Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 7 - Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 7 - Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân

Kiến thức

- Học sinh nắm được vị trí, hình dạng phân biệt được cành, chồi ngọn với chồi nách.

- Phân biệt được 2 loại chồi nách: chồi lá và chồi hoa.

- Phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Tranh phóng to hình 13.1; 13.2; 13.3 SGK trang 43, 44.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 7 - Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 NS:11/10/10
Tiết 13
CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được vị trí, hình dạng phân biệt được cành, chồi ngọn với chồi nách.
- Phân biệt được 2 loại chồi nách: chồi lá và chồi hoa.
- Phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- GV: Tranh phóng to hình 13.1; 13.2; 13.3 SGK trang 43, 44.
Bảng phân loại thân cây.
- HS: Cành cây: râm bụt, hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ, rau má, cây cỏ, kính lúp cầm tay, tranh 1 số loại cây.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ
 - Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của thân
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
a. Xác định các bộ phận ngoài của thân, vị trí chồi ngọn, chồi nách.
- GV yêu cầu:
+ HS đặt mẫu trên bàn
+ Hoạt động cá nhân
+ Quan sát thân cành từ trên xuống trả lời câu hỏi SGK.
- GV kiểm tra bằng cách gọi HS trình bày trước lớp.
- GV gợi ý HS đặt 1 cành gần 1 cây nhỏ để tìm đặc điểm giống nhau.
- Câu hỏi thứ 5 có thể HS trả lời không đúng, GV gợi ý: vị trí của chồi ở đâu thì nó phát triển thành bộ phận đó.
- GV dùng tranh 13.1 nhắc lại các bộ phận của thân, hay chỉ ngay trên mẫu để HS ghi nhớ.
b. Quan sát cấu tạo của chồi hoa và chồi lá
- GV nhấn mạnh: chồi nách gồm 2 loại: chồi lá, chồi hoa.
Chồi hoa, chồi lá nằm ở kẽ lá.
- GV yêu cầu: HS hoạt động nhóm.
- GV cho HS quan sát chồi lá (bí ngô) chồi hoa (hoa hồng), GV có thể tách vảy nhỏ cho HS quan sát.
- GV hỏi: Những vảy nhỏ tách ra được là bộ phận nào của chồi hoa và chồi lá?
- GV treo tranh hình 13.2 SGK trang 43.
- GV cho HS nhắc lại các bộ phận của thân.
- Đặt cây, cành lên bàn quan sát đối chiếu với hình 13.1 SGK trang 43 trả lời 5 câu hỏi SGK.
- HS mang cành của mình đã quan sát lên trước lớp chỉ các bộ phận của thân, HS khác bổ sung.
- HS tiếp tục trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được:
+ Thân, cành đều có những bộ phận giống nhau: đó là có chồi, lá...
+ Chồi ngọn: đầu thân, chồi nách, nách lá.
- HS nghiên cứu mục thông tin £ SGK trang 43 ghi nhớ kiến thức về 2 loại chồi lá và chồi hoa.
- HS quan sát thao tác và mẫu của GV kết hợp hình 13.2 SGK trang 43, ghi nhớ kiến thức cấu tạo của chồi lá, chồi hoa.
- HS xác định được các vảy nhỏ mà GV đã tách là mầm lá.
- HS trao đổi nhóm trả lời 2 câu hỏi SGK.
- Yêu cầu nêu được:
+ Giống nhau: có mầm lá bao bọc.
+ Khác nhau: Mô phân sinh ngọn là mầm hoa.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Ngọn thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách. Chồi nách gồm 2 loại; chồi hoa và chồi lá.
Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân
Mục tiêu: HS biết cách phân loại thân theo vị trí của thân trên mặt đất theo độ cứng mềm của thân.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân.
- GV treo tranh hình 13.3 SGK trang 44, yêu cầu HS đặt mẫu tranh lên bàn, quan sát và chia nhóm.
- GV gợi ý một số vấn đề khi phân chia:
+ Vị trí của thân trên mặt đất.
+ Độ cứng mền của thân
+ Sự phân cành
+ Thân tự đứng hay phải leo, bám.
- GV gọi 1 HS lên điền tiếp vào bảng phụ đã chuẩn bị sẵn.
- GV chữa ở bảng phụ để HS theo dõi và sửa lỗi trong bảng của mình.
- Có mấy loại thân? cho VD?
- HS quan sát tranh, mẫu đối chiếu với tranh của GV để chia nhóm cây kết hợp với những gợi ý của GV rồi đọc thông tin £ SGK trang 44 để hoàn thành bảng trang 45 SGK.
- 1 HS lên điền vào bảng phụ. Các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
Kết luận:
- Có 3 loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 và 2, GV photo sẵn dưới dạng phiếu học tập.
V. DẶN DÒ:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước và làm thí nghiệm rồi ghi lại kết quả ở bài 14.
Tuần 7 NS:12/10/10
Tiết 14
THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS nắm được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh ( ngọn và lóng ở một số loài).
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tiến hành thí nghịêm chứng minh sự dài ra của thân.
3. Thái độ: 
GDHS ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây, hạn chế việc làm vô ý thức: Bẻ cành cây, đu, trèo, làm gãy hoặc bóc vỏ cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- GV: Tranh phóng to hình 14.1; 13.1
- HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ
- Các nhóm báo cáo kết quả đã làm từ tuần trước.
2. Bài học
Hoạt động 1: Sự dài ra của thân
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS báo cáo kết quả thí nghệm
- GV ghi nhanh kết quả lên bảng.
- GV cho HS thảo luận nhóm
- Gọi 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Đối với câu hỏi * GV gợi ý: ở ngọn cây có mô phân sinh ngọn, treo tranh 13.1 GV giải thích thêm.
+ Khi bấm ngọn, cây không cao thêm được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển.
+ Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài.
- Cho HS rút ra kết luận.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi SGK trang 46 đưa ra được nhận xét:
Cây bị bấm ngọn thấp hơn cây không bấm ngọn, thân dài ra do phần ngọn.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thông tin £ SGK trang 47 rồi chú ý nghe GV giải thích ý nghĩa của bấm ngọn, tỉa cành.
Kết luận:
- Thân dài ra do phần ngọn (mô phân sinh ngọn).
Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- GV nghe phần trả lời, bổ sung của cá nhóm, hỏi:
- Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành?
- Sau khi học sinh trả lời xong GV hỏi:
-Vậy hiện tượng cắt thân cây rau ngót ở đầu giờ nêu ra nhằm mục đích gì?
- GV nhận xét giời học, giải đáp thắc mắc của HS.
Liên hệ giáo dục môi trường:
GDHS ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây, hạn chế việc làm vô ý thức: Bẻ cành cây, đu, trèo, làm gãy hoặc bóc vỏ cây.
- Nhóm thảo luận 2 câu hỏi GSK trang 47 dựa trên phần giải thích của GV ở mục 1.
- Yêu cầu đưa ra được nhận xét: cây đậu, bông, cà phê là cây lấy quả, cần nhiều cành nên người ta cắt ngọn.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt, thân để ăn còn tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
YCHS : Đọc phần em có biết
 Làm bài tập sau:
Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào những cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn:
	a. Rau muống	b. Rau cải
	c. Đu đủ	d. ổi
	e. Hoa hồng	g. Mướp
Đáp án: a, e, g
Bài tập 2: Khoanh tròn vào những cây không sử dụng biện pháp ngắt ngọn:
	a. Mây	b. Xà cừ
	c. Mồng tơi	d. Bằng lăng
	e. Bí ngô	g. Mía
Đáp án: a, b, d, g.
V. DẶN DÒ:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại bài : “Cấu tạo miền hút của rễ” chú ý cấu tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 13-14.doc