ người nĩi :
Tổng hai số nguyên dương là một số nguyên dương 
Tổng hai số nguyên âm là một số nguyên dương 
Tổng một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên âm
Tổng 1 số nguyên dương và 1 số nguyên âm là 1 số nguyên dương .
Câu 2 : Kết quả đúng của phép tính 3 – ( 2 + 3 ) là :
 A. – 2 B. 4 C. 8 D. 2 
Câu 3: Tập hợp các số nguyên x thoả mãn : - 2 < x < 2 là :
 A.{-1 ; 1 ; 2 } B.{-2 ; 0 ; 2 } C.{-1 ; 0 ; 1 } D. { -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 }
Câu 4 : Trên tập hợp các số nguyên Z , cách tính đúng là :
A. 10 – 13 = 3 B. 10 – 13 = -3 C. 10 -13 = -23 D. 10 – 13 khơng trừ được
* Điền các từ thích hợp vào chỗ () để được một khẳng định đúng (1đ):
Câu 5 : Khi chuyển một .từ vế này sang vế kia của một , ta phải đổi dấu số hạng đĩ : Dấu đổi thành dấu “-” và dấu ..đổi thành dấu “+” .
 B. Trắc nghiệm tự luận(7đ) : 
Câu 6: (2đ) Bỏ dấu ngoặc rồi tính :
 a, (18 + 29) + ( 157 – 18 – 29 ) b, ( 13 – 115 + 49 ) – ( 13 + 49 ) 
Câu 7: (1đ) Tính : a, (-3).(-4).(-5) b, (- 6 – 3 ) . (- 6 +3 )
Câu 8: (1đ) Tính tổng : a, 5 + (-7) +9+(-11) +7 + 11 b, (-12)+4+(-6)+8+(-10)+12 
Câu 9 :(1đ) Tính giá trị của biểu thức : Biết a= -15 
 a, a +(-25) b, - a +( – 15 ) 
Câu 10 : (2đ) Tìm số nguyên x , biết : 
 a, x- ( 12- 4) = 6- ( 25-3) b, x- 14 = 9
Bài làm
...................
Đề số 2: 
 I.Trắc nghiệm khách quan :
 * Hãy khoanh trịn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng: 
Câu1: Cĩ người nĩi :
 A.Tích của 2 số nguyên âm là 1 số nguyên âm 
 B. Tích của 2 số nguyên dương là một số nguyên dương 
 C. Tích của một số nguyên âm với số 0 là một số nguyên âm 
 D. Tích của 1 số nguyên dương với số 0 là một số nguyên dương 
Câu2: Kết quả đúng của phép tính 3+(2-3) là :
A. -2 B. -4 C. 4 D. 2 
Câu 3: Tập hợp các số nguyên x thoả mãn : -3< x<3 là :
A. {-2 ; -1; 1 ; 2 } B. {-1 ; 0 ; 1 }
C. { -2; -1; 0 ; 1; 2 } D. { -2; 0 ; 2 }
Câu 4 : Trên tập hợp các số nguyên z , cách tính đúng là : 
A. 20 + (-26) = 46 B. 20 + (-26) = 6 
C. 20 + (-26) = - 6 C. 20 +(-26) =- 46 
* Điền các từ thích hợp vào chỗ (.) để được một khẳng định đúng :
Câu 5 : 
Khi chuyển một .từ vế này sang vế kia của một, ta phải đổi dấuiơs hạng đĩ : Dấu.. đổi thành dấu “-” và dấu .đổi thành dấu “+” .
II. Trắc nghiệm tự luận :
Câu 6: Bỏ dấu ngoặc rồi tính :
a, (16 + 27) + ( 151-16 -27 )
b, (12 – 134 - 31 ) – (12 -31)
Câu 7: Tính 
a, (-5) . (- 6) . ( - 7) b, (- 4 – 2 ) . ( - 4 +2)
Câu 8: Tính tổng :
a, (- 6) + 8+(- 10)+12+(- 14) +16 
b, 15 + (-9) +8 +(- 13) +10 +(- 15)
Câu 9 : Tính giá trị của biểu thức : Biết b =- 11
a, b + ( -22) b, - b + ( - 11)
Câu 10 : Tìm số nguyên x , biết : 
a, x+( 17 – 5) =8- (20 – 6) b, x- 7 = - 15 
3, Đáp án , biểu điểm : 
Đề số 1 :
I. Trắc nghiệm khách quan: ( 3đ)
Câu1: A. (0,5d) Câu3: C. (0,5đ)
Câu2: A. (0,5đ) Câu4: B. (0,5đ)
Câu5: ( 1đ). Mỗi ý đúng được 0,25đ . Thứ tự các từ cần điền là : 
Hạng tử , đẳng thức , “ +” , “-” .
 II.Trắc nghiệm tự luận : (7đ)
 Câu6 : (2đ) , Mỗi ý đúng 1đ.
 a, (18+29)+(157-18-29) =
 = 18+29+157-18-29 = 157
 b, (13-115+49)-(13+49) =
 = 13-115+49-13-49 = -115
Câu7: (1đ) , Mỗi ý đúng 0,25đ . 
a, (-3).(-4).(-5) =- 60
b, (-6-3) . (-6+3) = (-9). (-3) =27
Câu8: ( 1đ) 
a, 5+(-7)+9+(-11)+13+(-15)
= {( 5+9+13)} +{(-7)+(-11)+(-15)}
= 27 + ( - 33 ) = - 6
b, (-12) +4+(-6)+8+(-10)+12 
 = {(4+8)} +{(-6)+(-10) =
 = 12 + (-16) = - 4
Câu9: (1đ) . Mỗi ý đúng 0,25đ.
 Thay a = -15 vào biểu thức ta cĩ :
-15+(-25) = - 40
– (- 15) +(-15) = 0
 Câu10 : (2đ)
a, x – (12- 4)= 6- (25-3) 
 x = 8+6-22 
 x = - 8
Đề số 2 :
I.Trắc nghiệm khách quan : (3đ) 
Câu1: B. (0,5đ) Câu2: D. (0,5đ)
Câu3: C. (0,5đ) Câu4: C. (0,5đ)
Câu5: (1đ) . Mỗi ý đúng 0,25đ 
Thứ tự các từ cần điền là : - Hạng tử , đẳng thức , “ +” , “ – ” .
II. Trắc nghiệm tự luận : (7đ) 
Câu6: (2đ) . Mỗi ý đúng 1đ
a, (16+27) +(151-16-27) =
 = 16+27+151-16-27 = 151
b, (12-134-31) – (12-31) =
 = 12-134-31-12+31 = - 134
Câu7: (1đ) . Mỗi ý đúng 0,5đ 
a, (-5).(-6).(-7) = -210 b, (- 4- 2 ) . (- 4 +2) = (-6) . (-2) =12
Câu8: (1đ) . Mỗi ý đúng 0,5đ 
a, (-6)+8+(-10)+12+(-14)+16 = b, 15+(-9)+8+(-13)+10+(-15)=
 = {(8+12+16)}+ {(-6)+(-10)+(-14)} = {( 15+ 8+10)} +{(-9)+(-13)+(-15)=
 = 36 + (-30) = 6 = 33 + ( - 37) = - 4
Câu9: (1đ) . Mỗi ý đúng 0,5đ.
Thay b = -11 vào biểu thức ta cĩ :
a, - 11+(-22) = - 33 b, - (-11) + (-11) = 0 
Câu10: (2đ) 
a, x+(17- 5) = 8-(20-6) 
 x =-12 +8- 14 
 x = - 18
4, Thu bài – Nhận xét: 
5, Hướng dẫn học ở nhà :
- Chuẩn bị bài : khái niệm về phân số 
 Chủ đề
 Mức độ nhận biết 
 Nhận biết 
 Thơng hiểu 
 Vận dụng
Các phép tính về số nguyên
Tổng,tích và hiệu của 2 số nguyên
Quy tắc dấu ngoặc
Thực hiện phép tính trong ngoặc
Quy tắc dấu ngoặc
Hiểu cách bỏ dấu ngoặc và thực hiện phép tính 
Quy tắc chuyển vế
Quy tắc chuyển vế
Hiểu quy tắc để vận dụng giải tốn

Tài liệu đính kèm:

  • docso hoc 6(9).doc