I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non gồm võ và trụ giữa.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Tranh phóng to hình 15.1; 10.1 SGK.
Bảng phụ: “Cấu tạo trong thân non”
- HS: Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ, kẻ bảng cấu tạo trong và chức năng của thân non vào vở.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra bài cũ
Tuần 8 NS: 17/10/10 Tiết 15 CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non gồm võ và trụ giữa. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: Tranh phóng to hình 15.1; 10.1 SGK. Bảng phụ: “Cấu tạo trong thân non” - HS: Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ, kẻ bảng cấu tạo trong và chức năng của thân non vào vở. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Kiểm tra bài cũ - Cây dài ra do bộ phận nào? 2. Bài mới Hoạt động 1: Cấu tạo trong của thân non Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Vấn đề 1: Xác định các bộ phận của thân non. - GV cho HS quan sát hình 15.1 SGK, hoạt động cá nhân (GV treo tranh phóng to hình 15.1) - GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non. - GV nhận xét và chuyển sang vấn đề 2 + Vấn đề 2: Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các bộ phận thân non. - GV treo tranh, bảng phụ, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành bảng. - GV đưa đáp án đúng: + Biểu bì có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong. + Thịt vỏ, dự trữ và tham gia quang hợp. + Bó mạch: Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ. Mạch gỗ: vận chuyển muối khoáng và nước. + Ruột: chứa chất dự trữ. - HS quan sát hình 15.1 đọc phần chú thích xác định cấu tạo chi tiết 1 phần của thân non. - Cả lớp theo dõi phần trình bày của bạn, nhận xét và bổ sung. - yêu cầu nêu được thân được chia thành 2 phần: Vỏ (biểu bì và thịt vỏ) và trụ giữa (mạch và ruột) - Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng SGK trang 49. Chú ý cấu tạo phù hợp với chức năng của từng bộ phận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 1-2 nhóm lên viết vào bảng phụ trình bày kết quả. - Nhóm khác theo dõi rồi bổ sung. - HS sửa lại bài làm của mình nếu cần. - HS đọc to toàn bộ cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non. Kết luận: - Nội dung bảng đã hoàn thành. Hoạt động 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV treo tranh hình 15.1 và 10.1 phóng to lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ. - Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 50. - GV gợi ý: thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? Vị trí của bó mạch?... - GV lưu ý: dù đúng hay sai thì ý kiến của nhóm vẫn được trình bày hết, sau đó sẽ bổ sung, tìm ra phần trả lời đúng nhất chứ không được cắt ngang ý kiến của nhóm). - GV cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn (SGV) để đối chiếu phần vừa trình bày. GV có thể đánh giá điểm cho nhóm làm tốt. - Nhóm thảo luận 2 nội dung: + Tìm đặc điểm giống nhau đều có các bộ phận. + Tìm đặc điểm khác nhau: vị trí bó mạch. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Kết luận SGK. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - GV củng cố nội dung bài. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. V. DẶN DÒ: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Học thuộc mục “Điều em nên biết” - Mỗi nhóm chuẩn bị 2 thớt gỗ. Tuần 8 NS: 18/10/10 Tiết 16 THÂN TO RA DO ĐÂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nêu được tầng sinh võ và tầng sinh trụ (sinh mạch)làm thân to ra. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: Đoạn thân gỗ già cưa ngang (thớt gỗ tròn) Tranh phóng to hình 16.1 III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân non? 2. Bài mới Hoạt động 1: Xác định tầng phát sinh Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV treo tranh hình 15.1 và 16.1 trả lời câu hỏi: Cấu tạo trong của thân non như thế nào? - GV lưu ý: vì ở hình 16.1 không có phần biểu bì, nếu HS cho đó là đặc điểm khác thì GV phải giải thích. - GV hướng dẫn HS xác định vị trí 2 tầng phát sinh như SGV. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi. - GV gọi đại diện nhóm lên chữa bài. - GV nhận xét phần trao đổi của HS các nhóm, yêu cầu HS rút ra kết luận cuối cùng của hoạt động. - HS quan sát tranh trên bảng, trao đổi nhóm và ghi nhận xét vào giấy. - Yêu cầu: Phát hiện được tầng sinh vỏ và sinh trụ) - 1 HS lên bảng trả lời chỉ trên tranh điểm khác nhau cơ bản giữa thân non và thân trưởng thành. - HS các nhóm tập làm theo GV, tìm tầng sinh vỏ và sinh trụ. - HS đọc mục thông tin SGK trang 51, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, ghi ra giấy. - Yêu cầu: + Tầng sinh vỏ " sinh ra vỏ. + Tầng sinh trụ " sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ. - HS của nhóm mang mẫu của nhóm lên chỉ vị trí của tầng phát sinh và nội dung trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. +Tầng sinh vỏ sinh ra vỏ +Tầng sinh trụ sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ Hoạt động 2: Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây Mục tiêu: HS biết đếm vòng của cây gỗ, xác định tuổi cây. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS đọc SGK, quan sát hình, tập đếm vòng gỗ, thảo luận theo 2 câu hỏi: - Vòng gỗ hàng năm là gì? Tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu? - Làm thế nào để đếm được tuổi cây? - GV gọi đại diện 1-2 nhóm mang miếng gỗ lên trước lớp rồi đếm số vòng gỗ và xác định tuổi cây. - GV nhận xét và đánh giá điểm cho nhóm có kết quả đúng. - HS đọc thông tin mục £ SGK trang 51 mục “Em có biết” (trang 53), quan sát hình 16.3 trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm đếm số vòng gỗ trên miếng gỗ của mình rồi trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung. *Kết luận:Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ đếm số vòng gỗ xác định được tuổi cây Hoạt động 3: Dác và ròng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập và trả lời câu hỏi: - Thế nào là dác? Thế nào là ròng? - Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng? - GV nhận xét phần trả lời của HS, có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích? - Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thanh tà vẹt (đường ray tàu hoả) người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ? - GV chú ý giáo dục ý thức bảo vệ cây rừng. - HS đọc thông tin £ quan sát hình 16.2 SGK trang 52 và trả lời 2 câu hỏi. - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS dựa vào vị trí của dác và ròng để trả lời câu hỏi (phần bong ra là dác, phần cứng chắc là ròng). - Dựa vào tính chất của dác và ròng để trả lời (người ta dùng phần ròng để làm). - HS tiếp thu. Kết luận: - Thân cây gỗ già có dác và ròng. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - Gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí của tầng phát sinh, trả lời câu hỏi: thân cây to ra do đâu? - Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? Xác định tuổi gỗ của miếng gỗ của nhóm hay nhóm khác. V. DẶN DÒ: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Tìm đọc cuốn “Vì sao? Thực vật học”, chuẩn bị thí nhiệm theo nhóm cho bài sau SGK trang 54. - Ôn lại phần cấu tạo và chức năng của bó mạch. - Chú ý nhắc HS đọc trước bài 17, làm thí nghiệm (đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt bỏ 1 đoạn trong nước để bọt khí không làm tắc mạch dẫn).
Tài liệu đính kèm: