Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 41: Tập hợp các số nguyên

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 41: Tập hợp các số nguyên

Kiến thức

:+HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương,

số 0 và các số nguyên âm

 + HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.

2. Kĩ năng:

+ Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên.

 +HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.

3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, hợp tác

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 41: Tập hợp các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11
Ngày giảng: 16/11
Tiết 41: TậP HợP CáC Số NGUYÊN
I. MụC TIÊU
1. Kiến thức
:+HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, 
số 0 và các số nguyên âm 
 + HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
2. Kĩ năng: 
+ Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên.
 +HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, hợp tác
II. Đồ dùng 
- Giáo viên: + Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu.
 + Hình vẽ trục số nằm ngang, trục số thẳng đứng.
 + Hình vẽ (39).
- Học sinh: + Thước kẻ có chia đơn vị.
 + Ôn tập kiến thức bài "Làm quen với số nguyên âm" và làm bài tập đã cho.
III. Phương pháp
- PP vấn đáp, PP luyện tập và thực hành
- PP phát hiện và giải quyết vấn đề, PP hợp tác nhóm
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề
- Thời gian: 7 phút
- Đồ dùng dạy học: Thước, phấn
- Cách tiến hành:
+ HS1: Lấy 2 VD thực tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó
+ HS2: Chữa bài tập 8 
 -2 -1 O 1 2
a) 5 và (- 1).
b) - 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3
+ GV nhận xét và cho điểm HS.
+ ĐVĐ: Ta có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau
2. Hoạt động 1: Số nguyên
- Phương pháp: PP phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập và thực hành
- Mục tiêu:+ HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, 
số 0 và các số nguyên âm. Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên.
 + HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
- Thời gian: 18 phút
- Đồ dùng dạy học: thước, bảng phụ, phấn
- Cách tiến hành:
- GV: Vậy với các đại lượng có hai hướng ngược nhau ta có thể dùng số nguyên để biểu thị chúng.
- GV sử dụng trục số giới thiệu số nguyên dương, nguyên âm, số 0.
- Lấy VD về số nguyên dương nguyên âm 
- HS lấy VD số nguyên âm, nguyên dương.
- Làm bài 6
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc và trả lời 
- Gọi HS nhận xét
- Vậy tập N và Z có mỗi quan hệ như thế nào ?
- HS đọc phần chú ý SGK.
- HS lấy VD: Số tiền có, số tiền nợ. Thời gian trước, sau công nguyên. Độ cao trên, dưới mực nước biển...
- Yêu cầu HS làm bài tập 7, 8 SGK.
- HS làm bài tập 7, 8 SGK. Trả lời miệng
- Yêu cầu HS làm ?1.
- HS làm ?1.
- Yêu cầu HS làm tiếp ?2.
- GV đưa đề bài lên bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm tiếp ?3
1. Số nguyên
+ Số nguyên dương: 1 ; 2 ; 3 ...
 (+1; +2 ; + 3 ....)
+ Số 0
+ Số nguyên âm : - 1 ; - 2 ; - 3 ...
 Z = {... - 3; - 2; - 1; 0 ; 1 ; 2 ...}.
Bài tập 6 .
 - 4 ẻ N : Sai.
 4 ẻ N : Đúng.
 0 ẻ Z : Đúng.
 - 1 ẻ N : Sai.
N là tập con của Z
* Chú ý: 
- Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải là số nguyên âm
- Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a
?1 
Điểm C : + 4 km.
Điểm D : - 1 km.
Điểm E : - 4 km.
?2.
a) Chú sên cách A 1m về phía trên (+1)
b) Chú sên cách A 1m về phía dưới (-1)
?3
* Kết luận:
+ Số nguyên dương: 1 ; 2 ; 3 ... (+1; +2 ; + 3 ....)
+ Số 0
+ Số nguyên âm : - 1 ; - 2 ; - 3 ...
 Z = {... - 3; - 2; - 1; 0 ; 1 ; 2 ...}
N là tập con của Z
- Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải là số nguyên âm
- Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a
3. Hoạt động 2: Số đối
- Phương pháp: PP vấn đáp, luyện tập và thực hành
- Mục tiêu:+ HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng dạy học: thước, bảng phụ, phấn
- Cách tiến hành:
- GV vẽ một trục số nằm ngang. Yêu cầu HS lên bảng biểu diễn số 1 và - 1, nêu nhận xét, tương tự số 2 và - 2 ; 3 và - 3.
- HS nhận xét: Điểm 1 và (- 1) cách đều điểm O và nằm về hai phía của O.
Tương tự:
 HS nêu 2 và (- 2) ... là số đối của nhau.
- Cho HS làm ?4.
2. Số đối
 -2 -1 O 1 2
2 và (-2) là hai số đối nhau
2 là số đối của (-2)
(-2) là số đối của 2
* Các điểm cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của điểm 0 là các số đối nhau
?4.
- Số đối của 7 là (- 7).
- Số đối của (- 3) là 3.
- Số đối của 0 là 0.
* Kết luận:
Các điểm cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0 là các số đối nhau
4. Hoạt động 3: Củng cố
- Phương pháp: PP vấn đáp, nhóm, luyện tập và thực hành 
- Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vùă học vào bài tập
- Thời gian: 8 phút
- Đồ dùng dạy học: thước, bảng phụ, phấn
- Cách tiến hành:
- Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào ? Ví dụ ?
- Tập hợp Z các số nguyên bao gồm những số nào ?
- Tập hợp Z và N quan hệ với nhau như thế nào ?
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc và trả lời 
- Gọi HS nhận xét
- Hoạt động nhóm bài 9 (SGK) kĩ thuật khăn trải bàn (tg:3’)
- Các nhóm báo cáo kết quả trên bảng nhóm
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Gv chốt
3. Củng cố
+ Z biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau.
+ Z gồm các số nguyên âm và nguyên dương và số 0.
+ N è Z.
Bài tập 7
Dấu + biểu thị đỉnh núi Phanxipăng cao hơn mực nước biển là 3143m
Dấu - biểu thị vịnh Cam Ranh thấp hơn mực nước biển là 30 m
Bài tập 9 (SGK – 70)
Số đối của +2, 5, -6, -1, -18 lần lượt là: -2, 
-5, 6, 1, 18
5. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (2 ph)
- Học bài.
- Làm bài tập 10 (71 SGK). Bài 9 đến 16 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • doct41.doc