Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 42: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 42: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Kiến thức: HS biết so sánh hai số nguyên

 HS biết thế nào là giá trị tuyệt đối của một số nguyên

2. Kĩ năng:

- Sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm

- Tìm và viết được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.

3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, hợp tác

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: + Mô hình trục số nằm ngang.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 42: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày giảng: / / 2011
Tiết 42: THứ Tự TRONG TậP HợP CáC Số NGUYÊN
I. MụC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết so sánh hai số nguyên
 HS biết thế nào là giá trị tuyệt đối của một số nguyên
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm
- Tìm và viết được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, hợp tác
II. Đồ dùng 
- Giáo viên: + Mô hình trục số nằm ngang.
 + Bảng phụ, thước .
III. Phương pháp
- PP đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp,luyện tập thực hành
IV. Tổ chức giờ học 
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, gây hứng thú học tập
- Thời gian: 7’
- Đồ dùng: Thước, phấn
- Cách tiến hành:
Kiểm tra
+ HS1: Tập hợp Z các số nguyên gồm các số nào? Viết kí hiệu.
Tìm các số đối của 7; 3; - 5; - 2
+ HS2: Chữa bài tập 10 
ĐVĐ: So sánh giá trị số 2 và số 4, só ánh vị trí điểm 2 và điểm 4 trên trục số
2. Hoạt động 1: So sánh hai số nguyên
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp
- Mục tiêu: HS biết so sánh hai số nguyên. 
- Thời gian: 12’
- Đồ dùng: Thước, phấn, bảng phụ
- Cách tiến hành:
- So sánh số 3 ; 5 ? Cho biết vị trí của các số đó trên trục số ? Rút ra nhận xét?
- HS so sánh và rút ra nhận xét: 
3 < 5. Trên trục số điểm 3 nằm ở bên trái của điểm 5
NX: Trên trục số nằm ngang, trong hai số tự nhiên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia, điển biểu diễn số nhỏ hơn nằm bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn
- Tương tự với việc so sánh hai số nguyên: Trong hai số nguyên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia: a a.
- GV hướng dẫn HS cách biểu diễn.
- Yêu cầu HS làm ?1.
- HS làm ?1.
- 3 HS lên bảng điền.
- GV viết sẵn lên bảng phụ để HS điền vào chỗ trống.
- Gọi HS nhận xét
GV nêu chú ý
- Yêu cầu HS làm ?2.
- HS làm ?2.
- HS đọc nhận xét SGK.
- GV cho HS hoạt động cá nhân làm bài 11
Đề bài đưa lên bảng phụ
Gọi 1 HS lên bảng làm
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Gọi HS nhận xét
- GV cho HS làm theo nhóm bài tập 12.
SD kĩ thuật khăn trải bàn (tg: 4’)
- Các nhóm nhận xét chéo
- GV chữa bài của một vài nhóm.
1. So sánh hai số nguyên
Nhận xét: Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b
?1.
a) Điểm -5 nằm bên trái điểm -3, nên -5 nhỏ hơn -3, và viết -5 < -3
b) Điểm -2 nằm bên phải điểm -3, nên 2 lớn hơn -3, và viết 2 > -3
c) Điểm -2 nằm bên trái điểm 0, nên -2 nhỏ hơn 0, và viết -2 < 0
* Chú ý (SGK – 71)
?2.
a) 2 -7 c) - 4 < 2
d) - 6 -2 g) 0 <3
*Nhận xét: SGK.
Bài 11
3 - 5
4 > - 6	 10 > - 10
Bài 12
Tăng dần: -17, -2, 0, 1, 2, 5
Giảm dần: 2001, 15, 7, 0, -8, -101
* Kết luận:
Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b
Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0
Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0
Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào
3. Hoạt động 2: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác
- Mục tiêu: HS biết giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
 HS tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên
- Thời gian: 16’
- Đồ dùng: Thước, phấn, bảng phụ
- Cách tiến hành:
- Trên trục số 2 số đối nhau có đặc điểm gì?
- Điểm 3 và - 3 cách (nhau) 0 mấy đơn vị?
- GV yêu cầu HS trả lời ?3.
- GV giới thiệu giá trị tuyệt đối và kí hiệu giá trị tuyệt đối của số nguyên a.là
Ví dụ: 
- Yêu cầu HS làm ?4.
- Rút ra nhận xét.
- GV yêu cầu so sánh:
 - 5 và - 3
 và 
ị rút ra nhận xét.
2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
- Trên trục số, 2 số đối nhau cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của điểm 0.
- Điểm - 3 cà 3 cách điểm 0 là 3 đơn vị
?3.
?4.
- Nhận xét:SGK
* Kết luận: + GTTĐ của số 0 là 0.
+ GTTĐ của số nguyên dương là chính nó.
+ GTTĐ của số nguyên âm là số đối của nó.
+ Trong hai số nguyên âm, số lớn hơn có GTTĐ nhỏ hơn.
4.Hoạt động 3: Củng cố 
- Phương pháp: PP vấn đáp, luyện tập và thực hành 
- Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học vào bài tập
- Thời gian: 8 phút
- Đồ dùng dạy học: thước, bảng phụ, phấn
- Cách tiến hành:
- Thế nào là GTTĐ của một số, cho ví dụ?
- Cho HS làm bài 14
- Yêu cầu HS làm bài tập 15 .
- GV giới thiệu : Coi mỗi số nguyên gồm hai phần : dấu và số . Phần số là GTTĐ của nó.
- GV: Trên trục số nằm ngang, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào ?
- So sánh - 1000 và 2.
Bài 14
Bài 15: 
- 1000 < 2.
5.Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (2 ph)
- Học bài theo SGK + vở ghi.
- Làm bài tập : 14 SGK; 16 ; 17 SGK.
 17 22 SBT.
	*************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct42.doc